What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh 4 đảo lớn Nhật Bản trong 14 ngày

Lần đầu tới Nhật Bản là tháng 9 - 2005, việc đi lại còn bỡ ngỡ. Lần này, nhờ mua được JR Railpass cho người nước ngoài giá chỉ 45.000 yen (450 USD) cho phép đi trên bất cứ tuyến JR nào trong 14 ngày, hai vợ chồng tui đã lang thang Nhật Bản từ 18-3 tới 31-3 (14 ngày), lần này đi dọc từ Nam lên Bắc để ngắm sakura, qua các địa điểm: Fukuoka, Kumamoto, Nagasaki, Aso, Kokura (đảo Kyushu), Kochi (đảo Shikoku), Okayama, Kyoto, Kanazawa, Tokyo, Yokohama, Sendai (đảo Honshu), Hakudate, Sapporo, Abashiri, Shari, Utoro và Toya (đảo Hokkaido), sẽ dần dần kể ra trong topic này.
 
Hâm mộ ...hâm mộ..:L...không chỉ vì 2 bác danngoc đi nhiều ...viết bài hay...không chỉ vì nụ cười lạc quan lúc nào cũng nở trên môi 2 người ...mà hâm mộ vì 2 người đã tìm được người bạn đồng hành tuyệt vời (beer)...hâm mộ lắm í ạ :)
 
Gần ngay đấy là Chùa Ryoanji, nổi tiếng với Vườn Thiền.

Đây là một quần thể chùa cổ khá lớn. Phía trước là hồ Kyoyochi. Hồ được đào từ cuối thế kỷ 12. Trong những năm gần đây có rất nhiều vịt Bắc Kinh xuất hiện trên hồ. Do đó, Ryoanji thường được biết dưới cái tên Oshidoridera (ngôi chùa vịt Bắc Kinh). Nước hồ phun ra từ hai tảng đá phía nam hồ.

Vườn Đá (Vườn Thiền): cái vườn độc đáo này, dài hai mươi lăm mét từ đông sang tây và rộng mười mét từ bắc xuống nam. Mảnh vườn Thiền hình chữ nhật này hòan tòan khác với những khu vườn lộng lẫy vẫn thường được xây trong khuôn viên những nhà quyền qu‎ý thời kỳ Trung cổ. Ở đây không hề có cây, chỉ có mười lăm hòn đá và sỏi trắng được sử dụng trong vườn. Tùy mỗi du khách tự chọn cho mình một chỗ ngồi mà tự họ cảm nhận ý nghĩa độc đáo của mảnh vườn. Ta càng nhìn lâu vào nó, ta càng tưởng tượng ra nhiều điều thú vị. Mảnh vườn đá được bao quanh bởi những bức tường đất thấp được cảm nhận là phần tinh túy của nghệ thuật Thiền.

Những bức tường này làm bằng đất sét nấu trong dầu. Thời gian trôi qua, các hình vẽ kỳ dị độc đáo này tự hình thành do dầu từ từ thấm ra.

Mảnh vườn nổi tiếng tòan thế giới này được biết là do Soami, một họa sĩ và nhà làm vườn, mất năm 1525.

IMG_1218-2_resize.jpg



IMG_1220-2_resize.jpg



IMG_1221-2_resize.jpg



IMG_1223-2_resize.jpg



IMG_1224-2_resize.jpg
 
IMG_1225_resize.jpg



IMG_1226-2_resize.jpg



IMG_1227-2_resize.jpg



IMG_1228-2_resize.jpg

Hai bố con người Tây đi xem vườn thiền. Người bố ngồi ngắm trầm ngâm, kéo anh con trai cùng ngồi lặng yên, sau đó anh chàng đi chụp ảnh (phía xa). Họ cùng ngồi ngắm những viên đá một cách thanh khiết, nhẹ nhõm, một hình ảnh có thể khiến một tay nhà văn nghiệp dư tưởng tượng rất nhiều về thời gian, tương lai-quá khứ-hiện tại, về lịch sử, nghệ thuật và sự tiếp nối giữa hai thế hệ.
 
Chụp ảnh một hồi, cuối cùng chồng ngồi xuống ngắm vườn thiền. Tĩnh lặng, trời hơi xám, chỉ có tiếng quạ kêu trên những ngọn cây xa xa. Vợ rỉ tai: "Đúng là khi ngồi yên ngắm vườn, em ngắm nhìn những khối đá và bức tường càng lâu em càng tưởng tượng thêm nhiều hình ảnh thú vị." Chuyến đi sôi động, cường độ cao nhưng vẫn có những khỏang lặng thế này, thật thú vị và quý giá. Trời lại hơi mưa nhẹ.



IMG_1232_resize.jpg

Chậu rửa bằng đá độc đáo – “Tsukubai”
Tsukubai, chậu rửa bằng đá dành cho phòng trà đạo, trên mặt có khắc một hàng chữ độc đáo “Tôi học chỉ để được hài lòng”. Người mà học chỉ để được hài lòng là người luôn giàu có về mặt tinh thần, trong khi kẻ không biết hài lòng thì vẫn khó chịu, bứt rứt thiếu vắng trong lòng dù cả khi y có tài sản nứt đố đổ vách. Khái niệm này vô cùng quan trọng trong triết lí Thiền học.
Chậu đá Tsukubai được xem là do Mitsukuni Tokukgawa (1628-1700), một lãnh chúa phong kiến và là một nhà sưu tập được biết dưới tên “Dai-nippon-shi” (Đại Nhật sĩ?) cúng cho chùa.

IMG_1234_resize.jpg
 
Tiếp tục lên đường. Đi lòng vòng sau lưng vợ. Đến Chùa Ninnaji. Không hiểu sao hôm nay chùa bảo vệ rất nghiêm ngặt, ai cũng có bộ đàm và tai nghe. Hai vợ chồng leo lên dốc, xuống xe và hỏi hai bảo vệ xem có thể để xe đạp ở chỗ nào. Một người bảo để chạy vào trong hỏi ý kiến. Một anh mặc thường phục chạy ra, tai đeo tai nghe và bộ đàm, xin lỗi và cho biết chỉ có thể để xe ở cuối dốc. Đành quay lại và dựng bừa xe đạp ở trước một siêu thị bên kia đường. Thì ra đang chuẩn bị có một đêm nhạc, do 4 nghệ sĩ cổ điển nổi tiếng của thế giới, trong đó có một ông người Nhật và một cô người Hàn.


IMG_1237_resize.jpg



IMG_1239_resize.jpg



IMG_1242_resize.jpg
 
Chùa Ninna-ji

Chùa Ninnaji được lập bởi Hòang đế thứ 59, Uda, vào năm thứ tư triều Ninna (888). Trước đấy nó có tên là Cố cung Hòang gia của Omuro do nó vốn là nơi ở của vị cựu hòang đế. Chùa hiện là trụ sở của Học viện Omuro thuộc Phật tông Shingon. Trụ sở của Trường dạy Nghệ thuật Cắm hoa Omuro nổi tiếng tòan quốc cũng nằm trong khuôn viên ngôi chùa này.
Trong vô số những gian chùa cũng như những phòng trà đạo nổi tiếng của chùa, hầu hết chúng đều đã được công nhận là Di sản Quốc gia hay Kho báu Văn hóa Quốc gia, thì điện Kondo và Miedo là những công trình đã được dời từ Cung điện Hòang gia Kyoto về xây lại ở đây.
Chùa Ninnaji tự hào về bộ sưu tập bảo vật tráng lệ của mình, bao gồm hơn 600 món. Kho báu này bao gồm tượng, tranh, thư pháp, đồ sơn mài và đồ gốm sứ, ta có thể chiêm ngưỡng chúng tại điện Reiho-kan mỗi năm hai lần: dịp tháng Tư-tháng Năm và dịp tháng Mười-Mười Một. Những cây anh đào có cành xà thấp xuống đất, được mệnh danh là cây Anh đào Omuro, cũng là một kho báu khác của chùa và trang hòang thêm cho cảnh vật mùa xuân nơi đây.
Năm 1994, Chùa Ninnaji đã được công nhận là địa danh Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO.

