What's new

Xuân 2013 - Miền Tây vẫy gọi, Đất Mũi đứng chờ!

Xuân 2013 - Miền Tây vẫy gọi, Đất Mũi ngóng chờ!

Chuyến đi miền Tây đã chính thức khép lại sau một tuần rong ruổi những cung đường nắng gió miền sông nước – trọn đầy và lưu luyến- một hành trình như đã kết thúc khi các thành viên về nơi xuất phát an toàn. Cũng từ đó, mở ra những hành trình mới với sự tiếp nối không ngừng – dường như, mở ra một khởi đầu mới, khởi đầu của tình thân, đồng cảm và đồng hành. Tất cả như còn mới vừa hôm qua.
vxrqbe

Hội ngộ
Tôi tìm đến topic này với tâm tư của một người con xứ Bắc, muốn tìm hiểu con người và phong cảnh miền Tây với sản vật trù phú và lòng hiếu khách đã trở thành những dấu ấn riêng mà khó lẫn vào địa phương nào; để tìm về những văn hóa địa phương đã đi vào trong câu hát, câu hò làm lay động bao thế hệ những người con Đất Việt “ Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm/Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh…”
Để nói về cuộc hành trình này, có thể tìm từ đơn giản để diễn tả đó là “cơ duyên”. Không duyên sao được khi thạm gia hành trình là những con người phần đông là chưa gặp mặt, tìm về topic với một tinh thần chung – tinh thần của Phượt – mà bản thân tôi cũng mạnh dạn hý hửng tham gia với lần đầu này. Và có lẽ, trong đoàn ấy cũng có rất nhiều người cũng lần đầu như tôi, mà cảm xúc lần đầu thì khó phai và ấn tượng, đó cũng là "lần đầu tiên" của chủ thớt Thinh Nguyen (trên Phượt thôi nhé), hay lần đầu của Huyền Trang, Hoàn susu (những cô gái đến từ Hà Lội :D). Có xá gì đâu khi gặp nhau gắn liền với mong muốn tìm hiểu, trải mình và học hỏi trưởng thành. Đó còn là sự chọn lựa và quyết định, đôi khi quyết định đó mơ hồ như chính người viết vậy. Thôi kệ, chuyện gì đến sẽ đến, và cứ đi là thành đường thôi. Nào, chúng ta bắt đầu.
 
Last edited:
Còn một chặng nhỏ nữa thôi là chúng tôi tới địa điểm Phụng Hiệp. Lúc gần tới Ngã 7, cảnh quan nhộn nhịp của con kênh bên cạnh khiến chúng tôi phấn trấn. Một vài chiếc ghe chạy qua với âm thanh giòn giã, cồng kềnh nào hàng hóa, trái cây khiến tôi liên tưởng chiếc ghe như taxi tải dước nước vậy. Lúc này, chúng tôi vẫn còn chưa phân biệt được đâu là "chợ nổi Phụng Hiệp" nức tiếng và đâu là 'Chợ Ngã Bẩy" hư truyền.
Lòng vòng một hồi, mặc dù qua cái chợ có biển hiệu "chợ Ngã Bẩy" rồi chúng tôi vẫn tiếp tục đi và hỏi thăm về 'chợ nổi Phụng Hiệp'. Qua vài ngã rẽ, qua vài lần hỏi thăm thì chúng tôi tới được cái chợ mới này đây 'Chợ Ba Ngàn", nghe đồn rằng địa phương cho xây chợ Ba Ngàn để bà con thương lái tập kết hàng hóa từ chợ nổi lên. Mọi người lộ vẻ mệt mỏi sau chặng đường không có ăn trưa, một phần có vẻ thất vọng sau khi chạy qua một chặng đường dài để tìm cái chợ nổi nức tiếng miền Tây, mà kết quả đây sao? (có sự nhầm lẫn nào ở dây chăng?)

