Cuối Vườn Tuileries là Quảng trường Place de la Concorde.
http://en.wikipedia.org/wiki/Place_de_la_Concorde
Giữa quảng trường là cột kỷ niệm (Obelisk) Ai Cập, là 1 trong 2 cột kỷ niệm được chính phủ Ai Cập tặng cho nước Pháp vào tk 19 (theo em nghĩ là không tặng cũng không xong, 1 kiểu ăn cướp. Lúc này Ai Cập đang thuộc đế chế Ottoman, Phó vương Ai Cập Mehmed Ali muốn mượn oai Pháp để giảm bớt ảnh hưởng của Anh quốc. Cùng thời kỳ, phái đoàn Phan Thanh Giản của ta còn đang chập chững sang Paris học những bài học đầu tiên của trường học "nền ngoại giao thế giới"). Chiếc cột này vốn nằm tại đền thờ Luxor, có hơn 3300 năm tuổi. Chiếc cột thứ 2 lớn hơn, do nặng nên vẫn được Pháp để lại Ai Cập. Sau này tổng thống François Mitterrand trả lại cho Ai Cập chiếc cột thứ 2.
Cột làm bằng khối đá granite đỏ nguyên khối, cao 23m, nặng 280 tấn. Ngày 1/12/1993, Hội SIDA Pháp tròng vào cột này 1 chiếc bao cao su khổng lồ màu đỏ.
Đài phun nước de la Concorde, do vua Louis-Phillipe xây dựng. Lên ngôi giữa tk 19, thời kỳ nước Pháp đang bị phân hóa dữ dội, lục đục xào xáo, vua Louis-Phillipe muốn nối tiếp cao vọng của Napoleon I bằng cách xây dựng những kiến trúc ca ngợi vinh quang nước Pháp, cụ thể là dùng kiến trúc để thống nhất lòng dân. Theo em thấy, đài phun nước tuy chịu ảnh hưởng mạnh của những đài phun nước ở Rome, nhưng các họa tiết trang trí rõ ràng chịu ảnh hưởng của phương Đông, cụ thể là đế quốc Ottoman mà lúc này Pháp xem là đồng minh vô tư, tự nhiên và trung thủy nhất ở Châu Âu.
Phía sau là Nhà thờ Madeleine, 1 kiến trúc vốn do Napoleon I khởi công làm đền thờ ca ngợi những anh hùng quân đội Pháp. Khi Napoleon I bị hạ bệ và Louis XVIII lên thay, ngài chuyển nó thành 1 nhà thờ. Mang phong cách đền thờ La Mã (1 chế độ độc tài điển hình), Napoleon I hy vọng đường lối chuyên chế của mình sẽ đem lại vinh quang cho nước Pháp, đối lập với phong cách kiến trúc Hy Lạp dân chủ của nước Anh thế kỷ 19.
Cung điện Bourbon.