life_04go
Người Tây Bắc
Rời núi Thiên Ấn và cũng đồng thời chia tay thành phố Quảng Ngãi, 2ae đi theo hướng ql 21B về phía đông. Điểm đến tiếp theo là Khu chứng tích Mỹ Lai.
Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.
Tại nhà Chứng tích Sơn Mỹ, danh sách 504 nạn nhân bị sát hại, cũng như các bằng chứng hình ảnh, phim tài liệu liên quan đến vụ thảm sát được trưng bày. Và nơi đây cũng là di tích thảm sát duy nhất tại Việt Nam còn giữ được những bức ảnh quan trọng thể hiện lại tội ác chiến tranh này.
Danh sách 504 nạn nhân của vụ thảm sát:
Một góc trưng bày của khu chứng tích:
Khách tham quan chủ yếu là người nước ngoài, hầu như không có một người Việt nam nào ngoài chúng tôi.
Phía sau khu trưng bày hiện vật là một số ngôi nhà được phục dựng, nhằm tái tạo lại cảnh sinh hoạt đời thường của người dân nơi này trước khi vụ thảm sát sảy ra. Bên cạnh đó là 1 số nền nhà ít ỏi còn lại được giữ nguyên. Nên nhớ rằng, sau khi vụ thảm sát sảy ra, Mỹ đã "vô tình" rất nhiều lần rải thảm B52 ở khu làng này nhằm phá hủy mọi chứng tính cũng như bất kì cái gì còn sót lại của trận càn ngày 16/03/1968.
Đến tận nay, dù đã gần 50 năm trôi qua. Khu vực này đã đc bom đạn san bằng bao nhiều lần và làm lại. Nhưng nơi đây vẫn còn cái gì đó trầm lặng, u uất của quá khứ
Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.
Tại nhà Chứng tích Sơn Mỹ, danh sách 504 nạn nhân bị sát hại, cũng như các bằng chứng hình ảnh, phim tài liệu liên quan đến vụ thảm sát được trưng bày. Và nơi đây cũng là di tích thảm sát duy nhất tại Việt Nam còn giữ được những bức ảnh quan trọng thể hiện lại tội ác chiến tranh này.
"Binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Những nơi khác trong làng, nỗi bạo tàn [của lính Mỹ] mỗi lúc chồng chất. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu "C Company" ("Đại đội C") trên ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi."
Danh sách 504 nạn nhân của vụ thảm sát:
Một góc trưng bày của khu chứng tích:
Khách tham quan chủ yếu là người nước ngoài, hầu như không có một người Việt nam nào ngoài chúng tôi.
Phía sau khu trưng bày hiện vật là một số ngôi nhà được phục dựng, nhằm tái tạo lại cảnh sinh hoạt đời thường của người dân nơi này trước khi vụ thảm sát sảy ra. Bên cạnh đó là 1 số nền nhà ít ỏi còn lại được giữ nguyên. Nên nhớ rằng, sau khi vụ thảm sát sảy ra, Mỹ đã "vô tình" rất nhiều lần rải thảm B52 ở khu làng này nhằm phá hủy mọi chứng tính cũng như bất kì cái gì còn sót lại của trận càn ngày 16/03/1968.
Đến tận nay, dù đã gần 50 năm trôi qua. Khu vực này đã đc bom đạn san bằng bao nhiều lần và làm lại. Nhưng nơi đây vẫn còn cái gì đó trầm lặng, u uất của quá khứ
Last edited: