What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
2434679053a41046.jpg


24346790435ce6cf.jpg


2434679053a3c226.jpg
 
Một số Linga-Yoni tại Mỹ Sơn

Linga tại tháp chính giữa

243467906582274d.jpg


Linga bên cạnh tháp Thư viện (nơi để đồ cúng tế)

2434679053a34523.jpg


Linga bày trong một tháp khác

243467906582468e.jpg


Yoni đã bị mất Linga

24346790658265cf.jpg


Có thể thấy phong cách khác nhau giữa các linga, có thể liên quan đến những thời kì văn hóa khác nhau, hoặc quan niệm văn hóa khác nhau. Linga chỉ tập trung phần đầu thể hiện sự tôn thờ cao nhất đối với Shiva, mà bỏ qua Brahma và Visnu.

Những di vật này cũng đã từng chìm nổi. Bệ Yoni của tháp chính đã từng là tảng đá mài dao của một người dân trong một thời gian dài, trước khi trở về vị trí cũ của nó. Nó đã bị vỡ khi tháp sập do bom Mỹ những năm chiến tranh. Những ngọn tháp khác và vô số di vật khác không biết giờ ở nơi đâu.
 
Một số bức tượng ở Mỹ Sơn, cũng như nhiều nơi khác bị mất đầu. Không biêt phần đầu những bức tượng này về đâu. Một phần do người Pháp đã mang đi. Khi những người chiếm đóng về nước, họ không mang được cả pho tượng đi, nên đã chặt lấy đầu, là phần tinh hoa nhất.

Điều này cũng tương tự một số pho tượng chùa ở miền Bắc, tượng Khơ Me ở Campuchia.

2434679053a383a3.jpg
 
Khu A nằm ở phía đông khu chính, cách một dòng suối nhỏ nước trong vắt. Có lẽ ngày xưa các tu sĩ Bà La Môn đã từng lấy nước ở đây để dội lên các Linga trong tháp.
Khu A giờ không còn gì hòan chỉnh, chỉ còn một nền tháp cũ, nhiều di vật bằng đá xung quanh, những cột đá nằm ngổn ngang, phù điêu, và bệ Yoni chính giữa tháp.

24346795d83644bf.jpg


24346795d8366400.jpg
 
Những tàn tích còn lại của khu F

24346795e257cf0d.jpg

Ngọn tháp chính, lớn nhất ở khu F đã bị một quả bom nổ ngay bên cạnh phá sập. Đất đá trùm lên phần còn lại của tháp, chôn vùi nó trong đất.
Khi khai quật ngọn tháp, những người làm việc đã vội vàng đào bới, bỏ lớp đất phủ bên ngoài (vốn giữ cho phần còn lại không đổ nốt) nhanh quá, nên tháp tiếp tục đổ.
Ngày nay phải gia cố bằng cọc sắt và mái che, nếu không phần này cũng sẽ sập hoàn toàn.

24346795e257ee4e.jpg

Thung lũng Mỹ Sơn mỗi khi mưa to, nước dưới con suối cũng dâng lên đáng kể, vì đó là lối thoát nước duy nhất của cả thung lũng.
 
Nhiều tượng, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đã được đưa vào các bảo tàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Do đó trong khu di tích thấy có những khối xi măng vuông, trên có biển kim loại ghi rõ: "vị trí này có một bức tượng hình... cao... ngang..., hiện được trưng bày tại bảo tàng...".

Bên cạnh xã Duy Phú là xã Duy Tân, nằm sát sông Thu Bồn. Tại đây có đền thờ và lăng Bà Thu Bồn, một vị thần của người Chămpa xưa, cũng đã được Việt hóa. Triều Nguyễn sắc phong là Bô Bô phu nhân, thượng đẳng phúc thần của cả vùng châu thổ sông Thu Bồn. Hình tượng nữ thần Chămpa đã được Việt hóa một phần, trở thành một thánh mẫu Việt, cũng giống như Thiên Y A Na vậy.

Theo truyền thuyết, lăng bà Thu Bồn có từ nghìn năm trước, từ thời Chămpa. Nhưng hiện nay thì các công trình đều dựng dưới thời Nguyễn hoặc muộn hơn. Những di tích này không còn di vật gì đáng kể.

Lễ hội Bà Thu Bồn vào 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm, là lễ hội lớn nhất của Quảng Nam.
 
Sang thế kỉ 8, 9, vương quốc Chămpa phát triển mạnh mẽ, trở thành một quốc gia hùng mạnh, đe dọa các nước xung quanh như xứ Giao Châu (còn thuộc TQ), Chân Lạp. Đến thế kỉ 9 thì chính thức gọi là Chiêm Thành.

