What's new

[Chia sẻ] Xuyên việt ký - Một mình 1 ngựa - Lang thang vô định

Ngày thứ 9: Quy Nhơn - Bình Định

Có lẽ ngày hôm trc được các bạn PPY dẫn đi oánh chén đủ loại sơn hào hải vị nên cái bụng "khổ quen" của anh gặp "sướng không chịu được". Nó hành hạ anh chiều ngày hôm trc đến ngày hôm nay. Sáng 6h mở mắt, bụng đau ghê gớm, anh cố nhắm mắt ngủ tiếp vs hi vọng khi mở mắt ra cơn đau sẽ biến mất. 8h, mở mắt lần 2 tình trạng k khả quan cho lắm nên anh quyết định chùm chăn tiếp.

11h30: Lúc này có muốn ngủ cũng k nổi nữa, anh mới bất dậy tắm táp và đi là dĩa cơm trưa. Đúng là trời thươg người độc hành nên sau đĩa cơm double như thường lệ cơn đau biến mất. Ngon, và giờ thì bắt đầu khám phá Bình Định thôi.

Điểm đến đầu tiên là chùa Long Khánh, một ngôi chùa nằm ngay trung tâm thành phố và cách chỗ ăn trưa chưa đầy 500m. Nói về cảnh quan thì ngôi chùa này k có gì đẹp cho lắm. Ngoại trừ tượng Phật ngọc cao khoảng 10m ra thì kiến trúc còn lại của chùa khá bình thường. Tuy nhiên chùa này lại có nhiều ý nghĩa trong sự phát triển của Phật Giáo Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. Đây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh BĐ và là 1 trong những trung tâm phật giáo lớn nhất tỉnh.Cũng chẳng phải thần tử nên anh chuyển nhanh sang địa điểm tiếp theo.

8225594021_a934c009be_c.jpg


8225598795_3392d7a72b_c.jpg


Nói đến du lịch Bình Định thì thứ đầu tiên được nhắc đến là quần thể các di tích tháp Chăm cổ. Có khá nhiều tháp đáng để khám phá và chụp ảnh, nhưng trong buổi chiều hôm nay anh lựa chọn 2 tháp gần nhau nhất là Tháp Đôi và Tháp Bánh Ít.

Tháp Đôi. Nằm ngay trên đường Trần Hưng đạo, cách trung tâm khoảng 2km. Còn tháp Bánh Ít thì xa hơn 1 tí, cách trung tâm cũng khoảng 20km về phía Bắc. Cả 2 tháp đều rất đẹp, mặc dù hôm nay trời âm u không chút nằng nhưng màu đỏ của gạch cũ vẫn rực lên làm nổi bật những hình thù điêu khác cầu kì.

8226670780_f467d9714a_c.jpg


8226670078_8ec16a9d6f_c.jpg



8225595567_140791d4d7_c.jpg
 
Ôi, hâm mộ anh quá. Em dự tính sau khi cưới, em với ông xã em sẽ làm 1 chuyến xuyên Việt bằng con xe máy. Òa, thật là trùng hợp khi nhà ông xã em cũng ở Đức Trọng, nơi bắt đầu của anh. Em đang hóng hớt chuyến đi của anh để lấy kinh nghiệm đây ạ
 
Hay wa!!! Thank for share

nhiều ảnh đẹp quá:)


Cảm ơn các bác đã theo dõi. :D

Ôi, hâm mộ anh quá. Em dự tính sau khi cưới, em với ông xã em sẽ làm 1 chuyến xuyên Việt bằng con xe máy. Òa, thật là trùng hợp khi nhà ông xã em cũng ở Đức Trọng, nơi bắt đầu của anh. Em đang hóng hớt chuyến đi của anh để lấy kinh nghiệm đây ạ

Tks bạn, nếu có thể giúp đc gì thì cứ pm cho mình nhé.
 
Sau khi ghé thăm tháp Đôi, a chưa phi ngay sang cụm tháp Bánh Ít mà dành thời gian ghé qua mộ Hàn Mặc Từ, Gành Ráng và cầu Thị Nại.

Mộ thi sĩ Hàn Mặc tử cùng vs Bãi Tiên, bãi Trứng, Gành Ráng nằm cùng trong kdl Gành Ráng. Để vào đây a đã phải xì ra 20k tiền vé.

Qua cổng, leo dốc Mộng Cầm tầm 300m thì gặp ngay mộ thi sĩ bên tay phải.

