tanphuc113
Phượt thủ
Ngày 6: Phan Rang - Nha Trang
• Mình sắp đi qua cây cầu 48 tuổi... Cầu Long Hồ được Mỹ xây năm 1965 bắc qua đầm Thủy Triều (theo googlemap) đi rồi về ngồi lại mới biết chứ không phải “đi rồi mới biết” *ha ha*
• Cầu nhìn “chắc nụi” không biết “lão” đây có được tu sửa, sơn quét gì chưa?
• Khúc vắng xe, có xe đi thẳng, vô tư đạp thẳng luôn! Đầu ngã 3 này có chốt bộ đội, mặt anh nào cũng ngơ ra nhìn thằng đạp với cái xe. “thôi quay đầu lại hỏi cho chắc” nghĩ bụng... thế là mấy ảnh chỉ đi hướng sân bay *hả hê chưa* ^^
• Cảnh đẹp quá cầu Long Hồ ơi!
• Một biển chỉ dẫn bên kia đường, Mỹ Ca là khu này.
• 10h40 òi, tránh nắng chút, vi vu đoạn đầu của đường Nguyễn Tất Thành, kết đường này là Nha Trang *hô hô*
• 10h05 tình cờ liếc ngang thấy cái nhà cổ, đang tập trung đạp, trời thì nắng nóng quá... vừa đạp vừa nhìn ngang xem nó là gì, cũng buồn buồn móc nhanh cái máy chụp lại đôi tấm làm mốc kỷ niệm.
• Về nhà tra cứu mới biết là nhà thờ Công Giáo, và một quá khứ lẫn hiện tại đầy thăng trầm của ngôi nhà thờ Đan viện Citeaux Mỹ Ca này (dòng Xi-tô).
[tư liệu]
• Bức tượng thạch cao ngày nào nay còn đâu *hic hic* Sau đây là trích lược về lịch sử Đan viện “...xây dựng từ năm 1934 đến năm 1938 thì hoàn thành. Nhà thờ có cùng kiến trúc, niên đại với Nhà Thờ Núi (nhà thờ Chánh tòa) Nha Trang. Nơi đây trước kia là một dòng kín, dòng tu Citeaux. Từ trước khi những linh mục thuộc dòng Lérins ở nước Pháp đến, thì nơi đây chỉ là một làng chài hẻo lánh. Làng chài này nằm gần nơi cổng vào Vùng 4 Hải Quân với số dân khoảng 200 người. Từ sau năm 1975, những người dân đã từng sống ở nơi đây bị chính quyền CSVN buộc phải di dời về ở làng Xuân Ninh cách đó khoảng 4km... Việc tìm kiếm thông tin về Đan viện này cũng rất phức tạp, vì nó đã bị bỏ hoang khá lâu nên chẳng còn mấy người biết đến. Ấy là chưa nói những người dân sống lân cận nhà thờ đã bị buộc di dời đi nơi khác, nhà cửa, đất đai của họ sau 1975 đã bị quốc hữu hóa và sau này được chia lại cho những quân nhân Hải quân hoặc gia đình của họ. Có người cho rằng, dòng tu này đã bỏ hoang từ năm 1965 khi người Mỹ đến Cam Ranh và sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự nhằm kiểm soát cả khu vực Đông Nam Á và biển Đông. Nhưng thông tin này không chính xác. Ordinary Guy- một cựu quân nhân Mỹ, người mà tôi quen được trên internet thông qua mạng xã hội Facebook, thật may là ông từng đã đồn trú tại Cam Ranh trong vòng 18 tháng từ năm 1966-1967 cho biết, nhà thờ vào thời điểm ông đóng quân vẫn hoạt động bình thường. Những binh sỹ Mỹ như anh bị cấm không được đến gần khu vực nhà thờ để không làm ảnh hưởng đến việc tu tập của các thầy tu...”
[tư liệu]
• Hiện tại nhà thờ được chính quyền địa phương quản lí và bán lại, hay chuẩn bị san phẳng lấy mặt bằng gì đó không biết, quá khứ thì khép lại hết nhưng tiếc cho một công trình văn hóa – tôn giáo – lịch sử khắp bị tàn phá, mặc dù khu xung quanh này đất rộng bao la, thênh thang. Nếu có thể hãy gìn giữ nhà thờ!
