Phát hiện lý do từ chối visa Mỹ không định cư
Sau khi bị từ chối visa lần đầu, mình nghiên cứu xem họ áp dụng cái điều luật 214 (b) ra sao, nhưng nội dung cũng chỉ nói chung chung, và điều luật này chỉ áp dụng cho visa không định cư. Nhưng điều quan trọng là một bí mật của 1 cựu CO nói ra về quá trình ông ấy căn cứ vào đâu để quyết định cho người này rớt, người kia đậu. Trước tiên là họ phân nhóm chúng ta, chẳng hạn nhóm A là các sinh viên vừa tốt nghiệp thích du lịch đó đây, nhóm B là các phượt thủ như chúng ta, nhóm C là những người có mục đích ở lại đi làm...Kế tiếp là họ dựa vào thống kê từ trước đến nay, ví dụ nữ độc thân từ 50-60 tuổi, nghề nghiệp chưa ổn định thì thường qua Mỹ làm nail kiếm tiền. Cuối cùng là họ phỏng vấn để nhìn vào gương mặt xem chúng ta có xứng đáng được cấp visa hay không, vì dĩ nhiên hệ thống phân loại chẳng qua là máy tính, mà nếu vậy thì để dành cho máy tính cấp visa chứ cần gì CO nữa. Họ được đào tạo tâm lý để nhìn ra đâu là người nói thật, đâu là kẻ nói dối, mặc cho chúng ta có đi bao nhiêu nước, hồ sơ đẹp bao nhiêu, nhưng chỉ có 1 yếu tố nào đó mà máy tính khoanh vùng cho họ thì họ kết hợp với phỏng vấn để xem chúng ta thành thật đến đâu. Do đó mà có những lúc thấy họ hỏi và xem hồ sơ nhưng vẫn từ chối, vì họ đang "diễn", giả vờ như có xem hồ sơ nhưng thật ra là quyết định cho fail rồi. Tuy nhiên, điều luật 214 (b) này tạm thời, tức là sau đó nếu hồ sơ có thay đổi, và CO khác phỏng vấn nhìn thấy mình trung thực, có khả năng quay về thì lại cấp visa. Nên việc hên xui trong phỏng vấn là như vậy. Tóm lại hồ sơ chúng ta điền form và trả lời pv khớp là bước 1, bước 2 là trung thực, vậy chúng ta phải luyện tập thể hiện sự trung thực tối đa. Và còn 1 vấn đề nữa mà CO khẳng định rằng không hề có quota cho việc cấp visa, các dịch vụ thường hay thổi phồng quá.
Sau khi bị từ chối visa lần đầu, mình nghiên cứu xem họ áp dụng cái điều luật 214 (b) ra sao, nhưng nội dung cũng chỉ nói chung chung, và điều luật này chỉ áp dụng cho visa không định cư. Nhưng điều quan trọng là một bí mật của 1 cựu CO nói ra về quá trình ông ấy căn cứ vào đâu để quyết định cho người này rớt, người kia đậu. Trước tiên là họ phân nhóm chúng ta, chẳng hạn nhóm A là các sinh viên vừa tốt nghiệp thích du lịch đó đây, nhóm B là các phượt thủ như chúng ta, nhóm C là những người có mục đích ở lại đi làm...Kế tiếp là họ dựa vào thống kê từ trước đến nay, ví dụ nữ độc thân từ 50-60 tuổi, nghề nghiệp chưa ổn định thì thường qua Mỹ làm nail kiếm tiền. Cuối cùng là họ phỏng vấn để nhìn vào gương mặt xem chúng ta có xứng đáng được cấp visa hay không, vì dĩ nhiên hệ thống phân loại chẳng qua là máy tính, mà nếu vậy thì để dành cho máy tính cấp visa chứ cần gì CO nữa. Họ được đào tạo tâm lý để nhìn ra đâu là người nói thật, đâu là kẻ nói dối, mặc cho chúng ta có đi bao nhiêu nước, hồ sơ đẹp bao nhiêu, nhưng chỉ có 1 yếu tố nào đó mà máy tính khoanh vùng cho họ thì họ kết hợp với phỏng vấn để xem chúng ta thành thật đến đâu. Do đó mà có những lúc thấy họ hỏi và xem hồ sơ nhưng vẫn từ chối, vì họ đang "diễn", giả vờ như có xem hồ sơ nhưng thật ra là quyết định cho fail rồi. Tuy nhiên, điều luật 214 (b) này tạm thời, tức là sau đó nếu hồ sơ có thay đổi, và CO khác phỏng vấn nhìn thấy mình trung thực, có khả năng quay về thì lại cấp visa. Nên việc hên xui trong phỏng vấn là như vậy. Tóm lại hồ sơ chúng ta điền form và trả lời pv khớp là bước 1, bước 2 là trung thực, vậy chúng ta phải luyện tập thể hiện sự trung thực tối đa. Và còn 1 vấn đề nữa mà CO khẳng định rằng không hề có quota cho việc cấp visa, các dịch vụ thường hay thổi phồng quá.