What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh châu Âu trong 20 ngày (lịch trình trang 1)

Đã qua thời Hellenic (Hy Lạp Cổ đại)

IMG_2493.jpg

Hai bức tượng ở giữa là Nữ thần Rạng Đông Aurora bằng cẩm thạch và Nữ thần Sắc đẹp Aphrodites bằng đồng, có lẽ là thời kỳ Tiền Hellenic hoặc đầu thời Hy Lạp chính thống



IMG_2494.jpg

Những đầu tượng biếm họa (caricatures)


IMG_2495.jpg

Tượng động vật. Trong văn hóa nguyên thủy, hành động vẽ tranh, tạc tượng mang ý nghĩa sao chép linh hồn và quyền năng của đối tượng trong tác phẩm. Chẳng thế mà các cụ ông cụ bà ta thời thế kỷ 19 khi được người Pháp chụp hình đều ráng xòe cho đủ 10 ngón tay, vì nếu thiếu ngón thì cũng như bị bỏ bùa tà. Rất thường trong phim ảnh ta gặp cảnh phù ếm hình nhân giẻ rách, lấy kim châm mắt hay bẻ chân hình nhân để ếm cho kẻ bị hại phải bị hại.


IMG_2496.jpg

Nữ thần Sắc đẹp Aphrodite và thần rượu nho Dionysos


IMG_2497.jpg

Các mặt nạ sân khấu Hy Lạp. Sân khấu Hy Lạp là sân khấu ca kịch điển hình, trong đó diễn viên ít di chuyển và dùng mặt nạ để biểu lộ cảm xúc nhân vật : khi nhân vật buồn anh ta giơ mặt nạ miệng méo xệch, khi vui là mặt nạ miệng vếch lên. Chẳng thế mà biểu tượng của nghệ thuật sân khấu Việt Nam là 2 cái mặt nạ miệng xệch miệng vếch bên cây đàn luýt. Sân khấu La Mã có tính tạp kỹ cao hơn, diễn viên chạy đi chạy lại nhiều nên sân khấu to rộng hơn, có mặt phản xạ âm để khán giả nghe cho rõ.
 
Last edited:
Các mặt nạ sân khấu Hy Lạp. Sân khấu Hy Lạp là sân khấu ca kịch điển hình, trong đó diễn viên ít di chuyển và dùng mặt nạ để biểu lộ cảm xúc nhân vật :

Một phần cũng bởi vì thời đó là ca-kịch, diễn viên phải hát, ngâm nga thơ (thi ca là một), nên chẳng thể nào biểu diễn hình trạng khuôn mặt được. Cứ nghĩ đến cảnh Edip đau khổ dằn vặt mà đồng thời phải gân cổ lên những câu ca ngân nga thì thật là khó khăn cho diễn viên. Hehe.
 
IMG_2499.jpg

Từ ban sơ con người đã trăn trở tìm cách có được sự bất tử, hoặc ít nhất cũng bất tử 1 phần. Cũng như Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại (Roman period) cũng sử dụng phương pháp điêu khắc chân dung để lưu giữ hình ảnh người vừa chết. Các đầu tượng ở trên được chạm sau khi vừa qua đời.


IMG_2500.jpg

Bên trái là đầu tượng 1 phụ nữ (funerary portrait) vùng Palmya thời La Mã cổ đại (khoảng năm 100-150 SCN) tay trái đang cầm 1 tấm bảng ghi chép (writing table), lúc này vùng Palmya (ngày nay thuộc Syria) nằm trong đế chế La Mã. Tượng bên phải là đầu 1 người đàn ông vùng Palmya tạc trong tang lễ (funerary portrait).


IMG_2503.jpg

Sargon I, vua Ba Tư


IMG_2505.jpg

Văn bản của Sargon I, tìm thấy ở Cung Sargon I tại Khorsabad. Đây là ký tự hình nêm.
 
Last edited:
IMG_2512.jpg

Một chiếc chậu tắm La Mã. Người La Mã đặc biệt thích tắm.


IMG_2515.jpg

Hình như là Thần ánh sáng-tiên tri-bắn cung-chữa bệnh-thi ca và nghệ thuật Apollo, một vị thần quan trọng trong hệ thống đa thần của Hy Lạp cổ đại (cũng là thần mặt trời Helios). Có nguồn gốc từ thần Mặt trời của vùng Tiểu Á


IMG_2516.jpg




IMG_2517.jpg

Có lẽ mô tả cảnh thần Zeus biến thành con bò đực để ve vãn nàng Europe


IMG_2518.jpg

Có lẽ là nữ thần Athena (còn gọi là thần Pallas), vị thần trí tuệ, chiến tranh, pháp luật, bảo trợ nghề thủ công. Đây có lẽ là 1 bức tượng thời La Mã sao chép nguyên bản thời Hy Lạp.
 
IMG_2519.jpg

Bệ trang trí bên trong nhà ở


IMG_2522.jpg

Em không đoán được đây là thần gì... Bác nào biết giúp em với.