8231106543_47c9849e3b_c.jpg


8232169162_774b0b55a4_c.jpg


Anh xuống xe, bỏ mũ kính cẩn vái lạy. Vừa xong thì phát hiện ngay phía sau mộ có 2 con choá (mặt người) đang “cắn nhau” ngấu nghiến. Mẹ chúng nó, mất cả sự tôn nghiêm. ><

Nói thêm về mộ Hàn Mặc Tử, trc đây phần mộ này nằm trong trại phong Quy Hoà, nằm sát bên khu du lịch Gềnh Ráng. Sau đó mộ đc người nhà và bạn bè của thi sĩ Chuyển qua chỗ hiện tại và rồi đc quy hoạch vào kdl luôn 1 thể.

Qua mộ HMT chạy thêm khoảng đôi cây số nữa thì tới quần thể Bãi Tiên, bãi Trứng và Gành Ráng. Gành Ráng thì thực ra không có gì nhiều hơn ngoài 1 mũi đá nhô ra biển bị sóng đánh cho tơi tả, còn 2 bãi kia chắc vào mùa biển động nên biển chén cả rồi. Chả thấy tí cát nào, toàn đá và đá. Mấy cái chòi làm du lịch có lẽ cũng bỏ hoang cả vài năm rồi. Nói chung là tổng quan chỗ này ngoài mộ HMT có ý nghĩa ra còn lại chả có cái quái gì đáng giá 20k cả!

8232168464_8793570dd9_c.jpg


8232167860_3fd5b34121_c.jpg


8232168722_4bae61ea21_c.jpg


Chạy đến cuối con đường thì đụng ngay cổng trại phong Quy Hoà. Đây là nơi thi sĩ HMT đã ở trc khi qua đời. Kế bên trại có bãi biển Quy Hoà rất đẹp vs cát vàng, mịn và 1 rừng dừa bao la. Nhưng chắc hưởng sái cái tiếng của trại phong nên bãi biển vắng teo, hàng quán dịch vụ cũng chả có lấy 1 cái.
 
Quay ngược đầu xe ạnh chạy về phía bán đao Phương Mai, nơi có cây cầu Thị Nại dài 2500m nối liền bán đảo vs Thánh phố Quy Nhơn.

Biển Quy Nhơn

8232168918_d5b56aef4b_c.jpg


8231104559_02fdb3aa15_c.jpg


8231104343_fd89fee836_c.jpg


8231104133_5030bb4349_c.jpg


8232166596_71922ba1d6_c.jpg


8232167612_a0cd579f8e_c.jpg
 
Cầu Thị Nại

Đây vượt biển dài nhất khu vực miền trung, vượt qua cầu Hùng Vương ở Tuy Hoà tới gần 500m. Nếu không qua cầu mà quay lại phía trung tâm rồi qua tháp Bánh Ít thì đường sẽ ngắn hơn gần 20km. Tuy nhiên vì cảm giác chạy trên cây cầu dài nhất miền trung này anh qd phóng xe sang bán đảo Phương Mai, theo tỉnh lộ 639 chạy ngược lại QL1 để đến vs tháp Bánh Ít.

8232166388_7f73a63031_c.jpg


8232166116_187515e74e_c.jpg


8232165920_20d30410ca_c.jpg


Bán đảo Phương Mai toàn cát trắng và đất hoang, cõ lẽ TP Quy nhơn định đẩy mấy khu CN qua bên này nên đầu tư cầu đường khá hoành tráng. Men theo tỉnh lộ 639 anh chạy về hướng Cát Tiến. Con đường nhỏ này chạy xuyên qua 1 loạt các còn cát trắng xoá và những rừng phi lao bất tận, đẹp mê hồn!

8231102819_60d3fb9a55_c.jpg


8231102647_1b601ce2b9_c.jpg


8231102427_8c8167082d_c.jpg


8232164974_417df7050d_c.jpg
 
Mải thủng thẳng ngắm cảnh đến tháp bánh Ít đã hơn 4h30. Thêm 20k tiền vé để đổi lại vài cái ảnh! Cũng tại đây anh kịp giao lưu vs mấy đồng chí ngừoi địa phương và phát hiện ra ngay cả dân Bình Định cũng k phải ai cũng biết về hết mấy quần thể tháp nổi tiếng ở quê mình, và 1 phát hiện quan trọng nữa: Gái BĐ cũng rất dễ thương (chứ k ghê gớm như mình tưởng tượng trc đây)

Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là tháp Bạc là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Kiến trúc tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định

Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây trên một đồi núi đất đỏ, to, cao, trông có vẻ hùng vĩ, uy nghi, vượt hẳn những ngọn tháp khác. Ngọn to nhất cao 22m xây ở đỉnh đồi, nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít lá gai. Chung quanh ngọn tháp chính, còn có ba ngọn tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba ngọn tháp này, có hai ngọn giống như hai chiếc bánh ít ngọt và một ngọn giống cái bánh ít mặn, đều lột trần. Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau, trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.