Chợ nổi chưa thấy, thấy chợ Ba Ngàn - vắng hơn chùa bà Đanh
Photo0280_zps472181c0.jpg


P130213_1410_zps5341c689.jpg


Gian hàng duy nhất tại đây, cũng không thấy chủ dịch vụ đâu luôn
P130213_1409_zps19b61144.jpg


Vừa khát, vừa đói, vừa mệt và vừa thất vọng?
P130213_1406_01_zpsaae6700d.jpg


Trong khi mọi người mệt mỏi thì các tín đồ xtin vẫn tìm thấy niềm vui cho riêng mình tại điểm dịch vụ duy nhất tại chợ - cắt tóc, cạo mặt này.
60730_485657214830213_1573227927_n_zpse8c0d7f7.jpg


Hay như a chàng này ngắm nhìn con nước tính chuyện làm giàu.
DSCN3299_zps5f26b8fc.jpg


hay như hai chị em nhà này tranh thủ làm tấm hình trước cảnh sông nước hữu tình nơi đây.
DSCN3306_zps67a63503.jpg
 
Last edited:
Tới chợ nổi Phụng Hiệp rồi, cố lên Phong ơi!

Phải công nhận là hôm đi đến chỗ này thất vọng thật, cả đoàn chạy xe rong ruỗi từ sáng đến trưa, nào là ghé vào hỏi thăm đường từ người dân địa phương nào là nhờ đến hổ trợ định vị vệ tinh từ điện thoại để tìm xem cái chợ nổi Phụng Hiệp nó ở đâu. Vậy mà cuối cùng chỉ thấy mỗi cái chợ Ba Ngàn vắng tanh không một bóng người! Mọi người cứ tưởng là đến nhầm chỗ nhưng hỏi thăm người dân địa phương thì ai cũng xác nhận chợ nổi Phụng Hiệp = chợ Ba Ngàn ....thất vọng thật! Sáng hôm đó mình dự định khi đến chợ nổi sẽ mua thật nhiều trái cây để ăn cho thỏa thích nhưng eo ơi, trái cây chẳng thấy đâu mà chỉ thấy mệt, khát và đói thôi. Dù sao cũng tranh thủ chụp vài tấm hình đánh dấu lại địa danh này để về quảng cáo với mọi người là mình đã đi đến chợ nỗi Phụng Hiệp ....hehe
 
Tới chợ nổi Phụng Hiệp rồi, cố lên Phong ơi!

Phải công nhận là hôm đi đến chỗ này thất vọng thật, cả đoàn chạy xe rong ruỗi từ sáng đến trưa, nào là ghé vào hỏi thăm đường từ người dân địa phương nào là nhờ đến hổ trợ định vị vệ tinh từ điện thoại để tìm xem cái chợ nổi Phụng Hiệp nó ở đâu. Vậy mà cuối cùng chỉ thấy mỗi cái chợ Ba Ngàn vắng tanh không một bóng người! Mọi người cứ tưởng là đến nhầm chỗ nhưng hỏi thăm người dân địa phương thì ai cũng xác nhận chợ nổi Phụng Hiệp = chợ Ba Ngàn ....thất vọng thật! Sáng hôm đó mình dự định khi đến chợ nổi sẽ mua thật nhiều trái cây để ăn cho thỏa thích nhưng eo ơi, trái cây chẳng thấy đâu mà chỉ thấy mệt, khát và đói thôi. Dù sao cũng tranh thủ chụp vài tấm hình đánh dấu lại địa danh này để về quảng cáo với mọi người là mình đã đi đến chợ nỗi Phụng Hiệp ....hehe

Tốc độ đi hơi chậm chị nhỉ, chậm thôi vì cũng sắp kết thúc hành trình rồi.
Thắc mắc về chợ Ba Ngàn hay chợ nổi, PhongK đã tìm hiểu thông tin, đang biên tập và sẽ làm rõ ở những lần post tiếp. Mọi người chờ nhé.
 
Trở lại hành trình.
Dừng chân nghỉ ngơi hơn nửa tiếng tại Chợ Ba Ngàn, chúng tôi uể oải rời nơi đây với kế hoạch tiếp theo là về Cần Thơ. Một phần vì đói, một phần vì mệt sau chuyền hành quân trưa mà đến đây ngắm mỗi cái chợ này thì ra đi sao đành. Khu vực kênh ngã Bảy chưa đi mà chợ Ngã Bảy cũng chưa tới, tôi đồ rằng chỉ rằng chỉ cần thăm quan đủ hai địa danh trên hay làm bữa nhậu nhẹ ngắm sông nước nơi đây là đã thỏa mãn lắm rồi. Hơn hết, chúng tôi tìm về đây cũng là đi theo câu hát mùi mẫn trong bài "tình anh bán chiếu" mà anh Bakhiamiendong đã hát tặng chúng tôi trong cái đêm ở Đầm Dơi ấy. Trích một đoạn giới thiệu về địa danh này:
“Hỡi ơi! Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào. Cổng nhà cô đã khép kín tự hôm nào…”. Có ngờ đâu lời tự tình trong bài vọng cổ Tình anh bán chiếu thuở nào cũng là tâm trạng của biết bao người nặng lòng với dòng kinh Ngã Bảy, với chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng một thời.

