VictorPhung
Phượt thủ
CHẶNG 7: Cát Tiên – Tân Phú (xuyên rừng Nam Cát Tiên)
Mar 13, 2010. Lộ trình: http://ridewithgps.com/trips/27341
Đọan đường đi được: 75km. Đã đi được: 525km
(Lâm Đồng - Bình Phước – Đồng Nai)
Do đàn voi dữ đang họat động gần Phú Lý, nên dù có muốn đi qua đó thì chắc kiểm lâm cũng không cho, do vậy lộ trình ngày hôm nay có chút thay đổi. Chúng tôi sẽ đi từ Phước Cát xuyên 20km vùng đệm của rừng quốc gia tới Đắk Lua rồi tiếp tục thêm 20km vùng lõi của khu rừng nguyên sinh này để xuống tới tổng hành dinh NCT. Sau đó tùy vào tình hình để quyết định tiếp tục đi qua Phú Lý hay sẽ vượt sông để ra Tân Phú.
Sáng ra trả phòng, hỏi thăm chị chủ nhà nghỉ thì được biết từ Bungo có đường tắt chạy qua cầu phao để vào cửa rừng Đăk Lua, nhưng chúng tôi vẫn quyết định đi ngược 10km về lại Đăng Hà để có thể bắt đầu tiến vào rừng từ vùng đệm phía bắc của Nam Cát Tiên. 7h00, xe lăn bánh, đi ngược lại con đường ngày hôm qua. Đến Phước Cát chúng tôi dừng lại ăn sáng, sau đó qua cầu Phước Cát độ 1km thì đến cái ngã ba quẹo trái vào vùng đệm của Nam Cát Tiên.
Cầu Phước Cát
Con đường khá đẹp, ít xe. 5km đầu là đường nhựa dễ đi, có vài con dốc nhưng có lẽ sau chặng ngày hôm qua thì những con dốc ở đây không đủ để làm khó hai cặp giò đã được luyện công bầm dập mấy ngày nay. Tiếp đến là đường đất đỏ, con đường cứ uốn lượn cặp theo dòng chảy của con sông Đồng Nai, hai bên tòan là rẫy và ruộng, Chưa có cảm giác gì là đang đi vào vùng đệm của rừng. Trên đường chúng tôi cũng thấy cái cầu phao nối qua Bungo, nếu như lúc sáng đi bằng đường cầu phao thì sẽ tiết kiệm được khỏang 15km. Nhưng không sao, con đường từ Đăng Hà đi vào đáng với công sức chúng tôi bỏ ra,
Đọan đầu là đường nhựa
Sau 5km đường nhựa thì tới đường đất
Chiếc cầu phao bằng tre nứa đi tắt từ Bungo qua Đăk Lua
Tuy là mùa khô nhưng người dân phải bơm nước từ sông lên để tưới tiêu cho ruộng rẫy nên con đường đất đỏ nhiều chỗ bị lầy lội, đi qua chỗ lầy bánh xe dính một lớp bùn nhão nhọet rồi tới chỗ khô lớp bùn đó như được lăn bột, đất cát cứ bắn tứ tung lên mặt lên người, cũng may tôi đã quyết định tháo bỏ cái vè ở nhà nếu không thì cũng mệt với nó.
Trong vùng đệm, bà con tranh thủ bơm nước lên làm vụ lúa để kịp thu họach trước mùa nước, vào mùa nước lớn khu vực này nước cao tới ngực
Con đường cứ uốn lượn theo con sông này
Gần đến vùng lõi của rừng, hỏi thăm người dân thì được biết trạm kiểm lâm Đăk Lua rất khó, dân ở đây không được đi vào rừng. Từ đây nếu muốn đi Tân Phú họ phải vòng ra lại Bungo, lên Madagui rồi mới đổ xuống Tân Phú, xa gấp đôi con đường xuyên rừng. Tôi cũng hơi lo vì không biết mình có xin đi qua được hay không, nếu không, phải cuốc ngược ra lại thì gay. Con GPS đã được vẽ trước con đường mòn dẫn hai thằng tôi đi qua một cây cầu gỗ nhỏ để chính thức đi vào vùng lõi của rừng. Qua cầu độ 50m thì gặp ngay trạm kiểm lâm Đăk Lua. Chúng tôi ghé vào trạm. Do không nghĩ tới việc vào rừng khó khăn như vậy nên tôi đã không chuẩn bị giấy tờ gì, Tôi vào xin gặp người có trách nhiệm ở đây. Tiếp tôi là anh Biên, trạm trưởng trạm Đăk Lua, anh bảo, đang là cao điểm mùa khô, mức báo động cháy rừng đang ở mức cực kỳ nguy hiểm nên anh không thể giải quyết cho bất cứ ai vào rừng lúc này được. Nhưng anh có để ngỏ một câu “trừ khi có sự đồng ý của giám đốc”. Sau một hồi gọi điện ngang dọc các kiểu tôi cũng liên lạc được với anh Thành, giám đốc. Sau một lúc trình bày qua điện thọai, anh Thành hỏi tới hỏi lui mấy lần - có phải hai anh đi bằng xe đạp? nếu hai anh đi bằng xe đạp thì tôi linh động giải quyết còn nếu đi xe máy thì dứt khóat không được đi vào. Lúc này tôi chưa hiểu lý do tại sao nhưng cũng mơ hồ ghi nhận được một điểm lợi thế nữa của xe đạp trong việc treking.
Vào đến cửa rừng, qua cây cầu gỗ là đến trạm kiểm lâm Đăk Lua
Mar 13, 2010. Lộ trình: http://ridewithgps.com/trips/27341
Đọan đường đi được: 75km. Đã đi được: 525km
(Lâm Đồng - Bình Phước – Đồng Nai)
Do đàn voi dữ đang họat động gần Phú Lý, nên dù có muốn đi qua đó thì chắc kiểm lâm cũng không cho, do vậy lộ trình ngày hôm nay có chút thay đổi. Chúng tôi sẽ đi từ Phước Cát xuyên 20km vùng đệm của rừng quốc gia tới Đắk Lua rồi tiếp tục thêm 20km vùng lõi của khu rừng nguyên sinh này để xuống tới tổng hành dinh NCT. Sau đó tùy vào tình hình để quyết định tiếp tục đi qua Phú Lý hay sẽ vượt sông để ra Tân Phú.
Sáng ra trả phòng, hỏi thăm chị chủ nhà nghỉ thì được biết từ Bungo có đường tắt chạy qua cầu phao để vào cửa rừng Đăk Lua, nhưng chúng tôi vẫn quyết định đi ngược 10km về lại Đăng Hà để có thể bắt đầu tiến vào rừng từ vùng đệm phía bắc của Nam Cát Tiên. 7h00, xe lăn bánh, đi ngược lại con đường ngày hôm qua. Đến Phước Cát chúng tôi dừng lại ăn sáng, sau đó qua cầu Phước Cát độ 1km thì đến cái ngã ba quẹo trái vào vùng đệm của Nam Cát Tiên.
Cầu Phước Cát
Con đường khá đẹp, ít xe. 5km đầu là đường nhựa dễ đi, có vài con dốc nhưng có lẽ sau chặng ngày hôm qua thì những con dốc ở đây không đủ để làm khó hai cặp giò đã được luyện công bầm dập mấy ngày nay. Tiếp đến là đường đất đỏ, con đường cứ uốn lượn cặp theo dòng chảy của con sông Đồng Nai, hai bên tòan là rẫy và ruộng, Chưa có cảm giác gì là đang đi vào vùng đệm của rừng. Trên đường chúng tôi cũng thấy cái cầu phao nối qua Bungo, nếu như lúc sáng đi bằng đường cầu phao thì sẽ tiết kiệm được khỏang 15km. Nhưng không sao, con đường từ Đăng Hà đi vào đáng với công sức chúng tôi bỏ ra,
Đọan đầu là đường nhựa
Sau 5km đường nhựa thì tới đường đất
Chiếc cầu phao bằng tre nứa đi tắt từ Bungo qua Đăk Lua
Tuy là mùa khô nhưng người dân phải bơm nước từ sông lên để tưới tiêu cho ruộng rẫy nên con đường đất đỏ nhiều chỗ bị lầy lội, đi qua chỗ lầy bánh xe dính một lớp bùn nhão nhọet rồi tới chỗ khô lớp bùn đó như được lăn bột, đất cát cứ bắn tứ tung lên mặt lên người, cũng may tôi đã quyết định tháo bỏ cái vè ở nhà nếu không thì cũng mệt với nó.
Trong vùng đệm, bà con tranh thủ bơm nước lên làm vụ lúa để kịp thu họach trước mùa nước, vào mùa nước lớn khu vực này nước cao tới ngực
Con đường cứ uốn lượn theo con sông này
Gần đến vùng lõi của rừng, hỏi thăm người dân thì được biết trạm kiểm lâm Đăk Lua rất khó, dân ở đây không được đi vào rừng. Từ đây nếu muốn đi Tân Phú họ phải vòng ra lại Bungo, lên Madagui rồi mới đổ xuống Tân Phú, xa gấp đôi con đường xuyên rừng. Tôi cũng hơi lo vì không biết mình có xin đi qua được hay không, nếu không, phải cuốc ngược ra lại thì gay. Con GPS đã được vẽ trước con đường mòn dẫn hai thằng tôi đi qua một cây cầu gỗ nhỏ để chính thức đi vào vùng lõi của rừng. Qua cầu độ 50m thì gặp ngay trạm kiểm lâm Đăk Lua. Chúng tôi ghé vào trạm. Do không nghĩ tới việc vào rừng khó khăn như vậy nên tôi đã không chuẩn bị giấy tờ gì, Tôi vào xin gặp người có trách nhiệm ở đây. Tiếp tôi là anh Biên, trạm trưởng trạm Đăk Lua, anh bảo, đang là cao điểm mùa khô, mức báo động cháy rừng đang ở mức cực kỳ nguy hiểm nên anh không thể giải quyết cho bất cứ ai vào rừng lúc này được. Nhưng anh có để ngỏ một câu “trừ khi có sự đồng ý của giám đốc”. Sau một hồi gọi điện ngang dọc các kiểu tôi cũng liên lạc được với anh Thành, giám đốc. Sau một lúc trình bày qua điện thọai, anh Thành hỏi tới hỏi lui mấy lần - có phải hai anh đi bằng xe đạp? nếu hai anh đi bằng xe đạp thì tôi linh động giải quyết còn nếu đi xe máy thì dứt khóat không được đi vào. Lúc này tôi chưa hiểu lý do tại sao nhưng cũng mơ hồ ghi nhận được một điểm lợi thế nữa của xe đạp trong việc treking.
Vào đến cửa rừng, qua cây cầu gỗ là đến trạm kiểm lâm Đăk Lua