8263556322_0b4f00f67f_c.jpg


Tháp cổng phía đông cao chừng 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7m, chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá ong. Tháp mở ra hai cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây. Ðây là kiến trúc Gopura với vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía trên. Hai mặt Bắc và Nam là hai cửa giả, bịt kín. Thân tháp có những rãnh dọc được xoi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát nhẹ nhàng.

8262487333_8578962ccc_c.jpg


Tháp chính nằm trên đỉnh đồi, bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 11m, có một cửa chính ở phía Đông và ba cửa giả. Ðây là kiến trúc Kalan với cửa chính nhô ra khỏi mặt tường đến 2m, vòm cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Diềm mái vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa. Ở các cửa giả nhô ra ít hơn, diềm mái vòm lại được tạo các phù điêu Gajasimha (mình người đầu voi). Thân tháp chính có năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo dáng thanh thoát. Bộ diềm mái ngăn cách với thân được ốp bằng những khối đá sa thạch, gắn liền với nhau thành một mảng. Ba mái có ba tầng mô tả như thân tháp nhưng nhỏ dần về phía đỉnh. Các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có những bức trang trí hoa văn. Tầng một, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông trang trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong tầng còn có những tượng thờ bằng đá.

8263553488_70b388661e_c.jpg


Cách tháp chính không xa, về phía Nam bạn gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Ðịnh. Tháp cao độ 10m, bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, chiều rộng 5m. Cửa chính mở ra phía Đông, dẫn sâu vào lòng tháp, thông với cửa trỏ ra ở phía Bắc và Nam. Ðặc biệt mái tháp được tạo dáng lõm ở giữa, vút lên ở hai đầu, giống hình yên ngựa. Tháp này giống như tháp phụ trong quần thể tháp Poklongarai ở Ninh Thuận. Ðế tháp hơi nhô ra so với thân tháp, xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ vững chắc. Thân tháp có phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp.

8262483257_e7ec3329b0_c.jpg


Ðồi núi của tháp Bánh Ít có nhiều trãng to, rộng, ở về cuối làng Huỳnh Kim, đầu các làng Ðại Lộc, Phong Niên, Vạn Mỹ và nằm bên cạnh dòng Tân An, sát cạnh quốc lộ số 1, bên cạnh cây số 1214 cách Qui Nhơn 15 km. Ở đây phong cảnh hữu tình, có gió mát cây xanh, cảnh vật kỳ thú yên tĩnh, có cây trái thơm ngọt trong mùa hè, phơi màu tươi thắm ở trên những trãng của đồi núi tĩnh lặng. Hơn nữa nơi đây có nhiều đá son, có giống chim "tò le" kêu rất kỳ lạ.

8262487333_8578962ccc_c.jpg


8262481301_e284782ff5_c.jpg


5h30 anh túc tắc theo QL 19 chạy về phía Phú Phong (Tây Sơn). Nơi đây trc là ấp Tây Sơn, nơi sinh ra và lớn lên của mấy ae họ Nguyễn. Thực ra thắng cảnh trên này cũng k có gì nhiều, nhưng vì trót lỡ thần tượng cụ Quang Trung nên đến BĐ mà k ghé đây vs anh là k thể chấp nhận đc. Tới thị trấn Phú Phong , thủ phủ huyện Tây Sơn là hơn 6h. Thị trấn buồn như chó cắn, thôi thì đi ăn rồi về nhà ngủ cho lành mai còn đi chơi.

Ngày thứ 9, thực ra là chỉ có nửa ngày, đã kết thúc.

