Tokyo - nhiều cái mới lạ
Hạ cánh sân bay Narita Tokyo 1 ngày cuối tháng 8. Có lẽ không nóng hơn VN, nhưng vừa từ châu Âu sang thì nghe chừng hơi nóng, độ ẩm cũng cao, trời lại xám xám nhờ nhờ chứ ko xanh ngắt như các bạn Địa Trung Hải.
Sân bay Narita là sân bay cũ, vì vậy ko có gì hoành tráng. Cho đến nay, ấn tượng về 1 sân bay mới, sạch, văn minh, tiện lợi nhất có khi là sân bay Incheon - Seoul (các cô nhân viên cô nào cũng xinh tươi, cao ráo), sân bay xấu và khó chịu nhất là sân bay Seremechevo - Moscow, và ở sân bay Narita là những nhân viên bé nhỏ, những khuôn mặt hiền lành, tận tụy.
Từ nhiều năm nay, người Nhật đã rất chú trọng chế độ dinh dưỡng và tập luyện, chiều cao và tầm vóc cơ thể của đàn ông Nhật bây giờ trung bình đã là 170. Tuy nhiên gốc gác người Nhật không phải là chủng người cao to, vì vậy nếu sang Nhật, bên cạnh những thanh niên cao to, vẫn gặp rất nhiều những người hơi bé quá (thấp bé hơn cả người VN trung bình). Các công ty, hãng lớn của Nhật cũng khá coi trọng hình thức, tầm vóc bé nhỏ có lẽ cũng là điểm bất lợi khi apply những công việc cần giao tiếp. Có lẽ vì vậy, các công việc dịch vụ, lao động chân tay ở sân bay toàn những người bé nhỏ, cả đàn ông lẫn phụ nữ. Tự nhiên lại thấy mình cao to!
Người Nhật rất chu đáo. Với lại, bảng biển của họ phần lớn là chữ Hán (cũng giống khi sang Tàu), sợ người nước ngoài ko hiểu, họ bố trí nhân viên nói tiếng Anh cơ bản hướng dẫn từ tận cửa máy bay. Đi 1 đoạn lại có 1 nhân viên (thấp bé) đứng cúi chào và hỏi đi đâu để họ chỉ đường. Đâu đâu cũng thấy những khuôn mặt hiền lành và tận tụy.
Lấy bus (2200Yen, khoảng 20$) về ga Shinjuku, 1 trong những ga đầu mối ở Tokyo. Do lằng nhằng với anh nhân viên British Airway nên bị trễ máy bay, phải đi chuyến sau chậm hơn 2 tiếng, ko kịp báo lại cô bạn ra đón. Cứ nghĩ lên ô tô sẽ alo, giờ mới nhớ ra Nhật bủn dùng hệ thống điện thoại riêng, ko phải hệ GSM như nhà mình và châu Âu, điện thoại mang sang coi như chết! Thực ra nếu đồ đạc ko lủng củng thì có thể đi tàu, rẻ hơn.
Cũng may cô bạn vẫn loanh quoanh chờ đợi (hú vía). Khệ nệ khuân vác, chuyển tàu đi về ga nhà bạn. Đến nơi, vào bãi lấy cái xe đạp, chất vali lên, lững thững về ký túc sinh viên quốc tế.
Phương tiện giao thông chủ yếu và tiện nhất ở Tokyo là tàu điện (denshya - điện xa). Rất nhiều người có thêm cái xe đạp, sáng sáng đạp ra ga, bỏ đó, chiều về lại lấy xe đi về. Nhiều người có 2 xe đạp ở cả 2 đầu nếu đầu kia cquan hoặc trường cũng ko gần.
Không như quan niệm thông thường, Tokyo ko có nơi nào gọi là center, or downtown. Có lần đã hỏi 1 chị cùng văn phòng chỗ nào là old center, hoặc downtown, chị ấy ngẫm nghĩ mãi rồi bảo ko có. Có 1 khu phố lâu đời là Ginza, nơi ngày xưa cũng có nhiều kênh, nhiều cầu, nhưng nay là khu phố của những shop thời trang hàng hiệu, tất cả đã thành đường bê tông, ko còn gì dấu ấn để nói đó là old quarter nữa. Có khu Hoàng Cung, có chùa cổ Asakusa, có nhà hát cổ Kabuki, có cầu cổ Nihonbashi (đã bị 1 cái đường cao tốc xây đè trên đầu phục vụ olympic năm nào), nhưng không còn tồn tại khu nào có thể gọi là old center. Còn nếu có nơi nào đó có thể coi là center, thì chính là khu vực các ga tàu chính như Shinjuku, Shibuya...
Hệ thống tàu điện ở Tokyo phát triển theo mô hình vệ tinh và đã được xã hội hóa từ lâu, nhà nước và tư nhân cùng khai thác. Nhìn trên bản đồ sẽ thấy các chấm ga lớn, từ đó tỏa ra các nhánh tia xung quanh, và nối với các ga lớn khác. Xung quanh các ga chính đó người ta xây dựng hệ thống department store, khách sạn, văn phòng công ty, hệ thống nhà hàng, cửa hiệu cũng theo đó phát triển. Vì thế ko có 1 center duy nhất theo cách hiểu thông thường, mà có vài trung tâm.
Chỉ có 1 cái bất tiện hơn so với hệ thống giao thông công cộng (metro) của những thành phố lớn ở châu Âu như Paris hay London là ở đây hệ thống theo hình vệ tinh, nhiều khi 2 địa điểm không quá xa nhau về mặt địa lý, nhưng đi tàu thì lại phải lộn về ga chính, ga trung chuyển (to nhất là Shinjuku) để chuyển tàu. Cái ga này lúc nào cũng đông người, nhốn nháo đi lại. Giờ cao điểm thì như đàn kiến vỡ tổ, tung toé, cuống quít chạy về các hướng để chuyển tàu.
Cái bất tiện thứ 2 là giá vé phụ thuộc vào khoảng cách, và vào line mà bạn đi. Thông thường line nhà nước (JR - japan railways) sẽ rẻ hơn line tư nhân như Keio, Odakyu...
Ko như ở paris chẳng hạn, 1 cái vé có thể đi thoải mái trong zones cho phép, muốn đi từ đâu đến đâu cũng được. Ở Tokyo, vé tính theo khoảng cách, và nhiều khi do line nhà nước bị đi vòng, nếu chọn line tư nhân cho gần hơn, giá vé có thể đắt gấp rưỡi giá đi vòng của JR. Mua 1 cái vé tháng cũng vậy, từ điểm nọ đến điểm kia sẽ có thể vài option, toàn JR sẽ rẻ nhất (thường là bị vòng mất thời gian), hoặc 1 đoạn JR, 1 đoạn của hãng tư nhân nào đó. Đã chọn 1 lộ trình nào đó rồi, nếu có đi trệch ra lộ trình đó sẽ lại bị tính thêm tiền. Tại ga đến, chỉ việc đút cái tháng vào máy tính extra fee, máy tự động chui ra phần tính phụ trội, dùng cái này đút thì mới ra cửa được.
Khoảng cách từ nơi mình ở đến văn phòng, đi xe đạp khoảng 40', tức là ko xa lắm, nhưng ko ai đi vì quá nhiều cầu vượt, và gió ở Tokyo rất to, xe đạp rất vất vả. Mua vé tàu, tính cả thời gian chuyển tàu cũng mất 40', thêm tgian di chuyển đến 2 đầu ga, đi mất tiếng rưỡi, về mất tiếng rưỡi, vị chi mỗi ngày mất toi 3 tiếng. Giá vé tháng cho lộ trình đó là 110$ (JR) và nếu chọn tuyến tư nhân cho nhanh hơn thì khoảng 160$.
Có vé tháng rồi, nhưng cuối tuần có muốn đi thăm bạn bè, hoặc lên kế hoạch đi chơi chỗ nọ chỗ kia, lại cắn răng, nuốt nước mắt trả thêm tiền (Thảo nào ở bên Nhật cuối tuần có đi chơi thì cũng chỉ loanh quanh khu vực ga chính)
Trước đây đã từng học và nghe kể vô số điều về nước Nhật và người Nhật, nhưng đến nới rồi mới thấy sự thật quả là sinh động hơn tưởng tượng rất nhiều. Người ta vẫn nói 3 thành phố có tàu điện/metro đông nhất TG là London, Mexico và Tokyo. London và Mexico cũng đông, nhưng ko thể sánh với Tokyo được.
Trước khi sang Nhật, có thằng ku cùng lớp thắc mắc sao lại sang Nhật thực tập làm gì, nó nghe nói ở bên Nhật có người được trả lương, mang găng tay trắng, chỉ để đứng trên ga, push người vào trong. Vừa nghe đã phì cười, bảo mày cứ nghe người ta phóng đại, make fun of the Japanese. HÓA RA ĐÚNG THẬT.
