Bức "Psyché và Thần Tình yêu", họa sĩ Nam tước (baron) Francois Gerard vẽ năm 1798. Em cho là họa sĩ vẽ bức này ở Ý, vì tại nước Pháp lúc ấy mà có 1 nam tước đi nhung nha nhung nhăng sẽ bị chặt đầu ngay.
Psyché (Psy-sê) hẳn là lúc này đã được Aphrodite (nữ thần sắc đẹp) tha tội, hóa phép thành tiểu nữ thần và lấy thần Tình yêu (Eros theo Hy Lạp, Cupidon theo La Mã) rồi, chứ nếu còn lúc chịu tội thì chỉ dấm dúi gặp Eros vào ban đêm tối lửa tắt đèn thôi.
Bức "La Grande Baigneuse" (Quý bà Valpinçon đi tắm) do danh họa Ingres vẽ năm 1806
http://en.wikipedia.org/wiki/The_Valpinçon_Bather
Danh họa Jean Auguste Dominique Ingres (1780-1867): trong cuốn "Đêm Lisboa" của Eric Maria Remarque, Remarque có kể về chuyện 1 người chạy trốn nước Đức phát xít năm 1933, chỉ đem theo vài viên kim cương và 1 số bức phác thảo của Ingres giấu sau khung ảnh gia đình, nói dối là phác thảo em gái mình. Những phác thảo của Ingres bán lại rất cao giá, giup anh ta sống được khi lưu vong xứ người.
Đây là pho tượng nổi tiếng "Nữ thần chiến thắng Nike xứ Samothrace"
http://en.wikipedia.org/wiki/Nike_of_Samothrace
Trong tiếng Việt ngày nay có cụm từ "nữ thần chiến thắng vươn cao đôi cánh" phù hộ cho đội bóng X, Y, Z.... là từ bức tượng này đây, cụm từ vốn được người Pháp nhập cảng vào VN, được các cụ Duy Tân đem ra sử dụng, được Tự lực văn đoàn phát huy, và ngày nay các báo lá cải sử dụng bừa bãi. Báo lá cải của ta cũng hay dùng bừa bãi cụm từ "những lời nói có cánh", có lẽ lấy từ bản dịch trường ca "Uy lít xê" của Homer, trong đó ngài Odysseus hay dùng tài hùng biện của mình thuyết phục gái (cả gái đẹp, gái phù thủy lẫn gái xấu), đại gia, anh hùng làm theo lời mình - gọi là "những lời nói có cánh". Tuy nhiên, khi báo lá cải đem dùng bừa phứa ở VN, mỗi lần đọc em lại thấy lợm giọng.