IMG_1245_resize.jpg



IMG_1251_resize.jpg



IMG_1254_resize.jpg
 
Lại đi tiếp. Chợt phóng xe băng qua một khu rừng tre bạt ngàn, xanh mát mắt


IMG_1255_resize.jpg



Hai vợ chồng đạp xe tung tăng, hứng chí rẽ vào một xóm nhỏ có những mảnh vườn phía trước cửa nhà rất đẹp.
 
Đang đi trên con đường rợp bóng mát, chợt mở ra một cái hồ tuyệt vời. Ghé dừng lại, định bước vào, thì gặp bảo vệ ngăn lại nhưng cử chỉ thái độ rất lịch sự. Thì ra đây là một quán trà đạo nổi tiếng của tư nhân. Nhưng chú bảo vệ lại dẫn ra ven hồ, chỉ vào cảnh đẹp, chỉ vào bụi lau um tùm và nói: quán trà ở đó, nhìn không rõ nhưng cảnh đẹp lắm, chụp đi!


IMG_1260_resize.jpg



IMG_1264_resize.jpg



IMG_1266_resize.jpg



IMG_1261_resize.jpg



IMG_1269_resize.jpg

Lại đi tiếp. Nghỉ chân ở một nhà chờ xe bus ven đường bằng gỗ rất đẹp. Lôi trước và bánh ra chén. Vỉa hè được sửa lại thành một vườn hoa nhỏ tuyệt diệu.
 
IMG_1272_resize.jpg




Chùa Daikakuji


Chùa Daikakuji vốn nguồn gốc là một dinh thự của Hòang đế Saga. Năm 876 ông đã ra lệnh chuyển dinh thự này thành một ngôi chùa theo tông phái Shingon (Tịnh độ chân tông) như là một biểu hiện của lòng thành tâm sùng kính của mình với những lời giảng Shingon và đối với người sáng lập tông phái, thần sư Kobo Daishi. Ta sẽ tìm thấy nơi đây rất nhiều bức tranh nổi tiếng theo phong cách Fusuma thuộc thời kỳ Momoyama (Đào Sơn).
Điện Shinden: Khỏang 400 năm trước Điện Shinden của Hòang Cung Kyoto được dời về khuôn viên của Chùa Daikakuji trong cung Saga. Phía trước điện Shinden là một khu vườn theo kiểu truyền thống của Vườn cảnh Hòang gia vớpi những cây cam dại trồng bên phải và cây mận trồng bên trái.
Những bức tranh trên tấm cửa trượt là do Sanraku Kano vẽ mô tả cây mẫu đơn cùng cành mận nở hoa trắng và hồng.
Điện Shingyoden: Khỏang 1200 năm trước vương quốc phải chịu một trận dịch khủng khiếp. Theo lời khuyên của Kobo Dashi, Hòang đế Saga bắt tay vào sao chép bản kinh Hannya Shingyo làm bản kinh nhật tụng. Người ta kể rằng sau đó vương quốc đã mau chóng hồi sinh sau cơn dịch bệnh. Bản kinh sao lại do Hòang đế Saga nay được giữ trong điện Shingyoden.
Điện Shoshinden: Nơi đây cũng được công nhận là một di sản văn hóa hết sức quan trọng. Căn phòng xa nhất ở cánh nhà phía đông có tên là Okanmurino-ma. Bức tranh Shohekiga trong phòng này được vẽ bởi Sanraku Kano và Shiko Watanabe. Con diều hâu trên tranh, được vẽ bằng mực Ấn Độ, như thôi miên người xem bởi sự độc đáo của nó.

IMG_1274_resize.jpg

Ikebana


IMG_1277_resize.jpg



IMG_1281_resize.jpg



IMG_1283_resize.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top