Chùa Vàng, nổi bật trên mặt hồ và đám thực vật xanh thẫm. Rực rỡ, tráng lệ.
Kinkaku (Nhà Vàng) là cái tên gọi phổ thông của một trong những công trình chính của ngôi chùa này, vốn có tên gọi chính thức là Rokuon-ji. Trong thập niên 1220’s, đây từng là nhà nghỉ của Kintsune Saionji.
Yoshimitsu, Mạc phủ thứ ba miền Ashikaga, đã thóai vị năm 1394. Ba năm sau, ông bắt tay vào xây dựng Kitayamaden và có một nỗ lực to lớn để biến đây thành một quần thể tráng lệ. Ông đã đắm chìm cuộc đời yên bình của bản thân vào cảnh quan thanh bình nơi đây. Sau khi Yoshimitsu mất, Kitayamaden được chuyển thành một Chùa Thiền tông theo đúng ý nguyện của ông. Ngày nay tất cả những công trình thời ấy đều đã hư họai ngọai trừ Kinkaku. Khu vườn, tuy vậy, vẫn còn lại nguyên như thời xưa và vẫn được thưởng ngọan như trước đây hàng trăm năm. Chùa Rokuon-ji đã được ghi vào Di sản Văn hóa Thế giới năm 1994.
Bản thân công trình Kinkaku có tên gọi chính thức là Shariden. Công trình thanh nhã, hài hòa này là kết hợp của ba kiểu kiến trúc. Tầng 1 là kiểu Shinden-zukuri, phong cách cung điện. Tầng này có tên là Ho-sui-in. Tầng 2 là phong cách Buke-zukuri, kiểu nhà của giới võ sĩ đạo (samurai) và có tên là Cho-on-do. Tầng 3 là kiểu Karayo hoặc phong cách chùa Thiền tông. Tầng này có tên là Kukkyo-cho. Cả hai tầng 2 và 3 đều được bọc bằng những lá vàng theo kiểu sơn mài Nhật Bản. Bộ mái, trên có con phượng Trung Hoa, được lợp bằng ván.
Gần đây, người ta phát hiện lớp sơn dầu kiểu Nhật Bản đã mục bị một chút và một lớp sơn mới cũng như một lớp vàng mạ, dày hơn so với nguyên gốc, được áp lên cho công trình và công việc này hòan tất năm 1987. Hơn nữa, lớp sơn tuyệt đẹp trên trần và trên bức tượng Yoshimitsu cũng được phục chế, với sự cẩn trọng cao nhất, tái tạo lại sự huy hòang nguyên gốc. Cuối cùng, công việc phục chế bộ mái đã được tiến hành vào mùa xuân năm 2003.
Tên của cái hồ trong khuôn viên chùa là Kyoko-chi (hồ Mặt Gương). Hồ này bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ. Leo lên mấy bậc, ta có thể đứng trên bờ một cái hồ nhỏ khác, An-min-taku. Ngôi chùa đá nhỏ trên đảo được gọi là Hakuja-no-tsuka (gò tưởng niệm bạch xà).
Nhà trà đạo truyền thống ở đấy có tên là Sekka-tei. Tại Sekka-tei có một trụ kỷ niệm. Ngôi nhà này đã được trùng tu năm 1997. Trên lối vào chùa, ta có thể trông thấy đền Thần đạo Fudodo nơi viên đá Fudo-muoo được cất giữ như thần gác cổng.