Vợ chồng em đi tiếp tới ga Passy để xem tháp Eiffel. NGhe nói nhà bà Trần Lệ Xuân ở gần khu này. Đây là Nhà hát Quốc gia
Họa tiết trang trí. Châu Á được chọn là Kampuchia
Còn đây là Châu Âu
Tour de Eiffel. Tiêu biểu cho sự táo bạo tư duy. Xây dựng kỷ niệm 100 năm Đại Cách Mạng Pháp. Tk 19 là tk lãng mạn cuối cùng của loài người. Nhưng nó cũng là tk của Đại Cách Mạng Công nghiệp, khi các nhà máy sản xuất sản phẩm hàng loạt, giá rẻ, chất lượng, đồng bộ. Nước Pháp khi đó vẫn còn đâu nỗi nhục bại trận trước Đức-Phổ của Thủ tướng Bismark. Clemanceau đang huỳnh huỵch viết báo phê phán bất cứ ai, tả xã hội-cộng sản hay là hữu bảo thủ, bất cứ ai dám đi ngược lại những nỗ lực giúp nước Pháp trả hận đế quốc Đức. Trong không khí đó thì Hội chợ quốc tế tổ chức tại Paris năm 1889. Nước Pháp cần có 1 biểu tượng của thành công, của văn minh, của hy vọng, của tương lai. Khi kỹ sư Gustave Eiffel trình phương án, ôi thôi bao nhiêu là văn sĩ, nhạc sĩ, triết gia, chính trị gia, lang thang vô công gia... nhao nhao phản đối: thằng chết dịch, thằng con hoang nào dám trồng giữa Paris hoa lệ, thanh nhã cái cột thép sừng sững như vậy? Thế nhưng, mục tiêu chính trị xã hội như đã nêu luôn phải thắng thế. Eiffel rõ ràng là biểu tượng chân chính cho thời đại công nghiệp cuối 19-đầu 20, với sắt thép xây dựng, với kỹ thuật cơ kếu cấu, kỹ thuật hàn, đi tán, vật liệu v.v. vô cùng tiên tiến. Vả lại, nét duyên dáng do chiếc rèm đăng ten thép uốn lên nền trời xanh phải chăng vẫn giữ được đặc trưng trang nhã của kinh đô Paris. Một lần nữa, kiến thức và tư duy táo bạo đã chiến thắng lịch sử, chiến thắng tư tưởng bảo thủ. Ở Việt Nam, tư duy đột phá chỉ chiến thắng bảo thủ khi xã hội đã phải trả giá nặng nề, hoặc là khi có thế lực bên ngoài thò bàn tay lông lá can thiệp vào hệ cấu trúc xã hội đóng kín.
Thiên hạ lăn lộn ngắm tháp
Không ở đâu sản phẩm trí tuệ bị xem thường như ở ta. Báo Tuổi Trẻ đầu tuần trước đăng bài về 1 cô gái trẻ đẹp dịch toàn bộ 1 tiểu thuyết truyện chưởng và gán hết bản quyền dịch của mình cho NXB Phụ Nữ, cốt sao cho sách được giảm giá và tác phẩm dịch của mình được đăng.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=337457&ChannelID=61 Thoạt nhìn ta rất phục người dịch giả, nhưng nếu biết được là giá thành bản quyền dịch 1 trang A4 có 40 ngàn đồng (giá của 1 NXB nổi tiếng VN) thì mới thấy hết sự bất hợp lý của bản quyền ở VN. Không biết tôn trọng chân tri thức vốn gắn liền với lịch sử của ta, nay đã phát triển phồng to theo đà toàn cầu hóa. Hậu quả dễ thấy: nước ta sẽ không sản xuất được sản phẩm trí tue65t hàm lượng cao, sẽ chỉ còn biết bán công rẻ mạt, còn phần váng sữa bổ béo tất thuộc về những kẻ thông minh, có học thức hơn. Đầu óc ngu si tứ chi phát triển.