Năm 875, vua Indravarman II định đô tại Indrapura, cách Trà Kiệu một quãng về phía Nam. Ngày nay Indrapura thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình.
Từ Nam Phước - Duy Xuyên xuôi quốc lộ 1A đến thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, rẽ phải khoảng 15km sẽ đến khu Đồng Dương.

Nơi đây là trung tâm Phật giáo rất sớm của Chămpa, bên cạnh trung tâm Ấn giáo ở Mỹ Sơn. Những ngôi đền thờ Phật rất lớn, nền khu di tích rộng cả km vuông.

Nhưng tất cả đã đổ nát do con người, thiên nhiên, chiến tranh tàn phá.
Năm 982, Lê Đại Hành của Đại Việt tàn phá Indrapura, giết hàng vạn người, phá hủy kinh thành. Đây là cuộc tàn phá lớn nhất. Sau đó còn nhiều lần tiếp tục bị tàn phá. Và bom đạn thời chiến tranh gần đây nhất đã làm nốt công việc san Đồng Dương thành bình địa.

Cũng giống như nhiều di tích Chămpa khác, các hiện vật quý giá nhất còn giữ được là tượng cổ, phù điêu,..., đã được mang về Pháp hoặc nằm trong bảo tàng Đà Nẵng.
Pho tượng quý nhất ở Đồng Dương làm bằng đồng (rất hiếm vì tượng Chămpa thường bằng sa thạch) được để ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Ngày nay ở Đồng Dương chỉ còn một bức tường là dấu tích của khu Phật viện lớn xưa kia, cùng các khu nền móng rải rác, mà dân cư đã xâm lấn nhiều.
 
Xuôi đường 1A, cách Tam Kỳ (mới lên thành phố) chỉ vài km, bên phải đường là cụm tháp Chiên Đàn, gồm ba tháp nằm theo hướng Bắc - Nam, cửa tháp quay về phía Đông.

Cụm Chiên Đàn gồm 3 tháp, dựng khoảng thế kỷ 11, 12 (ảnh bác Anson ở trang đầu).
- Tháp nam (bên trái) được dựng đầu tiên, để thờ Brahma
- Tháp giữa được dựng tiếp theo, là tháp cao to nhất, để thờ Shiva
- Tháp bắc (bên phải) được dựng sau cùng, là tháp thấp nhất, để thờ Visnu

Nóc của tháp giữa còn nguyên vẹn nhất. Tháp nam và bắc phần mái đã sập.




Trước kia đất đá phủ lấp ngang lưng chừng cả 3 tháp, cây cối mọc phủ, dây leo chằng chịt, có thể dễ dàng bám theo dây mà trèo lên đỉnh.
Thời chiến, quân đội miền Nam đã từng biến tháp phía bắc thành ụ súng, đặt đại liên trên nóc để bắn vào con đường phía trước. Chính điều này góp phần làm tháp bị hủy hoại nhiều hơn.
 
Last edited:
Ngoài Mỹ Sơn ra, thì Chiên Đàn là cụm di tích có nhiều di vật điêu khắc nhất.
Hầu hết các tác phẩm giá trị đã được đưa vào bảo tàng ở Đà Nẵng hoặc ngay bên cạnh tháp. Tuy nhiên, nhìn khắp tháp, cũng có thể thấy các tác phẩm đó ngự trên những bức tường gạch, hay dưới chân tháp, dưới dạng các phù điêu tuyệt đẹp.

Nơi đây có các phù điêu hình sư tử, mặt kala (mặt thú nhìn trực diện), lá đề, các vũ nữ nhảy múa, các chiến binh chiến đấu, những con voi đi thành đoàn hoặc quay vào nhau. Nhìn những phù điêu đó, có thể hình dung xã hội Chămpa một nghìn năm trước ra sao.

Điêu khắc trên thân tháp. (Bên dưới là gạch cũ nên liền với nhau, phía trên là gạch mới bù thêm vào cho tháp khỏi đổ, rời rẽ và xấu hẳn)

243468242a43cef2.jpg

Hoa văn trên gạch

243468242a45c2fd.jpg

Vũ nữ nhảy múa bên trên những mặt kala

243468242a46cca1.jpg
 
Phần chân tháp được khai quật khoảng năm 90 đã cho thấy những tác phẩm quý

243468242a47c6a6.jpg

Những con voi vây quanh hoa sen với phong cách rất lạ và đẹp

243468242a48dfed.jpg

Những chiến binh chiến đấu bên cạnh những vũ nữ uyển chuyển

243468242a49f931.jpg


243468242a4c1c1e.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,140
Members
192,042
Latest member
bomwinclub
Back
Top