What's new

[Tổng hợp] Về cố đô

Lời nói đầu

Tôi luôn có một mơ ước là chúng ta có một cuốn cẩm nang du lịch dành riêng cho Việt Nam như kiểu Lonely Planet vì một khi muốn đi du lịch đâu đó trong nước , phải lên mạng tìm kiếm thông tin rất cực khổ . Nhưng thật khó kiếm được một ấn bản như thế trong nước . Ngay cả những chuyên trang về du lịch như box du lịch của ttvnol và ngay cả phượt cũng vậy . Hầu hết đều là những sự chia xẻ cảm xúc và hình ảnh . Muốn nắm bắt thông tin đôi khi phải "gạn đục khơi trong " rất khổ cực .

Xuất phát từ việc muốn hỗ trợ cho các bạn lần đầu phượt ( chứ không phải các " đại gia" phượt đâu nhé ) nên tôi xin mạo muội góp nhặt các thông tin , tập hợp nó lại thành những cẩm nang nho nhỏ . Hy vọng sẽ được sự hỗ trợ của các "đại gia "phượt về hình ảnh lẫn thông tin . Sự cập nhật thông tin sẽ giúp cho các cẩm nang của Phượt chúng ta có sức sống nhiều hơn .

Đầu tiên là Huế - cố đô ... nơi tôi luôn mong muốn quay lại nhiều lần trong cuộc đời ....
 
Last edited:
2 . VÙNG LÂN CẬN HUẾ

* PHÍA TÂY

Phía Tây của Huế dày đặc các di tích lịch sử cũng như văn hóa để tham quan , ở đây chúng tôi tạm lấy sông Hương làm ranh giới để phân chia thành hai khu vực . Phía Bắc sông Hương ta sẽ dừng chân ở Văn Miếu , Huyền Không sơn hạ và Huyền Không Sơn Thượng . Phía Nam sông Hương sẽ là các lăng của các vị vua triều Nguyễn , Đàn Nam Giao , Đồi Vọng Cảnh ...

- Phía Nam sông Hương

Lăng của các vị vua triều Nguyễn sẽ làm chúng ta mất khá nhiều thời gian để tham quan .

Với tư tưởng "sống gửi , thác về " nên ngay từ khi tại vị , các vua triều Nguyễn đã lo trước hậu sự cho mình bằng cách xây dựng một " ngôi nhà vĩnh cửu " với quy mô không kém gì một Hoàng Cung thứ hai .

Phần lớn các lăng của vua triều Nguyễn đều được xây dựng ở phía Tây Nam thành phố Huế , nơi có nhiều phong cảnh đẹp và những yếu tố tự nhiên hợp phong thủy . Trong quá trình xây dựng , các yếu tố phong thủy đó được tuân thủ tối đa tạo nên cho các lăng những ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng , kết hợp với các công trình kiến trúc đặc thù đã để lại cho Huế những tuyệt tác nghệ thuật .

Tôi xin trích lời bình của học giả Phạm Quỳnh đăng trong Nam Phong tạp chí để bày tỏ quan niệm của mình về lăng tẩm ở Huế ." Lăng đây là gồm cả màu giời , sắc nước , núi cao , rừng rậm , gió thổi ngọn cây ,suối reo hang đá ... Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp , ghép thêm một bức cảnh nhân tạo tuyệt khéo ... Không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của giời đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây , cung điện đình tạ một mầu , một sắc như núi non , như cây cỏ ... "
 
LĂNG GIA LONG

Trong số các lăng của các vua triều Nguyễn , lăng xa nhất , đường khó đi nhất nhưng đẹp và lãng mạn nhất chính là lăng Gia Long .

Lịch sử xây dựng lăng Gia Long khá phức tạp vì nó không chỉ đơn thuần là nơi chôn cất vua Gia Long , mà ở đây là một cụm lăng chôn cất nhiều thành viên Hoàng tộc như chúa Nguyễn Phúc Chú , mẹ vua Gia Long , vợ vua Gia Long .... Quần thể lăng đó nằm rải rác trong một khu vực rộng lớn thuộc thôn Định Môn , xã Hương Thọ , huyện Hương Trà và được xây dựng kéo dài trong suốt thế kỷ XVII - XIX .

Lăng vua Gia Long được gọi là Thiên Thọ Lăng , được khởi công xây dựng từ ngày 11.5.1814 và kéo dài trong 6 năm đến năm 1820 mới hoàn thành .

Tuy cách xa Huế nhưng lăng Gia Long là một quần thể lăng tẩm hoành tráng và hòa nhập với thiên nhiên nhất . Mật độ kiến trúc tương đối thưa và được rải theo chiều ngang tạo vẻ mênh mông u tịch . Lăng không có la thành bao quanh mà dùng núi đồi , thông xanh làm hàng rào bao bọc . Trung tâm của lăng là mộ song táng của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu có cùng kích thước , trông cực kỳ đơn giản nhưng tóat lên vẻ uy nghiêm . Ngoài ra chúng ta còn có thể tham quan Điện Minh Thành ( nơi thờ vua và hoàng hậu ) , bia Thánh Đức Thần Công ( bài viết của vua Minh Mạng ca ngợi công ơn của cha mình ) .

* Cách đi\

- Đường thủy
Mướn thuyền từ sông Hương dọc đường Lê Lợi đi khoảng 18km sẽ đến Lăng.

- Đường bộ
Bắt đầu từ cầu Tràng Tiền , theo đường Lê Lợi về phía Tây ta sẽ gặp đường Điện Biên Phủ . hết đường Điện Biên Phủ ta sẽ gặp Đàn Nam Giao thì rẽ phải vào đường Lê Ngô Cát . Chạy thẳng cho đến khi gặp đường Huyền Trân Công Chúa thì rẽ trái chạy chừng 16km rồi qua bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số đường rừng thì bắt gặp hai Trụ biểu uy nghi nằm ngoài cùng. Trước đây, đó là những cột báo hiệu, nhắc nhở mọi người phải kính cẩn khi đi qua khu vực này và có đến 85 cột như vậy trong quần thể lăng Gia Long. Năm 1859 còn 42 cột và hiện nay du khách chỉ trông thấy 2 cột. Khung cảnh xung quanh chứng minh rằng: Lăng nào có bán vé thì lăng đó được trùng tu bảo vệ, lăng nào không bán vé thì sức tàn phá ghê rợn, chẳng ai chăm sóc, chẳng ai quan tâm. Ngày nay, chỉ còn rừng thông xanh làm đường biên cho khu lăng, bởi quanh lăng không có La thành.

langgialong.jpg


Bậc thang còn sót lại tại lăng Gia Long . Ảnh sưu tầm

tamvuagialongob6.gif


Mộ vua Gia Long và Thuận Thiên cao Hoàng hậu - Ảnh sưu tầm
 
Last edited:
LĂNG MINH MẠNG


Trong các Lăng của các vua triều Nguyễn thì Lăng được xây dựng chỉn chu nhất , công phu nhất chính là Lăng Minh Mạng .

9.1840 , Lăng được khởi công xây dựng tại một vùng đồi núi Cẩm Kê nay thuộc ấp An Bằng , huyện Hương Trà cách trung tâm thành phố Huế 12km với ba ngàn thợ thay phiên nhau xây dựng . Trước đó năm tháng vua Minh Mạng mới chọn được vùng đất xây Lăng tại đây dưới sự chỉ bảo của ông Lê Văn Đức . Đây là một cuộc đất đầy đủ các yếu tố phong thủy , một vùng đồi cao trông xuống ngã ba sông , nơi hợp lưu của dòng Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo nên dòng sông Hương xuôi về Huế .

Công viêc đang tiến triển thì năm tháng sau vua Minh Mạng băng hà . Công việc xây lăng được vua Thiệu Trị đẩy nhanh tốc độ với sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và số thợ lên đến một vạn người . Mãi đến 1843 mới hoàn thành .

Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô có khỏang 40 công trình lớn nhỏ được bố trí đối xứng nhau nhau từng cặp qua một trục chính xuyên tâm là đường Thần đạo làm cho lăng Minh Mạng mang dáng vẻ đăng đối , uy nghiêm . Nhưng khung cảnh thiên nhiên được tô điểm làm mềm đi sự khô cứng của Lăng .

Những hồ đá , những cánh cửa gỗ ở Hiển Đức Môn , Hoằng Trạch Môn và Minh Đường được bố trí theo những độ cao thấp khác nhau tạo ra những điều kỳ bí mang đến nhiều khám phá thú vị .

Cách đi :

Bắt đầu từ cầu Tràng Tiền , theo đường Lê Lợi về phía Tây ta sẽ gặp đường Điện Biên Phủ . hết đường Điện Biên Phủ ta sẽ gặp Đàn Nam Giao thì rẽ phải vào đường Lê Ngô Cát . Chạy thẳng cho đến khi gặp đường Huyền Trân Công Chúa thì rẽ trái . Đi khoảng vài cây số nữa sẽ đến Lăng Minh Mạng .

sodolangminhmang.jpg


Sơ đồ Lăng Minh Mạng - Ảnh sưu tầm

tombeau_de_Minh_Mang.jpg


Toàn cảnh lăng Minh Mạng chụp từ trên cao - Ảnh sưu tầm

langminhmang-1.jpg


Lăng Minh Mạng - Ảnh sưu tầm
 
* LĂNG THIỆU TRỊ


Vua Thiệu Trị làm vua được 7 năm . Một khoảng thời gian khá ngắn ngủi nên không kịp làm Lăng lúc sinh thời . Khi hấp hối vua có dặn thái tử rằng " Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện , để dân binh dễ làm công việc ... không nên làm nhiều đền đài , lao phí đến tài lực của binh dân ... "

