life_04go
Người Tây Bắc
Ngày thứ 10: Tây Sơn - Tp Quảng Ngãi
Một ngày mưa gió.
Phải nói từ đầu là hôm nay phá lệ mọi hôm anh chả chụp đc cái ảnh nào ra hồn. Trời mưa từ lúc anh rời Tây Sơn cho tới khi đặt chân vào nhà nghỉ.
Tây Sơn là 1 thị trấn nhỏ, có được 1 cụm dân sống bám vào quốc lộ 19 - Con đường huyết mạch nối Quy Nhơn và Pleiku. Do vậy nên ngày đêm thị trấn này luôn ầm ì tiếng xe tải và kèm đó là bụi bặm. Chẳng có chút gì nên thơ nên ảnh ở cái thị trấn này cả. Động lực lớn nhất của anh khi đến với noi này chính là bảo tàng Quang Trung - Vị vua chưa từng nếm mùi thất bại trên chiến trường đồng thời là thần tượng 1 thời của anh. Ngoài ra là thắng cảnh Hầm Hô - một nơi tuyệt đẹp và là căn cứ của nghĩa quân Tây sơn xưa kia.
Đúng như kế hoạch sáng điểm anh lựa chọn đầu tiên là bảo tàng Quang Trung.
Đường vào bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn - Bình Định
Tượng đồng Quang Trung ở giữa sân chính
Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Cả bảo tàng rộng thênh thang chỉ có 2 nhóm người tham quan. Nhóm 1 là anh, còn nhóm kia có 4 vị và 1 anh lái xe béo ị. Vừa nhìn thấy mình lơ ngơ như bò đội nón anh lái xe đã chủ động bắt chuyện và xúi mình đi ké đoàn kia để đc nghe hướng dẫn viên. Quả thực mình gặp nhiều ng béo rồi và thấy phần đa rất dễ thương. Còn chần chừ gì nữa, hóng thôi!
Càng nghe về lịch sử của Quang Trung càng thấy khâm phục “idol” của mềnh.
Có một điều có thể nhiều người chưa biết: Quang trung - Nguyễn Huệ có gốc gác họ Hồ, và có quan hệ họ hàng với Hồ Quý Ly và nữ sỹ Hồ Quỳnh Hương sau này. Vốn dĩ 3 anh em nhà Nguyễn lại mang cái họ này là do sau khi nhà Hồ bị nhà Nguyễn hạ bệ, để tránh bị quan binh truy sát nên đã đổi họ sang tên và lưu lạc vào miền trung - khu Gia Lai, Bình Định bây giờ lập nghiệp. Cũng có 1 tích khách là 3 anh em mang tên của mẹ là Nguyễn Thị Đồng, nhưng cá nhân mình thấy giả thiết một hợp lý hơn.
Sơ đồ phả hệ nhà họ Hồ
Tương truyền thì nhà Nguyễn Huệ sống bằng nghề buôn Trầu ở ấp Tây Sơn. Nhờ làm ăn phát đạt nên 3 anh em nhà họ Nguyễn mới có điều kiện được ăn học đầy đủ và thành danh sau này.
(Lịch sử sâu hơn về Quang Trung và Tây Sơn Tam Kiệt các bác cứ Gúc nhé)
Ngoài việc thăm quan bảo tàng hiểu thêm về cuộc đời QT và nghĩa quân Tây sơn, ở bảo tàng QT còn có một tiết mục tuyệt hay nữa là biểu diễn võ Bình Định. Để xem tiết mục này lẽ ra anh phải xì túi ra 300 khìn, nhưng nhờ có anh béo dễ thương môi giới và mấy cái ảnh anh tác nghiệp giùm nhóm kia mà anh đc mời xem cùng miễn phí! (hehe). Nếu cụ nào có dịp ghé Bình Định thì nơi đây là nơi đáng đến và tiết mục này thì cực kì không nên bỏ qua nhé.
Rời bảo tàng cũng đã 11h trưa, anh lượn xe qua khu dl Hầm Hô. Một điều không may cho anh là trời bắt đầu đổ mưa. Muốn du ngoạn Hầm hô thì phải đi thuyền lòng vòng qua suối qua hồ, mà trời mưa thì Kdl đóng cửa im ỉm luôn. Thế là tan tành mộng du hí. Anh lếch thếch trùm túi bóng cho người và xe rồi quay đít đi tìm tháp Dương Long.