Sơ đồ vị trí đây
nga71_zps95f00b86.jpg


Nghĩ vậy, tôi phóng xe lên chỗ anh thủ thớt báo rằng đoàn cứ về Cần Thơ trước, xế ôm tôi sẽ thăm quan nơi đây chút nữa rồi về sau, miễn là tối nay tụ họp ở Ninh Kiều là ổn rồi. Tôi cũng kêu gọi thêm một hai đồng minh nữa nhưng mọi người chưa quyết định gì. Thôi thì, kiếm cái gì bỏ bụng đã, tính sau. Vậy là đoàn tôi dừng chân ở một quán bún mắm ven đường. Gọi cho mỗi người một tô bún mắm và một ly nước mía, có mấy đồng chí gọi thêm phần bún nữa. Khỏi phải nói cái cảm giác lúc đó, hai từ thôi "quá đã".

Chờ đợi
DSCN3336_zps88ca3894.jpg


chiến thôi
DSCN3341_zps0a16d059.jpg


Đánh chén xong tô bún, làm thêm ly nước mía nguyên chất vậy đã đầy cái bụng. Lúc này, mọi người vui vẻ nói cười hơn hản cái bản mặt lúc tại chợ Ba Ngàn kia. Kế hoạch quay lại thăm quan Ngã Bảy của tôi được đưa ra. Một người đồng tình, thêm một người ủng hộ, rồi hai, ba ... cuối cùng cả đoàn tôi nhất trí quay lại. Sau này, không có ai hối tiếc về quyết định ấy cả.
 
Như đã hẹn, mình có tìm hiểu về chợ Ngã Bảy - hay còn gọi là "Ngôi sao Phụng Hiệp" nức tiếng một thời và để mọi người khỏi thắc mắc trong chuyến đi lần này. Đợt quay lại đó cũng có nhiều cảm xúc và muốn viết nhiều hơn. Nghĩ vậy nhưng bây giờ thì không cần nữa vì đã có tài liệu viết kỹ về địa danh này rồi. Mình post để mọi người cùng tìm hiểu.

Quang cảnh trên bến, dưới thuyền (hình sưu tầm)
65862147_zps3cebfd10.jpg


Chợ nổi ở phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Ttrước kia chợ thuộc địa bàn thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, nên còn có tên là chợ nổi Phụng Hiệp. Chợ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30 km, trên ngã bảy Phụng Hiệp - nơi 7 tuyến sông gặp nhau là: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong.

Chợ nổi Ngã Bảy là một trong những chợ nổi nhộn nhịp và nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ẩn sâu trong chợ nổi chính là tầng sâu văn hoá bản địa không chỉ riêng của Hậu Giang mà là hồn của cả vùng sông nước Cửu Long. Hồn sông chính là chợ nổi bởi nó lưu dấu bước chân tiền nhân, nối quá khứ với hiện tại; thói quen, tập quán, tâm linh và là sáng tạo văn hoá kinh tế thương hồ của ông cha đã hơn thế kỷ trên vùng đất mới. Ngày nay, chợ nổi Ngã Bảy còn xuất hiện trên hầu hết các Website du lịch, sách hướng dẫn du lịch trong và ngoài nước.

Lịch sử

Ra đời vào khoảng năm 1915, trên một đoạn sông mênh mông rẽ về 7 ngã. Người Pháp đã bỏ ra 10 năm đào 7 con kênh xáng để tỏa đi khắp mọi hướng. Nơi đây trở thành đầu mối giao thông thủy lớn nhất Nam Kỳ thời ấy - người Pháp thường gọi Ngã Bảy là “Ngôi sao Phụng Hiệp”. Từ các ngã, thuyền bè tấp nập tụ về đây. Hàng hoá của chợ cũng đa dạng và phong phú không kém những ngôi chợ bình thường khác. Bao nhiêu năm qua, Ngã Bảy là chợ tổng hợp, mua bán sỉ, lẻ đủ loại hàng hoá mang đặc trưng, sắc màu của miền sông nước Tây Nam Bộ.

