What's new

Ừ thì vạn sự tùy duyên! (Trung Quốc - Nepal - Ấn Độ - Thái Lan)

Ta nói, vé mua từ tháng 10/2010, điểm chính muốn đến là Tibet. Vậy mà...

Đến đầu tháng 6 visa Trung Quốc (TQ) đã xong, tiền cọc cũng đã chuyển, chỉ ngồi rung đùi chờ permit. Lúc đó tình hình VN - TQ khá căng thắng, nhưng đi thì vẫn cứ đi. Trước 2 ngày khởi hành, tour báo là có thể ko đi được, nhưng tụi bây là dân Đông Nam Á, còn hi vọng.

Thôi thì cứ đến Chengdu hẵng hay.

15/06, chuẩn bị check in ở Tân Sơn Nhất, nhận được điện thoại từ Nội Bài báo là có người đã nhỡ chuyến bay. Chặng SGN / HAN - KL - Chengdu bây giờ chỉ còn 1 mình mình đơn độc. Tiếng Hoa ư? Không biết. TQ ư? Nếu ko tính Hà Khẩu và Macau, đây là lần đầu đặt chân lên đại lục. Máy bay đáp xuống khoảng hơn 23h, thân gái dặm trường. Ngoài mặt bơ bơ, trong bụng than khổ không thôi. Một sự đã liều thì trăm sự cũng phải liều. Về Mix Hostel ngủ 1 giấc sau 2 chuyến bay dài, có gì cứ để mai tính.

Đã nói vạn sự tùy duyên mà lại!!!!!
 
Nếu như ở Ấn Độ người ta vẽ Henna, thì ở Nepal cũng có một cách rất sáng tạo. Họ in.

DSC02260.jpg


Xung quanh Kathmandu người ta bán rất nhiều con dấu bằng gỗ, đủ kích cỡ, đủ hình dáng, từ hoa văn trên tay chân cho đến con cá, con công, dấu chân hay thậm chí là Kamasutra.

Những con dấu bằng gỗ được bày dưới đất hay trên 1 chiếc xe đẩy bán tạp hóa thế này:

DSC02080-Copy.jpg


DSC02081-Copy.jpg


Chỉ với vài rupi là cô bé được làm đẹp bằng cách in đầy hai bàn tay.

Lựa chọn xem mẫu nào đẹp

DSC02259.jpg


In

DSC02257.jpg


Thứ màu này chắc là cùng loại với loại vẽ henna làm từ cây lá móng, nên màu giữ đc đến vài ngày, rửa nước ko trôi.

Tôi cũng tranh thủ làm 1 dấu cho giống dân nhà Phượt:

DSC02263.jpg


Và bonus thêm 1 tư thế Kamasutra. Có ai nhìn ra ko ạ?

DSC02264.jpg
 
Bàn sang 1 chút về chuyện ăn uống.

Nếu như trong khuôn Thames đầy rẫy những món Western, thì chỉ cần bước ra khỏi không gian ấy, bạn sẽ được ăn như dân địa phương với cái giá rẻ không ngờ.

Trong suốt những ngày ở Nepal, bữa ăn tôi nhớ nhất là tại 1 cái quán nhỏ lụp xụp ven đường. Khu này, mỗi quán ăn đều có 1 cái nồi hơi to đùng trước cửa và réo rắt tiếng nước sôi. Kèm theo đó là những mâm bánh momo được làm luôn tay bởi chủ nhà.

Momo là 1 thứ bánh giống như sủi cảo của người Hoa, nhưng ở Nepal họ làm từ thịt và rau, phía ngoài là 1 lớp bột mì tự nhào nặn. Momo, được xem gần như là 1 món ăn phổ biến nhất Nepal, đâu đâu cũng có, nhà nào cũng ăn, và là 1 món "must try" cho những kẻ lỡ mang trong mình dòng máu thích lang thang tên gọi Phượt - tơ.

DSC02250.jpg


Bánh momo được hấp trong thùng nước ấy và dọn lên kèm 1 ít sốt sền sệt màu đỏ, trông như là tương ớt hay sa tế gì ấy. Ăn ko cay lắm.

