Basilica Papale di Santa Maria Maggiore - Nhà thờ Giáo hoàng thờ Thánh chủ Maria. Vốn là một nhà thờ Đức mẹ từ thời La Mã cổ đại.
http://en.wikipedia.org/wiki/Basilica_di_Santa_Maria_Maggiore
Bản thân tên gọi basilica còn có nguồn gốc từ xưa hơn nữa.
Đô thị cổ xưa nhất thế giới có lẽ là các đô thị Ấn Độ của người Dravidian. Thứ đến là các đô thị Ai Cập cổ đại. Nhưng có lẽ những đô thị có tính hiện đại và gần gũi với các thành phố văn minh ngày nay nhất, có lẽ là các đô thị Hy Lạp cổ đại. Bởi vì chúng có hầu hết những kiến trúc công cộng mà ngày nay chúng ta được hưởng như nhà hát công cộng (cái nhà hát của vua Minh Mạng chỉ là một căn nhà gỗ tí con cho khoảng dăm chục người), sân vận động, quảng trường, trường đua ngựa, phòng họp nghị viện v.v. Đến thời La Mã cổ đại thì thể loại công trình trong đô thị còn phong phú hơn nữa: có thêm trường đấu giải trí (amphitheatre), nhà tắm công cộng (thermae), khải hoàn môn, chung cư (insulae), cầu dẫn nước (aquaeductus), đường bộ liên quốc gia, nghĩa địa, và nhất là Pháp đình (basilica). Như em đã đề cập, La Mã phát triển và lan rông khắp Châu Âu không chỉ nhờ quân đội La Mã có tổ chức nhất thế giới cổ đại, mà vì người La Mã có luật pháp và tôn trọng luật pháp. Các công dân La Mã có quyền bình đẳng nhất định trước luật pháp, một điều ưu việt hơn hẳn các dân rợ man rợ xung quanh. Và nơi thể hiện tinh thần pháp luật là basilica.
Sau này, khi Kito giáo trở thành quốc giáo, người ta lấy basilica làm nhà thờ và thêm vào 2 bên cánh 2 nhà nguyện để có được mặt bằng mang hình thập giá.
Các basilica ban đầu có mái lợp ngói trên rui kèo gỗ và đóng trần gỗ nên nội thất khá giống thế này. Chỉ về sau người ta dùng các vòm đá và đúc bê tông thì mái nhà thờ mới cao vút lên.