IMG_2524.jpg

Có thể là anh hùng Diomede?


IMG_2525.jpg

Nguyên bản nhóm tượng Laocoon


IMG_2526.jpg



IMG_2527.jpg

Nhóm tượng trước khi được phục chế (restoration) năm 1957. Hình chụp cho thấy những bổ sung đắp vá của lần phục chế trong thế kỷ 16 dưới bàn tay của Mikelangelo.
 
Đến đây nảy ra 1 câu hỏi: tại sao nhà thờ La Mã, vốn nặng tay với tất cả những gì tà đạo, heresy, đa thần giáo v.v. như thể hiện ở đền Pantheon hay Coloseum (em sẽ kể sau) lại chấp nhận hàng loạt trang trí giữa lòng Vatincan theo motif đa thần giáo Hy-La?

Tất nhiên, em không biết gì về tôn giáo này và cũng không phải là Robert Langdon.

Nhưng sau khi lang thang ở Vatican, ta không thể không đặt ra câu hỏi trên.

Ngược lại lịch sử 1 chút, ta thấy Lịch sử của Vatican là lịch sử của thỏa hiệp để tồn tại và phát triển. Vào tk4 SCN, trước sự cần thiết củng cố đế chế đang rạo rễu sau hơn 3 tk tồn tại phát triển mạnh mẽ, hoàng đế La Mã thỏa hiệp với tôn giáo mới này, mong nó thổi sinh khí vào đế chế của ông. Trong thời Trung cổ, cho tới trước các cuộc Thập tự chinh, nỗ lực của Vatican là thiết lập 1 trật tự vững chắc cho vùng đất Tây Âu của mình. Vì lẽ đó, họ phải liên minh và thỏa hiệp với những bộ lạc đa thần của dân rợ. Vào thời hậu Thập tự chinh, trước áp lực phải cải tổ mạnh mẽ sau khi mở cửa giao lưu với Hồi giáo, nhà thờ, mặc dù liên tục trấn áp mạnh tay với Thệ phản, tà giáo, phù thủy... lại dễ dàng thỏa hiệp với việc xem ngay cả Giáo hoàng trước tiên cũng vẫn là 1 con người. Như vậy, việc liên tục thế tục hóa và thỏa hiệp là đòi hỏi tất yếu để giúp Vatican tồn tại, trong 1 thế giới đầy những thế lực hùng mạnh khác nhau, đầy những cạnh tranh khốc liệt, đầy những cuộc chiến vì sự sống còn. Thế tục hóa liên tục, đó là yếu tố quan trọng giúp Kito giáo La Mã tồn tại và phát triển.
 
Đến đây nảy ra 1 câu hỏi: tại sao nhà thờ La Mã, vốn nặng tay với tất cả những gì tà đạo, heresy, đa thần giáo v.v. như thể hiện ở đền Pantheon hay Coloseum (em sẽ kể sau) lại chấp nhận hàng loạt trang trí giữa lòng Vatincan theo motif đa thần giáo Hy-La?


Ngược lại lịch sử 1 chút, ta thấy Lịch sử của Vatican là lịch sử của thỏa hiệp để tồn tại và phát triển. ...Thế tục hóa liên tục, đó là yếu tố quan trọng giúp Kito giáo La Mã tồn tại và phát triển.

Thực tế thì quyền lực của Giáo hội Công giáo (mãi đến thế kỉ 17 mới thực sự chuyển về Vatican) không có ngay từ đầu. Trong thời gian thế kỉ 4 - 9, các Giám mục thành Rome làm gì có cái quyền "Giáo hoàng", họ vẫn nằm dưới sự cai trị thế tục của Hoàng đế La Mã tại Byzance, của các tướng lĩnh, của thủ lĩnh các bộ tộc Goth, Vandas. Sau đó thì bên ngoài Lãnh địa Giáo hoàng (Papal state) vẫn là quyền của các tiểu quốc thuộc Italia.

Theo tôi, rất có thể trong phạm vi lãnh địa của Giáo hoàng, các hình thức tranh tượng ngoại giáo đã bị phá hủy, nhưng những di vật hiện tại ta thấy trưng bày tại Vatican ngày nay là thu thập trên khắp các vùng còn lại của Italia, nghĩa là những gì may mắn sống sót trong kho tàng khổng lồ vĩ đại của Hy-La. Một số trong các hiện vật trưng bày là tác phẩm làm lại dưới thời Phục Hưng.

Đến thời Phục Hưng, thì ngay cả các Giáo hoàng đạo mạo cũng phải thừa nhận và say mê vẻ đẹp của các tác phẩm cổ điển. Họ ra lệnh tàn phá những thứ mà họ không đem về Rome được, còn cái gì dấu được làm của riêng thì cũng thu thập bằng sạch đem về kho của mình.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,292
Bài viết
1,172,607
Members
191,737
Latest member
luathoangnguyen
Back
Top