Ngồi chờ xe bus. Thấy một cô gái dắt chó đi dạo, tay cầm sẵn túi nylon. Chó ị xong, cô bọc tay trong nylon, hốt gọn. Sau đó buộc miệng túi lại, bỏ vào giỏ xách.
Giờ phải chạy gấp về ga Tokyo, mở box chứa đồ ra, rồi chạy lên tàu, đi về khu nhà trọ đã đăng ký từ ở VN. Khu này gần ga Takadanobaba, cũng thuộc khu Shinjuku, tức là ngay trung tâm.
Đây cũng là một khu phố ăn chơi của dân chơi và dân bụi, có cả dân balô. Trên đường về nhà trọ ở phố Waseda, thấy đám thanh niên mặc đồ bụi đứng ngồi hai bên vỉa hè, chẳng làm gì ngòai trò chuyệnm hút thuốc và ôm nhau. Mũi tai đeo nhiều vòng xích, tóc vuốt keo màu dựng đứng, quần áo lủng lẳng vòng khoen là chuyện bình thường. Nhìn vui mắt và hay hay. Cũng là cách thể hiện bản thân. Tuy vậy bọn họ vẫn lịch sự với người lạ. Đi bộ từ ga Takadanobaba về tới nhà trọ Ten Ten Guest House mất khỏang 10-15 phút. Xách lỉnh kỉnh mỗi người một vali kéo, một balô trên 12kg và một túi xách cồng kềnh. Số nhà lộn xộn. Ten Ten nằm ở lầu 4, cầu thang rất hẹp. Nhưng có thang máy. Tầng trệt là một nhà hàng, tầng 2 là một night clup mở cửa đến 12h khuya. Tiếp tân là một anh chàng trẻ măng, vốn cũng là khách trọ (có lẽ là sinh viên), vừa bắt đầu làm việc ở đây hôm nay. Chủ nhà trọ là một cô gái trẻ xinh xắn nhưng đã có chồng và có con.
Bàn tay cô gái trầy xước khủng khiếp. Họ xin lỗi rồi trình bày như sau: Tình hình là tối nay, tối kia hai vợ chồng phải mỗi người ở một nơi. Chồng ở đây còn vợ phải ngủ bên nhà họ, cũng trên phố này nhưng cách đấy khỏang 50m. Còn tối mai và tối mốt sẽ ngủ ở đây, nhưng ở hai phòng khác nhau. Phòng kia là phòng có cả nam lẫn nữ. Cả hai qua xem: Nhà họ gồm sảnh nhỏ 2m2, phòng khách khỏang hơn 5m2, phòng đồ chơi khỏang 4m2, bếp, vệ sinh khỏang 4m2, phòng ngủ hai vợ chồng khỏang 5-6m2. Có cả mẹ chồng ở đó. Cô chủ nói xin lỗi và tối nay bà mẹ chồng sẽ đi qua chỗ khác. Vợ sẽ ngủ ở phòng khách, có màn ngăn riêng. Vệ sinh và nhà tắm dùng chung với họ. Cũng tạm được.
Nhà ở của hai vợ chồng họ như vậy là sang lắm ở trung tâm Tokyo. Giá nhà trọ của Ten Ten cho sinh viên ở là 39.000 yen/1tháng. Có vệ sinh riêng,nhà tắm riêng, bếp riêng với đầy đủ lò viba, lò nướng, bếp điện, quầy rửa, gia vị, dao kéo đĩa v.v. Rất giống với Kyoto Cheapest Inn. Dầu gội, dầu xả, kem, keo, xà bông... là đồ hạng trung bình. Trên tường nhà tắm có ghi "Mỗi người chỉ được sử dụng trong 15 phút. Ai phát hiện người nào dùng quá xin báo với người quản lý ngay." Thực ra chẳng có ai lại đi tố cáo nhau.
Đám trọ ở đây, ngòai mấy thằng Pháp rất tò mò, thì phần lớn là thanh niên. Cũng chưa chắc là tụi sinh viên, mà có khi tụi nó ở trọ dài hạn ở đây vì không thề tìm được nơi ở.
Chú ý chìa khóa ghi chữ 402. Đó là chìa khóa một căn phòng trọ khác, bên trong có nhà tắm.