Từ năm 2002, chợ nổi Ngã Bảy không còn nữa, với lý do đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, người ta đã di dời chợ về vị trí mới trên kênh Cái Côn, gọi là chợ nổi Ba Ngàn. Việc thay đổi này bước đầu gây nên sự không đồng tình trong dư luận. Vị trí chợ Ba Ngàn không thuận tiện cho lưu thông như chợ Ngã Bảy. Hơn nữa tên chợ Ngã Bảy đã gắn liền với tên đoạn sông nơi họp chợ và đã trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng với ngôi chợ mới, giới thương hồ và người dân cũng không mặn mà với chợ Ba Ngàn. Vì thế cuối năm 2006, chợ nổi Ngã Bảy đã được đưa về vị trí cũ.

Nét đẹp văn hoá sông nước

Muốn tham quan chợ nổi Ngã Bảy, khách có thể thuê vỏ lãi. Tại bến đò, nhiều chiếc đò nhỏ chở từ 3 - 4 khách đi chợ nổi. Đò rời bến, phong cảnh chợ nổi thật đẹp hiện ra trong sương sớm. Cảnh sinh hoạt của người dân Ngã Bảy diễn ra thật sinh động, thú vị. Hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đậu san sát nhau. Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của những gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “nhà di động” trên sông nước với những chậu trồng hoa kiểng, nuôi các loài vật, ghe nào cũng đầy đủ các phương tiện sinh hoạt trông rất bắt mắt và có cả xe gắn máy đậu trên ghe. Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ vào mạn thuyền. Người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng, bởi họ đã “bẹo” hàng trước mũi ghe, xuồng cho biết đang bán cái gì. Góp phần cho chợ nổi thêm sinh động được thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, phục vụ nhu cầu cho giới thương hồ... Các ghe dịch vụ thường nhỏ gọn, len lỏi để áp sát ghe lớn bán hàng. Muốn biết cảm giác ăn sáng trên sông nước chập chờn, bạn cũng sẽ được phục vụ với giá cả bình dân. Trên chuyến tham qua, du khách sẽ có dịp biết thêm về làng nghề truyền thống đóng ghe tàu ở phường Hiệp Thành, làng nghề đan lát, vườn cây ăn trái ở xã Đại Thành, Tân Thành và tham quan Khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng.

Định hướng cho tương lai

Chợ nổi Ngã Bảy là một điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có cơ quan chuyên trách quản lý và quảng bá cho du lịch chợ nổi, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn hạn chế, đa phần các tour du lịch từ nơi khác họ tự đến rồi tự đi... không có người hướng dẫn, không bến đỗ xe, không nơi bán hàng lưu niệm và không có chỗ nghỉ, nên ít khi du khách dừng lâu.

Thị xã Ngã Bảy xác định chọn thương mại, dịch vụ và du lịch là mũi nhọn để phát triển. Muốn khai thác du lịch ở đây điểm nhấn vẫn là chợ nổi. Thị xã đang kêu gọi đầu tư xây dựng các mô hình vui chơi giải trí, tạo điều kiện để du khách được hòa mình vào cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng sông nước; phát triển các mặt hàng lưu niệm, đặc sản và ngành nghề truyền thống để mang lại hiệu quả trong kinh doanh du lịch chợ nổi...nhằm phục vụ du khách được tốt hơn, đồng thời cũng là động lực để phát triển du lịch địa phương.


Nguồn: http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=N0FDQjBF&key=Chợ+nổi+Ba+Ngàn&type=A0&stype=0
 
Last edited:
Sau khi biết được thông tin Ngã Bảy được người Pháp cho xây dựng để trở thành đầu mối giao thông đường thủy lớn nhất Nam Kỳ ngày ấy, mình tự hỏi:
Liệu "ngôi sao Phụng Hiệp" có phải được bắt nguồn từ ý tưởng trở thành một "Khải Hoàn Môn" thứ hai ở xứ Đông Dương?
sosanh_zps16119986.jpg
 
