What's new

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Chả biết post đâu nên quăng tạm vào đây, mod nếu thấy chỗ nào phù hợp thì move giúp nhé.

Lâu nay, tên gọi đỉnh núi có độ cao 2.979 m (hoặc 2.971m) mà các đoàn đi xuất phát từ bản Xà Hồ (Trạm Tấu – Yên Bái) vẫn được gọi là Phu Song Sung, hoặc Tà Chì Nhù. Tên này bắt đầu từ đâu, mình không rõ lắm, có lẽ từ chuyến đi của quycoctu; tuy nhiên, tên gọi này chưa thống nhất. Khi nói chuyện với những porter trong các chuyến đi thì có nhiều người nói Phu Song Sung là đỉnh núi khác.

Nhân tìm kiếm thông tin cho một số chuyến đi, mình lấy được bản đồ khu vực Yên Bái dưới dạng bản đồ quân sự Mỹ năm 1954:
http://www.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-10.jpg
(do một thành viên ttvnol.com chia sẻ)

Trong bản đồ quân sự, khu vực Yên Bái có 2 núi gần nhau là Phu Song Soung và Phu Luong; trong đó, đỉnh lâu nay vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù nằm trên núi Phu Luong.
attachment.php



Theo chú thích trong bản đồ quân sự thì Phu, Pha = mountain (núi).
attachment.php



Theo Google Maps, đỉnh lâu nay gọi vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù (nằm trên núi Phu Luong trong bản đồ quân sự) được đánh dấu với tên Phú Lương.
attachment.php



Vậy, nếu căn cứ theo bản đồ quân sự Mỹ 1954 và đỉnh núi được đặt tên theo núi thì tên gọi Phu Song Sung dành cho đỉnh núi có độ cao 2.979 m ở trên là không chính xác, mà phải gọi là Phu Luong.
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

15151025_1169781173115055_1056249618_n.png


15123325_10209293991359062_139600512250568407_o.jpg


15195864_10209293985238909_6127818499409499562_o.jpg


Giải mã nốt đỉnh 3081 trên bản đồ sự Mỹ cho các bác nhé.
Đúng như những gì check trên google earth và nghị định thư đỉnh này chỉ cao có hơn 2940m thôi các bác. Nhưng được cái nằm hoàn toàn bên Việt Nam.

À đỉnh này tạm có tên là Xẻng San nhé :v
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

vậy là tôp 10 đã hoàn thiện r
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

bác sư Thầy có thể cung cấp thêm ít thông tin về đỉnh 14 15 16 đc k ạ
mà e đọc cmt trên tưởng đỉnh 15 cao hơn 2k6 thôi

Trả nợ bạn ductex.

Về đỉnh 16 – Phư Kha Luông/ Phu Khao Lương (Fu Kho Luong), trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000, có độ cao 2.810 m (đã được đo đạc tại thực địa), thuộc địa phận Phong Thổ (Lai Châu), gần đỉnh Bạch Mộc Lương (Phai Mu Leng/ Phai Mu Len/ Pờ Ma Lung).

attachment.php


Trên bản đồ tỷ lệ 1:250.000 thì thế này.

attachment.php


Trên Google Maps, vị trí tương đối của nó so với U Thái San và Bạch Mộc Lương thì thế này.

attachment.php


Trên Google Maps, đỉnh Fu Kho Luong có tọa độ ước chừng 22.576053 độ vĩ Bắc, 103.475753 độ kinh Đông, có độ cao ước chừng 2.770 m.

attachment.php
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Còn các đỉnh ở cực Tây Tổ quốc như Pu Đen Đinh và Pu Săm Sao thì có cao cỡ gần 3000m không các bác?
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Còn các đỉnh ở cực Tây Tổ quốc như Pu Đen Đinh và Pu Săm Sao thì có cao cỡ gần 3000m không các bác?

Các đỉnh Pu Đen Đinh (Pou Den Dinh), Pu Săm Sao (Phou Sam Sao) đều có độ cao dưới 2.000 m.

Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 do Cục Bản đồ xuất bản năm 1980, đỉnh Pou Den Dinh cao 1.614 m và 1.533 m (đã được đo đạc tại thực địa); nếu tính cả đỉnh gần đó nằm trong dãy thì cũng chỉ cao 1.763 m (chưa được đo đạc tại thực địa).

attachment.php


Trên bản đồ du lịch Tây Bắc (copy trên internet, không rõ năm xuất bản), đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886 m.

attachment.php


Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 do Nha Địa dư – Đà Lạt (QĐND) in năm 1970, đỉnh Phou Sam Sao cao 1.887 m (chưa được đo đạc tại thực địa).

attachment.php


Trên bản đồ du lịch Tây Bắc (copy trên internet, không rõ năm xuất bản), đỉnh Pu Sam Sao cao 1.897 m.

attachment.php
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Em cảm ơn bác Sư thầy đã giải đáp thắc mắc, trước giờ em cứ nghĩ các đỉnh cực Tây cao lắm cơ :))
 
Một chút thông tin về tên gọi Fansipan

Trong cuốn “Địa danh Yên Bái sơ khảo” do Hoàng Việt Quân sưu tầm – NXB Lao động – 2012, trang 48, có viết:

“… Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 3 (4) tháng 7 + 8 + 9 năm 2002 có bài viết “Về tên gọi và biểu tượng Phăng Si Păng” do Mã A Lềnh và Giàng Seo Gà kể, Quang Anh ghi đã giải thích rõ tên gọi của dãy núi này. Nhà văn Mã A Lềnh người Hmông là Cu ndêx jêz (Cu ndề jê) nghĩa đen là Cột đá, nghĩa bóng có tính biểu tượng là cột đá chống trời (chỗ này diễn tả hơi tối nghĩa hoặc bị thiếu ??? - Sư thầy). Tên ngọn núi Phăng Si Phăng theo anh giải thích: âm Hán – Hmông là Huôx Six Pangr, có nghĩa tiếng Việt là Phiến đá nghiêng. Huôx Six Pangr = Hòa Si Páng (không rõ cái này có liên hệ gì với tên (thôn) Hòa Sử Pán 1 - 2, (xã) Sử Pán ở Sa Pa - Lào Cai không nhỉ ? - Sư thầy), người Pháp hỏi nghe người Hmông phát âm đã biến báo phiên âm là Fan Si Pan. Còn anh Giàng Seo Gà, cũng dân tộc Hmông, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Sa Pa thì kể: ngọn núi này tiếng Quan Hỏa là Xang Xừ Pháng (phiên âm Hán – Việt là Tam Thạch Pềnh) có nghĩa là Ba hòn đá phẳng. Tên Hmông là Phangx Lênhx sangz (tiếng Việt: sangz = rừng; Phangx Lênhx = Hoàng Liên). Đó có lẽ vì sao có tên Hoàng Liên Sơn”.
 
Last edited:
Thưa các bác,

Mình xem các bản đồ quân sự thì thấy không phải lúc nào tên núi cũng được đặt chính xác ngay trên đỉnh cao nhất, nên việc hai chữ "Phu Luong" không nằm ở đỉnh cao nhất cũng là rất bình thường, miễn hai chữ "Phu Luong" đặt trong phạm vi khối núi Phu Luong là được rồi. Cũng như Phu Song Soung, dòng chữ này đặt bên cạnh để biết đó là khối Phu Song Soung, chứ cũng không đặt ở đỉnh cao nhất.

Tên núi chính xác phải là Phú Lương (Pú Luông) chứ không thể là Tà Chì Nhù, bởi vì tên gọi của khối núi này là Pú Luông.

Người xưa luôn đặt tên cho đỉnh cao nhất, nổi bật nhất vì nó không chỉ giúp xác định về biên giới, quyền sở hữu mà còn có tác dụng chỉ đường, bởi đỉnh núi chính là ngọn hải đăng trên đất liền. Rất nhiều bài hát về quê hương không chỉ ở Việt Nam và nước ngoài đều nhắc đến tên núi là vì nguyên nhân như vậy. Sau này vì nhu cầu phân biệt phạm vi giữa các quần thể núi, lúc đó mới có thêm khái niệm "khối núi". Do đó, tại những nơi con người sinh sống thì tên núi luôn có trước, tên khối núi có sau, trừ khi vì một lý do nào đó mà tên núi hoặc tên khối núi bị thay đổi, dẫn đến có 2 tên khác nhau.

"Tà Chì Nhù" cũng giống như "Ga Tê", chỉ là cách gọi dân dã cho dễ hình dung và không có ý nghĩa lịch sử hoặc văn hóa. Ngày xưa ông Ga chiếm núi trồng thuốc phiện thì gọi là núi ông Ga (Ga Tê), thời điểm những năm 2000 dân hay thả trâu trên núi thì gọi là "Tà Chì Nhù" (núi chân trâu). Đó đều là những cách gọi tạm bợ, không thể coi là nghiêm túc. Lấy thêm ví dụ đơn giản, ở Việt Nam có vô số đỉnh núi được gọi là "Cột Cờ", vì ngày xưa có vô số lá cờ được cắm trên các đỉnh núi ấy để làm dấu mốc chủ quyền và tọa độ quốc gia, nhưng khi viết trên bản đồ thì không thể để trong cả nước có vài chục, vài trăm quả núi cùng tên "Cột Cờ" được, vẫn phải gọi cho đúng cái tên có ý nghĩa lịch sử của nó.

Những năm trước cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái vẫn còn giới thiệu trong tỉnh có núi Phú Lương, nhưng bài viết mới từ năm 2019 thì lại thay đổi thành "Tà Chì Nhù". Sai lầm này khó mà chấp nhận được nếu xét cả về lợi ích thương hiệu và kinh tế. Việc gọi sai "Tà Chì Nhù" mới có hơn 10 năm nay thôi, tại sao tên Phú Lương có từ trăm năm trước thì không giữ, lại giữ tên mới xuất hiện hơn 10 năm? Chưa kể, giờ Mỏ Chì chiếm đất xưng vương, trên núi còn có trâu mấy đâu? Dùng tên gọi Phú Lương vừa phù hợp với tên gốc "Pú Luông", mà nó còn đồng âm với "Phú" và "Lương" theo nghĩa Hán Việt, nghĩa là giàu có về lương thực.

Rất mong cộng đồng lên tiếng để sửa lại tên núi, hiện nay vẫn còn kịp, không nên "để lâu cứt trâu hóa bùn". Mình cũng hy vọng các nhóm phượt khi đưa thông tin sẽ thận trọng hơn.

1701159677986.png
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,322
Latest member
WilliamAlexander
Back
Top