Căn phòng Chữ thập Hy Lạp (Greek Cross Room). Được thiết kế bởi Michelangelo Simonetti và hoàn thành khoảng 1780. Trong thời Giáo hoàng Pius VI (1775-1799), nó được dùng làm tiền sảnh cho Bảo tàng Pio Clementine, nối kết giữa nhiều phần khác của công trình với các gian khác của bảo tàng. Ta có thể nhận ra chức năng ban đầu của gian sảnh này, thông qua lối vào mang tính biểu tượng này, được nhấn mạnh bằng 2 bức tượng bằng đá hoa cương (granite) đỏ kiểu "telamons" theo phong cách Ai Cập cổ đại, thường được biết hơn với cái tên phong cách "Cioci". Được phục chế bởi Gaspare Sibilla, những tượng này có lẽ lấy từ Sảnh Vòm ở Biệt thự của hoàng đế La Mã Hadrian. Chủ đề Ai Cập được nhắc lại lần nữa bởi 2 con Sphinx bằng granite đỏ nằm ở đầu cầu thang. Chúng được tìm thấy trong cuộc khảo cổ ở Rome và được xác định niên đại vào khoảng đầu thế kỷ 1 SCN.
Phía trên vòm cửa này là những phù điêu lớn mô tả cảnh chiến đấu giữa các võ sĩ và ác thú. Phù điêu đã được phục chế phần lớn và có lẽ là 1 phần của 1 lăng mộ niên đại thuộc nửa sau thế kỷ 1 TrCN.
Trên hốc tường(niche) phía tay trái cửa là tác phẩm được mang tên
Verospi Augustus, một hoàng đế anh hùng được ca ngợi nhiều và có lẽ được tạc chân dung vinh danh sau khi mất, mô tả hoàng đế trong trang phục Hy Lạp với chỉ có 1 chiếc áo choàng quấn bên hông. Phía hốc tường đối diện là
Gaio Cesare, người cháu được nhận quyền thừa kế Augustus. BỨc tượng này được tìm thấy tại Basilica (pháp đình) Otricoli, mô tả vị hoàng tử trẻ đang mặc chiếc áo toga và trùm đầu lại, tư thế để chuẩn bị lễ quyên sinh. Đây là 1 phần của bộ điêu khắc vinh danh gia đình hoàng tộc Julius-Claudia. Bộ sàn ghép đá mosaic được phục chế ở giữa phòng được tìm thấy năm 1741 trong cuộc khai quật ở 1 biệt thự La Mã gần đô thị cổ Tusculum (nay là Frascati) có niên đại tk 1 TrCN.