(Trong bài sử dụng nhiều kiến thức sưu tầm trên mạng)
 
Mải thủng thẳng ngắm cảnh đến tháp bánh Ít đã hơn 4h30. Thêm 20k tiền vé để đổi lại vài cái ảnh! Cũng tại đây anh kịp giao lưu vs mấy đồng chí ngừoi địa phương và phát hiện ra ngay cả dân Bình Định cũng k phải ai cũng biết về hết mấy quần thể tháp nổi tiếng ở quê mình, và 1 phát hiện quan trọng nữa: Gái BĐ cũng rất dễ thương (chứ k ghê gớm như mình tưởng tượng trc đây)

Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là tháp Bạc là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Kiến trúc tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định

Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây trên một đồi núi đất đỏ, to, cao, trông có vẻ hùng vĩ, uy nghi, vượt hẳn những ngọn tháp khác. Ngọn to nhất cao 22m xây ở đỉnh đồi, nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít lá gai. Chung quanh ngọn tháp chính, còn có ba ngọn tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba ngọn tháp này, có hai ngọn giống như hai chiếc bánh ít ngọt và một ngọn giống cái bánh ít mặn, đều lột trần. Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau, trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.

8263556322_0b4f00f67f_c.jpg


Tháp cổng phía đông cao chừng 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7m, chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá ong. Tháp mở ra hai cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây. Ðây là kiến trúc Gopura với vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía trên. Hai mặt Bắc và Nam là hai cửa giả, bịt kín. Thân tháp có những rãnh dọc được xoi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát nhẹ nhàng.

8262487333_8578962ccc_c.jpg


Tháp chính nằm trên đỉnh đồi, bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 11m, có một cửa chính ở phía Đông và ba cửa giả. Ðây là kiến trúc Kalan với cửa chính nhô ra khỏi mặt tường đến 2m, vòm cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Diềm mái vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa. Ở các cửa giả nhô ra ít hơn, diềm mái vòm lại được tạo các phù điêu Gajasimha (mình người đầu voi). Thân tháp chính có năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo dáng thanh thoát. Bộ diềm mái ngăn cách với thân được ốp bằng những khối đá sa thạch, gắn liền với nhau thành một mảng. Ba mái có ba tầng mô tả như thân tháp nhưng nhỏ dần về phía đỉnh. Các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có những bức trang trí hoa văn. Tầng một, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông trang trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong tầng còn có những tượng thờ bằng đá.

8263553488_70b388661e_c.jpg


Cách tháp chính không xa, về phía Nam bạn gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Ðịnh. Tháp cao độ 10m, bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, chiều rộng 5m. Cửa chính mở ra phía Đông, dẫn sâu vào lòng tháp, thông với cửa trỏ ra ở phía Bắc và Nam. Ðặc biệt mái tháp được tạo dáng lõm ở giữa, vút lên ở hai đầu, giống hình yên ngựa. Tháp này giống như tháp phụ trong quần thể tháp Poklongarai ở Ninh Thuận. Ðế tháp hơi nhô ra so với thân tháp, xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ vững chắc. Thân tháp có phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp.

8262483257_e7ec3329b0_c.jpg


Ðồi núi của tháp Bánh Ít có nhiều trãng to, rộng, ở về cuối làng Huỳnh Kim, đầu các làng Ðại Lộc, Phong Niên, Vạn Mỹ và nằm bên cạnh dòng Tân An, sát cạnh quốc lộ số 1, bên cạnh cây số 1214 cách Qui Nhơn 15 km. Ở đây phong cảnh hữu tình, có gió mát cây xanh, cảnh vật kỳ thú yên tĩnh, có cây trái thơm ngọt trong mùa hè, phơi màu tươi thắm ở trên những trãng của đồi núi tĩnh lặng. Hơn nữa nơi đây có nhiều đá son, có giống chim "tò le" kêu rất kỳ lạ.

8262487333_8578962ccc_c.jpg


8262481301_e284782ff5_c.jpg


5h30 anh túc tắc theo QL 19 chạy về phía Phú Phong (Tây Sơn). Nơi đây trc là ấp Tây Sơn, nơi sinh ra và lớn lên của mấy ae họ Nguyễn. Thực ra thắng cảnh trên này cũng k có gì nhiều, nhưng vì trót lỡ thần tượng cụ Quang Trung nên đến BĐ mà k ghé đây vs anh là k thể chấp nhận đc. Tới thị trấn Phú Phong , thủ phủ huyện Tây Sơn là hơn 6h. Thị trấn buồn như chó cắn, thôi thì đi ăn rồi về nhà ngủ cho lành mai còn đi chơi.

Ngày thứ 9, thực ra là chỉ có nửa ngày, đã kết thúc.

(Trong bài sử dụng nhiều kiến thức sưu tầm trên mạng)

ảnh cuối ảo quá bác:D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,135
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top