Sau khi vua băng hà , các thấy địa lý của Hoàng Gia đã tìm thấy một cuộc đất tốt tại làng Cư Chánh , xã Thủy Bằng ,huyện Hương Thủy . Đây là một cuộc đất ở thế " Sơn chỉ thủy giao " , lợi dụng các yếu tố tự nhiên làm các yếu tố phong thủy như Tả thanh long ( núi Ngọc Trảng ), hữu bạch hổ ( đồi Vọng cảnh ) , tiền án ( núi Chằm ) , minh đường ( sông Hương ) ...
2. 1848 , công việc xây lăng được khởi công dưới sự chỉ huy của ông Vũ Văn Giải và 10 tháng sau thì hoàn thành .

Về mặt kiến trúc , lăng Thiệu Trị kế thừa phong cách kiến trúc của Lăng Gia Long và Minh Mạng nhưng có phần đơn sơ hơn . Phần trang trí mỹ thuật có phần nổi trội với nghệ thuật chạm khắc đạt đến mức độ hoàn mỹ của nghệ nhân Huế và đặc biệt nghệ thuât pháp lam cũng bắt đầu được sử dụng nhiều trong khu vực điện thờ nên G. Langland , một nhà nghiên cứu người Pháp đã từng nhận xét rằng " Lăng Thiệu Trị có thể được xem là một trong những thành tựu độc đáo nhất của nền mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XIX " .

Tuy nhiên hiện nay Lăng đang ở trong tình trạng đổ nát và đang trong quá trình trùng tu ( dự kiến đến 2010 )

- Cách đi : Đi về hướng lăng Minh Mạng . Lăng Thiệu Trị nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa cách Huế khoảng 8km và đối diện với sông Hương . Lăng không nằm trong tour du lịch quen thuộc .

Lưu ý : Nằm phía sau Lăng vua Thiệu Trị là một lăng nhỏ , nơi chôn cất một bà Hoàng khá nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn : bà Từ Dũ , vợ vua Thiệu Trị và mẹ của vua Tự Đức

Tomb_of_ThieuTri.jpg


Lăng Thiệu Trị nhìn từ đường đi -2008 - Ảnh Wiki

khumothieutri.jpg


Lăng Thiệu Trị - Ảnh sưu tầm
 
Last edited:
* LĂNG TỰ ĐỨC


Vua Tự Đức nắm quyền trong bối cảnh thay đổi dữ dội của đất nước . Việc không chống lại được sự xâm lược của người Pháp khiến vua Tự Đức vào những năm cuối đời luôn mang tư tưởng bi quan , yếm thế nên vua sớm nghĩ đến việc xây dựng Lăng , coi lăng như " ngôi nhà lâu dài của trẫm " ( trích Khiêm cung ký )

Việc xây dựng lăng được bắt đầu vào tháng 10.1864 tại một cuộc đất đẹp , hợp phong thủy ở làng Dương Xuân Thượng nay thuộc thôn Thượng Ba , xã Thủy Xuân ,cách trung tâm thành phố khoảng 4km .

Ban đầu việc xây lăng được dự định sẽ kéo dài trong 6 năm với một ê kíp thợ khoảng 3000 người làm việc luân phiên mỗi ca 3 tháng nhưng sau đó theo lời của biện lý bộ Công Nguyễn Văn Chất , lệ thay phiên nhau làm việc bị bãi bỏ nhằm rút ngắn thời gian thi công xuống còn 3 năm . Sự hà khắc và điều kiện thi công tồi tệ đã làm bùng phát cuộc khởi nghĩa của Đoàn Trưng , tạo ra một vết nhơ cho lịch sử xây dựng một công trình đầy tâm huyết của vua Tự Đức . Mãi đến 1867 , Lăng mới cơ bản hoàn thành .

Trong số các vua triều Nguyễn thì Tự Đức là người tỏ ra uyên thâm nhất về văn hóa Đông Phương và là người có tâm hồn nhạy cảm . Lăng của ông cũng thể hiện rất rõ diều này

Có khá nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong Lăng như : Khiêm Cung Môn , Minh Khiêm Đường ( nhà hát ) , hồ Lưu Khiêm , Bi Đình ...mang những đường nét khác nhau về nghệ thuật , không trùng lắp và rất sinh động . Nguyên vật liệu hầu hết là từ gỗ , đá . Sự nhạy cảm của một tâm hồn yêu thích thơ văn của vua được thể hiện qua việc phá bỏ hết lối phân bố đăng đối như ở Lăng Minh Mạng và Thiệu Trị mà thay thế là lối bố trí tùy hứng theo thế đất với những con đường uốn lượn mềm mại hài hòa với tự nhiên mang lại cảm xúc thẫm mỹ mới lạ cho khách tham quan

Cách đi : Đi về hướng Lăng Minh Mạng , theo đường Huyền Trân Công Chúa nhưng đến ngã ba Đồi Vọng Cảnh thì rẽ tay trái . Lăng có bán vé vào cửa

langtuduc.jpg


Hồ Lưu Khiêm trong Lăng Tự Đức
 
"Vạn niên là Vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân"

"Bia miệng" về cuộc khởi nghĩa của Đoàn Trưng...