1. Lắp điều hòa

Công suất (BTU) 9 000 -> 12 000 : 200 000 VNĐ/MÁY

18 000 -> 24 000: 250 000 VNĐ/MÁY

24 000 -> 36 000: 800 000 VNĐ/MÁY

36 000 ->54 000: 1 200 000 VNĐ/MÁY

2. Tháo điều hòa

Công suất(BTU) 9 000 -> 12 000 : 100 000 VNĐ/MÁY

18 000 -> 24 000: 150 000 VNĐ/MÁY

24 000 -> 36 000: 200 000 VNĐ/MÁY

36 000 ->54 000: 300 000 VNĐ/MÁY



3. Bảo dưỡng trọn gói

Công suất (BTU) 9 000 -> 12 000 : 100 000 VNĐ/MÁY

18 000 -> 24 000: 120 000 VNĐ/MÁY

24 000 -> 36 000: 150 000 VNĐ/MÁY

36 000 ->54 000: 300 000 VNĐ/MÁY

Liên hê: Mr Phương 0904785139
 
Trở lại với hành trình thăm quan chợ Ngã Bảy.
Chúng tôi tìm đường ra ven sông để ngắm tận mắt nơi giao nhau của 7 con kênh. Tuyến đường ven sông này đang được thi công nên còn nhiều chỗ gập gềnh sỏi đá, trong tương lại không xa đây sẽ là tuyến đường ven sông khang trang, kết hợp với những bến thuyền phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hóa. Điều thú vị ở tuyến đường này là có thể ngắm hoàng hôn trên sông Ngã Bẩy (vì lúc đoàn chúng tôi đến đang là buổi chiều mà), hy vọng nơi đây sẽ không biến thành trung tâm ăn nhậu lấn chiếm vỉa hè lòng đường như bài học của rất nhiều nơi khác.
Chúng tôi đừng chân một lúc đã thấy có chàng trai trẻ lái chiếc ghe nhỏ cập sát bờ và hỏi chúng tôi có muốn thuê ghe đi thăm quan không. Chúng tôi thuê 2 ghe với tổng giá là 200k cho khoảng 40 phút dạo vòng quanh nơi đây, hai ghe chở được khoảng 12 người. Tôi nghĩ là giá đó khá rẻ. Đoàn chúng tôi háo hức lên ghe với một tâm trạng háo hức và hồi hộp, một số bạn không hứng thú đi thì ở lại trông xe và đồ đạc. Nói hồi hộp vì cái ghe nhỏ xíu và cũng không có áo phao nữa. Thôi kệ, dân đi được thì mình cũng đi được (sống chết có số mà). Lên ghe thôi, pà con.

Mênh mông ngã 7
IMG_6006_zps43bbc7b6.jpg


Lên ghe rồi nhé
IMG_6008_zps5a4ada75.jpg


Từ ghe này, chụp hình cho ghe kia
IMG_6007_zps2246a831.jpg


Lúc này trời về chiều, quang cảnh nơi đây khá vắng
IMG_6002_zps01e4860a.jpg


IMG_6001_zps96e6cdd2.jpg


Có chị áo tím rất sợ nắng nhé.
IMG_6003_zps8f1e07ce.jpg
 
Mọi người có dịp ghi lại hình ảnh nơi đây (đến đoạn này, hình chủ yếu mang tính chất tự sướng)
IMG_3917_zps3a242641.jpg


Trời không nắng vì quá nắng
IMG_3943_zps0ec1aca8.jpg


Lênh đênh con sóng Ngã 7
DSCN3352_zps11ec99c0.jpg


Đây là chiếc ghe thứ 2
DSCN3360_zpsa8b3b292.jpg
 
Quang cảnh hai bên sông
IMG_6058_zpsedcee070.jpg


IMG_6056_zps82f35041.jpg


IMG_6045_zps80b16257.jpg


Thỉnh thoảng có chiếc vỏ lãi chạy ngang qua
IMG_6043_zpsa22b5b2d.jpg


Chợ về chiều nên thưa thớt thuyền ghe
IMG_6044_zpsc3a6f883.jpg


Lúc tấp ghe vào đổ thêm xăng ở một trạm ven sông
IMG_6042_zps8b7555c8.jpg


Thuyền ghe neo đậu
IMG_6036_zps8187aceb.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,706
Bài viết
1,135,716
Members
192,453
Latest member
CashApp6611
Back
Top