Chúng tôi gọi lung tung vài món: 1 dĩa momo, 1 khoai tây, 1 rau, 1 cơm trắng và 1 dĩa thịt. Cũng chẳng biết là thịt gì. :p

DSC02255.jpg


Do thói quen, khi đi du lịch, vào 1 quán ăn và kêu món tôi hay hỏi giá trước. (Chỉ để chắc ăn là mình có đủ tiền để trả và ko bị bắt chẹt...). Cô chủ quán nói giá dĩa thịt với vẻ ngài ngại vì sợ...nó đắt quá so với những món khác. Đến tận bây giờ tôi còn nhớ, giá đĩa thịt đó là 60 rupi, tương đương 18.000 vnđ vào thời điểm đó. Và toàn bộ chi phí cho bữa ăn đó hình như chưa tới 30.000 vnđ cho 1 người. Đó là bữa ăn rẻ nhất suốt lịch trình. Rẻ mà no, ngon và đầy đủ chất!!! :">

Bổ sung thêm vài thứ bánh dọc đường:

DSC02243.jpg


Sau này, qua thêm được Ấn Độ và Sri Lanka, tôi biết được thêm rằng người dân ở khu vực này rất khoái 1 món:

Bánh Donut:

DSC02266.jpg


Mặc dù bánh ở đây chỉ chiên lên và rắc 1 ít đường thôi, chứ ko màu mè này nọ như Donut bán ở Sài Gòn nhưng đủ sức hấp dẫn cả 1 dãy lãnh thổ rộng lớn!!!!
 
Không hiểu sao càng ngày em càng thích các bạn miền Nam nhé, bởi sự hồn nhiên không toan tính của các bạn, giọng văn không cần quá trau chuốt và ra vẻ bác học, tưng tửng từng tưng, chỉ một cụm từ bạn ấy viết ra chẳng có chủ vị cũng làm em thấy thích được. Bạn này giống mình, muốn được ngắm nhìn thế giới, đi đôi khi không cần "đến", nhưng phải có chút ở là có thể coi đã đến rồi.
Tiếc chút chút vì đã hơn 1 năm trôi qua, chị Phượng Hoàng chắc đã quên sạch, và có khi lại đã xác ba lô, ra khỏi bếp và đi đến một nơi nào đó. Hóng những chuyến đi của chị.
 
Ăn uống no say, tiếp tục lang thang, gọi 1 chiếc taxi thương lượng giá cho hành trình cả buổi chiều. Kathmandu có vài cái "must see" nên cũng đi cho biết. Chúng tôi đi đến Patan.

(Ảnh: Durbar Square, hiện giờ tôi ko up đc hình, bổ sung sau nhé)

Đi vòng quanh, leo lên những gác chuông hay đền đài ngồi hóng gió, ngắm người ta. Tôi đang đứng ở một nơi xa xôi trong ký ức. Tự thuở nào ấy, đọc ở đâu đấy về câu chuyện Phật sống ở Nepal. Biết là biết vậy thôi, chớ còn lâu mới có thể tận mắt thấy được.

Câu chuyện ấy sơ sơ như vầy: (Theo Reuters)

Ở Nepal có một điều bí mật ít ai biết tới . Ở đây có những Kumari - Nữ thần sống duy nhất trên thế giới! Khi được chọn làm Nữ Thần, cô gái trẻ không được sống chung với gia đình .

Việc chọn lựa Nữ Thần sống ở đây rất nghiêm ngặt . Những ứng cử viên cho ngôi Nữ thần sống chỉ khoảng 4 - 5 tuổi, cơ thể phải hoàn mỹ, không chút kiểm khuyết, chưa từng bị thương chảy máu .



Việc tìm kiếm, chọn lựa Nữ thần sống gần giống như chọn Phật sống ở Tây Tạng . Những cô bé tham gia tuyển chọn Nữ Thần sống trước tiên phải rất khoẻ mạnh, chưa từng mắc bệnh hay bị chảy máu, trên người không hề có mụn nhỏ . Hàm răng phải đều tăm tắp và không thiếu một chiếc .

Chỉ có những cô bé có đủ 32 điểm cát tường mới lọt được vào vòng cuối cùng . Ví dụ: da cổ phát sáng như xà cừ, thân hình thẳng như cây Bồ đề, lông mi dài và cứng như mí mắt bò, chân thẳng như chân hươu, mắt và tóc đen nhánh ....

Những gia đình có con gái được ngồi lên ngôi vị Nữ Thần, sễ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa phú quý, đó quả là chuyện rất đáng vui mừng .