Bạn Tibet3217 thật yêu Huế! Cảm ơn các đóng góp của bạn!
 
...
Lưu ý : Nằm phía sau Lăng vua Thiệu Trị là một lăng nhỏ , nơi chôn cất một bà Hoàng khá nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn : bà Từ Dũ , vợ vua Minh Mạng và mẹ của vua Tự Đức
...

Bác tibet nhầm lẫn tí tẹo, bà Từ Dũ là vợ vua Thiệu Trị.

Nếu đứng từ Bửu Thành (khu mộ vua) nhìn ra phía trước, thì bên tay trái là khu lăng mộ bà Từ Dũ vợ vua, nhìn thẳng ra phía trước là Lăng Hiếu Đông - lăng mộ bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, và là mẹ đẻ vua Thiệu Trị. Từ lăng Thiệu Trị đi thẳng ra, vượt qua con đường nhựa trước lăng, đi thẳng tiếp vào đường làng chừng gần 1km là đến Lăng Hiếu Đông, đoạn vào đến lăng là đường đất nhỏ xíu. Hai cột trụ biếu của lăng Hiếu Đông, giờ nằm lọt thỏm trong ruộng mía, còn lăng thì xuống cấp, và hoang phế.

Ba khu lăng Mộ này nằm gần giống hình chữ L.
 
* LĂNG ĐỒNG KHÁNH

Vua Đồng Khánh băng hà sau ba năm làm vua , hưởng dương 25 tuổi . Nhà vua không thể ngờ mình lại chết sớm như thế nên đã không nghĩ đến việc xây Lăng . Do vậy Lăng Đồng Khánh có một lịch sử khá " truân chuyên " .

Trước đó , gần Lăng Đồng Khánh hiện này có Lăng mộ của Kiên Thái Vương , cha đẻ của ba vua : Kiến Phúc , Hàm Nghi , Đồng Khánh . Sau khi lên ngôi , thấy Lăng mộ của cha chưa có điện thờ nên vua Đồng Khánh hạ lệnh cho bộ Công xây dựng một ngôi điện cách đó khoảng 50m về phía Đông Nam . Công việc đang tiến hành thì vua Đồng Khánh mắc bạo bệnh và qua đời .

Lúc này , triều đình nhà Nguyễn đang bước vào giai đoạn khó khăn về mọi mặt nên vua Thành Thái đành hạ lệnh dùng ngôi điện đang xây dở đó để thờ vua Đồng Khánh và cho chôn cất nhà vua cách đó 100m về phía Tây Nam .

Sau khi vua Khải Định đăng quang , ông hạ lệnh cho bộ Công tôn tạo lại Lăng Đồng Khánh nhiều lần : 1916 , 1917 , 1921 , 1923 trong suốt 35 năm .

Về mặt kiến trúc , Lăng Đồng Khánh không có gì khác lạ so với các Lăng của các vị đi trước nhưng nhỏ bé hơn nhiều và được sử dụng nhiều vật liệu mới như xi măng , gạch ca rô , gạch hoa tráng men màu , kính màu ...Toàn Lăng có khoảng 20 công trình kiến trúc nhưng đáng xem nhất là Điện Ngưng Hy , nơi thờ vua Đồng Khánh . Đây là một căn nhà gỗ làm theo kiểu thức chung của cung điện Huế . Vật liệu trang trí hầu hết đều dùng pháp lam ngũ sắc hay đất nung tráng men màu với những hình ảnh về sinh hoạt cổ truyền và cảnh vật dân gian và đặc biệt là 24 bức tranh mô phỏng theo truyện " nhị thập tứ hiếu " chỉ thấy xuất hiện tại đây .

Lăng Đồng Khánh mở đầu cho kỷ nguyên kiến trúc pha trộn Á Âu , tân cổ mà sau này nó được đẩy lên cao ở Lăng Khải Định

Cách đi : Đi về hương lăng Tự Đức , sau đó chạy thẳng theo đường đất vào phía trong khoảng 1km sẽ gặp Lăng Đồng Khánh . Lăng vẫn đang trong giai đoạn trùng tu .

langdongkhanh.jpg


Lăng Đồng Khánh - Ảnh sưu tầm
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top