Tối về thì thong thả hơn vì người ta ko còn lo lắng đi làm muộn, nhưng sáng ra, ai cũng cuống quít lo muộn giờ (có khi cái này ngược với nhà mình tí ti nhỉ
. Trung bình cứ 5' lại có 1 chuyến tàu, nhưng lỡ mất chuyến này thì lại kéo theo lỡ chuyến ở ga trung chuyển. Đã có lần thấy đông quá, ko thể len vào được, bác nhân viên găng tay trắng bảo có đợi chuyến sau cũng thế thôi. Thế rồi 1 bác đứng gông mình bạnh cái cửa, 1 bác ra sức đẩy người vào cho hết. Các bác giai Nhật có sức khoẻ thì nhanh nhẹn hơn, tàu đến, các bác bước lên cửa tàu, quay mông vào trong, quay mặt ra ngoài, dùng mông đè người bên trong, nói chung các bác lọt vào rất nhanh. Có lẽ vì được vận động hàng ngày, phần hậu của giai Nhật khá phát triển và trông có vẻ khoẻ mạnh :T
Gái thì thấp bé nhẹ cân hơn, có đẩy cũng ko lèn được ai, nên thường phải có mấy bác nhân viên nhà tàu trợ giúp. Số là cách đây mấy năm, có trường hợp 1 chị người Nhật ko chui được vào hẳn, nửa người trong nửa ngoài, tuyến đường lại đi qua đường hầm, đến ga tiếp theo thì chị ấy đã nghẻo mất rồi. Sau đó người ta phải thiết kế lại hệ thống cửa tàu đóng 2 lần. Lần 1 đóng hờ hờ, mở ra thêm 1 lần, ai còn lấp lửng thì hoặc vào hoặc ra, rồi cửa mới đóng hẳn. Hơn nữa, quá kinh hoàng với tai nạn trên, từ đó tại các ga lớn và trung, các tuyến đều phải bố trí vài nhân viên trên ga, hỗ trợ lèn người vào hết rồi mới ra hiệu cho tàu chạy.
Mọi người xem cái video này nhé, sự thật y như thế này, sáng nào cũng như sáng nào
http://www.metacafe.com/watch/1260636/how_to_load_people_on_trains_in_japan/
Tokyo là đông nhất, các thành phố khác ko đến nỗi vất vả thế này.
Lọt được vào bên trong rồi, nhiều khi bị bên ngoài đẩy, chân 1 nơi mà người nghiêng 1 nẻo. Nhiều khi cái túi đeo ngang mông cũng thành trở ngại, đè vào tê tái, lại phải tìm cho nó 1 cái hốc, thường là cái hõm ở vai, do cổ mình thụt vào giữa đầu và vai, tạo ra cái hõm
Mỗi khi đến 1 ga mới, cả đoàn người gần cửa lại tự động im lìm thứ tự bước ra để nếu có ai bên trong muốn xuống thì xuống, ai đi tiếp thì lại lên. Rất thứ tự, ko chen lấn xô đẩy, ng bên trong cũng ko bao giờ phải lên tiếng xin phép xin phiếc gì cả.
Ghế ngồi dọc theo thân tàu rất bé, tối thiểu kê đủ cái mông. Dưới chân, sát dọc theo hàng ghế là vạch sơn vàng, chỉ ra rằng nếu bạn đã được ngồi thì chỉ nên thu chân và đầu gối trong phạm vi cái vạch vàng đó, bên ngoài vạch phải nhường cho người đứng. Tất nhiên khi vắng người thì thoải mái.
Lên tàu thì ko nên cười nói thành tiếng, ko được để chuông điện thoại, giữ yên tĩnh cho những người tranh thủ ngủ, hoặc muốn đọc sách (hầu như ai lên tàu cũng cầm cuốn sách gì đó). Nếu đứng gần khu vực dành cho người già và bà bầu thì phải tắt mobi hoàn toàn, vì có thể sóng điện thoại làm ảnh hưởng đến tim.
Vừa từ châu Âu, đặc biệt là từ nước Ý ở đâu cũng thấy người nói cười ha hả, sang Nhật quả có lắm cái phải để ý. Giá mà ko biết gì, ko đọc được các qui định này kia thì cũng mặc kệ đấy!