Thế nhưng, khâu tuyển lựa cuối cùng để một cô bé trở thành Nữ thần sống thật đáng sợ: Cô bé bị nhốt một mình trong gian điện rộng lớn của miếu thần, xung quanh tối đen như mực, để đầy đầu trâu máu me bê bết, xương sọ người, và một số người mang mặt nạ ma quỷ . Cô bé nào không mảy may sợ hải sẽ là hoá thân của Nữ thần Kumari .

Từ sau ngày được chọn làm Nữ thần sống, cô bé ấy phải mặc bộ trang phục trắng tinh khiết rồi vào sống trong miếu Nữ thần Kumari - một trong những thánh địa thiêng liêng nhất của người Nepal .

Cũng từ ngày đó, cô gái phải từ biệt thế tục, xa rời cuộc sống bình thường để suốt ngày một mình trong khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh, sống cuộc sống vừa thiêng liêng lại vừa cô độc của một Nữ thần sống .

Cho đến năm 12, 13 tuổi, khi cơ thể cho thấy triệu chứng đã có thể làm mẹ, cũng là lúc Nữ thần chuẩn bị được thay thế bởi một người khác . Hàng ngày, trước 7 giờ sáng, với sự giúp đỡ của mọi người, Nữ thần vệ sinh cá nhân, ăn mặc trang nghiêm trong trang phục của Nữ thần Kumari .

Vào lúc 9 giờ, Nữ thần phải ngồi lên chiếc ngai bằng vàng để nhận sự triều bái của mọi người . Sau đó, Nữ thần phải học từ một vị sư phụ và có thể chơi cùng những bạn cùng lứa .

Từ 12 giờ đến 4 giờ chiều, Nữ thần có thể được mặc bộ trang phục màu đỏ, đầu mang trang sức bạc, xuất hiện ở cửa sổ để du khách ngắm nhìn ...

Sau khi đã được chọn làm Nữ Thần, cô gái trẻ không được sống chung với gia đình nữa, ngay cha mẹ cô cũng chỉ thỉnh thoảng đến ngắm con như mọi tín đồ triều bái khác .

Cho đến khi trở thành thiếu nữ thì Nữ thần buộc phải về hưu, chỉ được giữ lại đồng tiền vàng và bộ trang phục màu đỏ thường mặc khi tiếp tín đồ triều bái .



Chính phủ Nepal chu cấp cho Nữ Thần mỗi tháng 6000 rupi, cộng với 1000 rupi phụ cấp giáo dục . Mức chu cấp này bằng 2 lần mức lương tối thiểu của công chức và bằng 4 lần thu nhập bình quân đầu người ở Nepal, nhưng ở Cadmandu thì chỉ đủ để duy trì một cuộc sống bình thường .

Tuy nhiên, sau khi mất đi vầng hào quang của một Nữ thần sống, cuộc sống của một Kumari trở nên thực tế một cách phũ phàng . Do sống tách biệt với xã hội lâu ngày nên khi quay lại đời thường, cô ta buộc phải sống dựa vào cha me, người thân

Tàn khốc nhất là tin đồn độc địa: Nếu người đàn ông nào kết hôn với một cựu Nữ thần sống thì sẽ bị hộc máu chết chỉ trong vòng 6 tháng . Chính vì vậy, các Nữ thần sống sau khi quay trở lại cuộc sống bình thường phải chấp nhận cuộc sống cô đơn lạnh lẽo suốt quãng đời dài còn lại ......

Ảnh: Bé gái 6 tuổi lên ngôi nữ thánh sống tại Nepal (bổ sung sau)

Chính phủ non trẻ của Nepal đã chọn một bé gái 6 tuổi làm nữ thánh sống tại thành phố cổ Bhakatapur. Như vậy là sau một thời gian dài tìm kiếm rất nghiêm ngặt, ngôi vị được nhiều người kính trọng đã có chủ.

Nhiều thập kỷ qua, nhà sư trưởng của các triều đại Nepal thường là người chọn các nữ thánh sống - hay còn có tên gọi là Kumari, tại một số thành phố trong thung lũng Kathmandu. Nhưng khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ hồi tháng 5, chức vụ nhà sư trưởng cũng không còn.

Thay vào đó, các quan chức tại Hội tín thác (Trust Corporation - TC) thuộc chính phủ chuyên phụ trách các vấn đề văn hoá đã lựa chọn Shreeya Bajracharya làm Kumari mới của thành phố Bhaktapur gần thủ đô Kathmandu.



“Chính phủ cho phép chúng tôi lựa chọn Kumari và chúng tôi đã làm điều đó lần đầu tiên”, Deepak Bahadur Pandey, quan chức cấp cao của TC, cho hay.

Keshab Bahadur Shrestha, một thành viên khác của TC, nói: “Giờ đây chúng tôi là một nước cộng hoà và không còn nhà vua hay nhà sư hoàng gia, nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi sẽ phá bỏ tín ngưỡng”.

Quốc gia thuộc dãy Himalaya đã bãi bỏ chế độ quân chủ kéo dài 239 năm và trở thành nước cộng hoà, sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 4. Đảng Cộng sản Nepal (CPN) chiếm nhiều ghế nhất trong quốc hội gồm 601 ghế và hiện cũng đang lãnh đạo chính phủ mới.

Shreeya, con gái của một người nông dân, được chọn làm nữ thánh sống vì sở hữu đôi lông mi dài và cứng như mi mắt bò, giọng mềm và rõ ràng như giọng của một con vịt. Shreeya lên ngôi nữ thánh sống hôm chủ nhật.



Để trở thành Kumari, các bé gái phải trải qua các cuộc kiểm tra nghi thức và phải có 32 nét đẹp hoàn hảo trên cơ thể. Khi được chọn, các Kumari phải sống trong một ngôi nhà đặc biệt và được cả các tín đồ đạo Phật và đạo Hindu tôn thờ.

Trong trang phục màu vàng và ngồi trên một chiếc ngai vàng, Shreeya cho biết cô bé muốn trở thành y sĩ khi trưởng thành. Các trợ lý của cô cho biết, Shreeya thích ăn bánh bích quy và cơm đập - một món ăn rất phổ biến ở Nepal.

Shreeya lên ngôi để thế chân người tiền nhiệm gây nhiều tranh cãi Sajani Shakya, người đã về hưu hồi đầu năm nay sau 9 năm tại vị.

Shakya đã nổi tiếng khắp các mặt báo thế giới hồi năm 2007 sau khi cô bé tới Mỹ để quảng bá phim do một công ty của Anh sản xuất về hệ thống Kumari. Một số quan chức tôn giáo đã chỉ trích chuyến đi này vì cho rằng nó đi ngược lại với truyền thống. Shakya sau đó đã từ chức theo yêu cầu của gia đình.



Các Kumari luôn là tâm điểm thu hút du khách lớn của Nepal và được nhiều người xem là sự hiện thân của thần nữ Kali. Các Kumari thường được tôn sùng cho tới khi họ đến tuổi dạy thì. Đó cũng là lúc họ trở về với gia đình và một kumari khác sẽ được chọn để thay thế.

Tháng trước, Tòa án tối cao của Nepal đã yêu cầu chính phủ phải bảo vệ nhân quyền cho các Kumari sau khi xuất hiện những lời phàn nàn rằng các qui định nghiêm ngặt dành cho Kumari khiến đứa trẻ khó có một cuộc sống bình thường.

(Theo Reuters)
 
Đi qua Durbar Square, mua vé cổng, họ phát cho một cái sticker màu cam dán vào đâu tùy thích, miễn sao cho người ta dễ thấy. Họ thấy rồi họ sẽ không bắt đi mua vé tham quan nữa.

Ảnh: Vé cam

Dubar là 1 khuôn viên rộng, cạnh chợ, là nơi được Unesco công nhận là di tích, dân địa phương thì không phải mua vé, lại không có cổng hay tường rào bao quanh. Người đi loanh quanh, đường dẫn về mọi nẻo. Chả hiểu các bạn ý có bao nhiêu người để kiểm soát du khách. :D Bạn nào giống người Nepal, không mang máy ảnh chắc chả cần mất tiền vé nhỉ.

Bhakatapur cũng nằm gần đấy, nhưng vé thì phân biệt ghê gớm.

Ảnh: Giá vé.

Canh lúc đi vắng người, tôi lủi vào mua đại cái vé chui, giá chỉ bằng 1/11 vé dành cho dân xứ mình. :p

Mà, khu vực này lắm hướng dẫn viên, có 1 bạn phát hiện tôi nói xạo nên cứ đi theo miết, thiệt là.... :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,032
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top