• Mình sắp đi qua cây cầu 48 tuổi... Cầu Long Hồ được Mỹ xây năm 1965 bắc qua đầm Thủy Triều (theo googlemap) đi rồi về ngồi lại mới biết chứ không phải “đi rồi mới biết” *ha ha*
• Cầu nhìn “chắc nụi” không biết “lão” đây có được tu sửa, sơn quét gì chưa?
• Khúc vắng xe, có xe đi thẳng, vô tư đạp thẳng luôn! Đầu ngã 3 này có chốt bộ đội, mặt anh nào cũng ngơ ra nhìn thằng đạp với cái xe. “thôi quay đầu lại hỏi cho chắc” nghĩ bụng... thế là mấy ảnh chỉ đi hướng sân bay *hả hê chưa* ^^
• Cảnh đẹp quá cầu Long Hồ ơi!
• Một biển chỉ dẫn bên kia đường, Mỹ Ca là khu này.
• 10h40 òi, tránh nắng chút, vi vu đoạn đầu của đường Nguyễn Tất Thành, kết đường này là Nha Trang *hô hô*
• 10h05 tình cờ liếc ngang thấy cái nhà cổ, đang tập trung đạp, trời thì nắng nóng quá... vừa đạp vừa nhìn ngang xem nó là gì, cũng buồn buồn móc nhanh cái máy chụp lại đôi tấm làm mốc kỷ niệm.
• Về nhà tra cứu mới biết là nhà thờ Công Giáo, và một quá khứ lẫn hiện tại đầy thăng trầm của ngôi nhà thờ Đan viện Citeaux Mỹ Ca này (dòng Xi-tô).
• Bức tượng thạch cao ngày nào nay còn đâu *hic hic* Sau đây là trích lược về lịch sử Đan viện “...xây dựng từ năm 1934 đến năm 1938 thì hoàn thành. Nhà thờ có cùng kiến trúc, niên đại với Nhà Thờ Núi (nhà thờ Chánh tòa) Nha Trang. Nơi đây trước kia là một dòng kín, dòng tu Citeaux. Từ trước khi những linh mục thuộc dòng Lérins ở nước Pháp đến, thì nơi đây chỉ là một làng chài hẻo lánh. Làng chài này nằm gần nơi cổng vào Vùng 4 Hải Quân với số dân khoảng 200 người. Từ sau năm 1975, những người dân đã từng sống ở nơi đây bị chính quyền CSVN buộc phải di dời về ở làng Xuân Ninh cách đó khoảng 4km... Việc tìm kiếm thông tin về Đan viện này cũng rất phức tạp, vì nó đã bị bỏ hoang khá lâu nên chẳng còn mấy người biết đến. Ấy là chưa nói những người dân sống lân cận nhà thờ đã bị buộc di dời đi nơi khác, nhà cửa, đất đai của họ sau 1975 đã bị quốc hữu hóa và sau này được chia lại cho những quân nhân Hải quân hoặc gia đình của họ. Có người cho rằng, dòng tu này đã bỏ hoang từ năm 1965 khi người Mỹ đến Cam Ranh và sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự nhằm kiểm soát cả khu vực Đông Nam Á và biển Đông. Nhưng thông tin này không chính xác. Ordinary Guy- một cựu quân nhân Mỹ, người mà tôi quen được trên internet thông qua mạng xã hội Facebook, thật may là ông từng đã đồn trú tại Cam Ranh trong vòng 18 tháng từ năm 1966-1967 cho biết, nhà thờ vào thời điểm ông đóng quân vẫn hoạt động bình thường. Những binh sỹ Mỹ như anh bị cấm không được đến gần khu vực nhà thờ để không làm ảnh hưởng đến việc tu tập của các thầy tu...”
• Hiện tại nhà thờ được chính quyền địa phương quản lí và bán lại, hay chuẩn bị san phẳng lấy mặt bằng gì đó không biết, quá khứ thì khép lại hết nhưng tiếc cho một công trình văn hóa – tôn giáo – lịch sử khắp bị tàn phá, mặc dù khu xung quanh này đất rộng bao la, thênh thang. Nếu có thể hãy gìn giữ nhà thờ!