Cả hai xuống nhà đi tìm siêu thị để mua đồ ăn và trái cây. Cần phải có rau xanh.
Xin quay lại chuyện khu làng cổ Edo. Khu làng này nằm trong một quần thể công viên rộng khủng khiếp. Trong công viên có một viện dưỡng lão và làng cho người khuyết tật. Tại Nhật người khuyết tật có thể tiếp cận bất cứ công trình công cộng nào, tôi gặp họ ở mọi nơi. Còn người già thì rất khỏe mạnh, dẻo dai. Còn nhớ trên chuyến tàu đi từ Miyajima về Osaka, chồng đang ngủ gà gật chợt thấy tàu dừng, mọi người ùa lên đông. Có một ông già đang đứng trước mặt, vội đứng lên đường cụ. Vợ trông thấy, bấm: “Lần sau anh đừng nhường, em ở đây bao lâu cũng không thấy tụi thanh niên làm thế. Ngay mấy ghế cuối toa có ghi dành riêng cho phụ nữ có mang, người khuyết tật, người bị bệnh và người già thì trong giờ cao điểm cũng ngồi chật, không ai nhường ai. Các ông bà già Nhật lại khỏe mạnh còn hơn mình. Họ đứng gân lắm.” Mà có lẽ thế thật. Đặc biệt đã rất nhiều lần tôi gặp những cụ bà cao tuổi đi lại ngòai đường. Không hiểu sao lưng họ còng tới gần sát đất (nói thật 100%), nhưng đi lại rất bình thường. Có lẽ cụ bà thọ hơn cụ ông, và họ lao động nặng nên lưng còng quá mức. Còn ở Edo, tôi trông thấy rất nhiều người có tuổi (người Nhật do ăn mặc, do dẻo dai nên trông trẻ hơn tuổi thật) đang ngồi vẽ lại những ngôi nhà cổ. Đây có lẽ là một hội người cao tuổi, họ tổ chức học một môn nghệ thuật như một thú tiêu khiển, nhưng làm việc rất rất nghiêm túc, như mọi công việc bình thường nào khác của dân Nhật. Đây là cách hữu hiệu giúp người già giữ được tinh thần khi về hưu. Với một người đã học kiến trúc như chúng tôi thì tranh họ vẽ không phải là đẹp lắm, nhưng đôi bức khá chuẩn. Thật đáng phục. Cảnh này tôi đã từng gặp ngay hôm đầu tiên tới tham quan lâu đài Osaka-jo, nhưng hôm đó cứ tưởng họ là họa sĩ, nên xem thường vì họa sĩ gì mà vẽ không nghệ thuật lắm.
Đám khách trọ chung với chúng tôi, chỉ một phần là dân du lịch. Có một anh người Pháp khá tò mò. Hắn đã hỏi chồng có phải người Khmer? Không, tôi là người Việt Nam. I am Bêtônamư ! (Việt Nam – tiếng Nhật). Hắn ngạc nhiên. Bực quá, mình đi nắng kiểu gì mà đen đến nỗi thế nhỉ? Hay thằng dở người này chưa thấy người Khmer bao giờ? Nhưng khách trọ ở đây chủ yếu là sinh viên hay thanh niên tự lập. Hôm mới vào đã có một tên Nhật hỏi chồng có phải người Thái không? No, I am Vietnamese! I am Bêtônamư! À, tôi cũng đã có lần tới chơi Việt Nam. À thế hả. Cũng hay. Tay này ngủ ngay trên đầu tôi. Còn một tay khác cũng khá tò mò với tôi, nhưng lịch sự và dễ chịu. Còn một tên khác, cũng kiểu sinh viên hay tự lập gì đó. Tên này thì khó tính, hay xét nét. Ví dụ mình không được đi dép vào phòng, hay khi mình đánh răng ở chậu rửa bát thì hắn cứ xoi mói. Nhưng nói chung tụi này khá lịch sự, biết giữ khỏang cách nhưng vẫn là tò mò với người nước ngòai đúng kiểu Nhật. Đêm đầu tiên mình mệt lắm nhưng hai thằng, thằng đã tới VN và thằng tò mò dễ thương cứ nói chuyện suốt. Vậy mà mình cứ ngủ như chết mới lạ.