Bonus cái ảnh cho ai chưa biết Quang Trung trông thế nào:
Một ngày mưa gió.
Phải nói từ đầu là hôm nay phá lệ mọi hôm anh chả chụp đc cái ảnh nào ra hồn. Trời mưa từ lúc anh rời Tây Sơn cho tới khi đặt chân vào nhà nghỉ.
Tây Sơn là 1 thị trấn nhỏ, có được 1 cụm dân sống bám vào quốc lộ 19 - Con đường huyết mạch nối Quy Nhơn và Pleiku. Do vậy nên ngày đêm thị trấn này luôn ầm ì tiếng xe tải và kèm đó là bụi bặm. Chẳng có chút gì nên thơ nên ảnh ở cái thị trấn này cả. Động lực lớn nhất của anh khi đến với noi này chính là bảo tàng Quang Trung - Vị vua chưa từng nếm mùi thất bại trên chiến trường đồng thời là thần tượng 1 thời của anh. Ngoài ra là thắng cảnh Hầm Hô - một nơi tuyệt đẹp và là căn cứ của nghĩa quân Tây sơn xưa kia.
Đúng như kế hoạch sáng điểm anh lựa chọn đầu tiên là bảo tàng Quang Trung.
Đường vào bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn - Bình Định
Tượng đồng Quang Trung ở giữa sân chính
Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Cả bảo tàng rộng thênh thang chỉ có 2 nhóm người tham quan. Nhóm 1 là anh, còn nhóm kia có 4 vị và 1 anh lái xe béo ị. Vừa nhìn thấy mình lơ ngơ như bò đội nón anh lái xe đã chủ động bắt chuyện và xúi mình đi ké đoàn kia để đc nghe hướng dẫn viên. Quả thực mình gặp nhiều ng béo rồi và thấy phần đa rất dễ thương. Còn chần chừ gì nữa, hóng thôi!
Càng nghe về lịch sử của Quang Trung càng thấy khâm phục “idol” của mềnh.
Có một điều có thể nhiều người chưa biết: Quang trung - Nguyễn Huệ có gốc gác họ Hồ, và có quan hệ họ hàng với Hồ Quý Ly và nữ sỹ Hồ Quỳnh Hương sau này. Vốn dĩ 3 anh em nhà Nguyễn lại mang cái họ này là do sau khi nhà Hồ bị nhà Nguyễn hạ bệ, để tránh bị quan binh truy sát nên đã đổi họ sang tên và lưu lạc vào miền trung - khu Gia Lai, Bình Định bây giờ lập nghiệp. Cũng có 1 tích khách là 3 anh em mang tên của mẹ là Nguyễn Thị Đồng, nhưng cá nhân mình thấy giả thiết một hợp lý hơn.
Sơ đồ phả hệ nhà họ Hồ
Tương truyền thì nhà Nguyễn Huệ sống bằng nghề buôn Trầu ở ấp Tây Sơn. Nhờ làm ăn phát đạt nên 3 anh em nhà họ Nguyễn mới có điều kiện được ăn học đầy đủ và thành danh sau này.
(Lịch sử sâu hơn về Quang Trung và Tây Sơn Tam Kiệt các bác cứ Gúc nhé)
Ngoài việc thăm quan bảo tàng hiểu thêm về cuộc đời QT và nghĩa quân Tây sơn, ở bảo tàng QT còn có một tiết mục tuyệt hay nữa là biểu diễn võ Bình Định. Để xem tiết mục này lẽ ra anh phải xì túi ra 300 khìn, nhưng nhờ có anh béo dễ thương môi giới và mấy cái ảnh anh tác nghiệp giùm nhóm kia mà anh đc mời xem cùng miễn phí! (hehe). Nếu cụ nào có dịp ghé Bình Định thì nơi đây là nơi đáng đến và tiết mục này thì cực kì không nên bỏ qua nhé.
Rời bảo tàng cũng đã 11h trưa, anh lượn xe qua khu dl Hầm Hô. Một điều không may cho anh là trời bắt đầu đổ mưa. Muốn du ngoạn Hầm hô thì phải đi thuyền lòng vòng qua suối qua hồ, mà trời mưa thì Kdl đóng cửa im ỉm luôn. Thế là tan tành mộng du hí. Anh lếch thếch trùm túi bóng cho người và xe rồi quay đít đi tìm tháp Dương Long.
Bonus cái ảnh cho ai chưa biết Quang Trung trông thế nào: