What's new

Xuyên Việt tuổi 20

Xin chào tất cả mọi người, các cô chú, anh chị, và các bạn trong ngôi nhà phượt. Mình tên Hoàng Phúc, sv năm 2 Đh Mở TPHCM. Những tháng ngày sinh viên của mình sắp trôi qua, sắp phải đương đầu ra biển lớn của cuộc sống, thế cho nên quyết định phải làm điều gì đấy có ý nghĩa ở tuổi trẻ, cũng như thời sinh viên.

Ai cũng thế cũng có những ước mơ, hoài bão của riêng mình, nỗi khát khao được lang thang đó đây được dâng lên từ cuối năm cấp 3, vào ngày thi tốt nghiệp cuối môn Anh tôi và lũ bạn thân đi đêm ra biển Vũng Tàu để ngắm bình minh, từ đó máu phượt đã bắt đầu tan chảy trong chúng tôi.

Giấc mơ xuyên Việt đã có từ lâu, nay quyết định đi vào ngày 15/5- sinh nhật tuổi 20 để tạo một dấu mốc cho tuổi trẻ, cũng như rèn luyện bản thân để bước vào những thử thách mới. Thời điểm này cũng thật đặc biệt 30-4-1975 30-4-2015 kỷ niệm 40 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 40 năm trôi qua, chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, những thế hệ con cháu sau này như tôi chỉ biết lịch sử hào hùng của dân tộc qua những trang sách, trang vở ở trường. Thế cho nên tôi chọn xuyên Việt bằng đường Hồ Chí Minh ở lượt đi, vì là con đường chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm dài kháng chiến, đi để tìm về một thời hào hùng của dân tộc.

Sài Gòn 40 năm thống nhất đất nước.

DSC_1285 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Bờ sông Sài Gòn đêm 30/4/2015.

DSC_1658 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_1712 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chuyến đi cần phải chuẩn bị nhiều thứ : thời gian, tiền bạc, sức khỏe. Tuổi trẻ nên thời gian, sức khỏe thì có thừa, còn tiền bạc thì phải chuẩn bị lâu :). Sau tháng rưỡi làm bảo vệ ca đêm ở KCN Tân Bình (TPHCM) vào dịp Tết Ất Mùi 2015 thì cũng được khoảng kha khá, cộng với dành dụm thì cũng được khoảng hơn tám triệu. Lo lắng quá vì khoảng này chỉ vừa đủ mà không có nhiều tiền dự phòng, thôi cũng cận kề ngày sinh nhật nên cũng đánh liều một phen.
Lo cho đám bà tôi suốt 4 5 ngày nên không chuẩn bị được nhiều. Mấy ngày gần đi tất bật chuẩn bị nào là lịch trình, những điểm đến, dừng chân, nhà nghỉ, rồi lo cho “chiến mã”, những đồ mang theo… quá trời thứ; được 2 thằng bạn thân cho mượn nào là balo to, đèn pin, dây phản quang, bợ tay lái.. rồi nhiều thứ nữa nên cũng đủ. “Chiến mã” thì trước chuyến đi đã được thay vỏ sau mới (do thủng một lỗ ở Đà Lạt mà vá chọt, nên ép không được nữa), thay luôn bình “tăng lực” Mobil 1 10w-40.
Những bình “tăng lực” đã dùng qua.

DSC_5443.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hành lý cuộc hành trình.

DSC_5434.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hành trình dự định đi 12 ngày Sài Gòn- Hà Nội –Sài Gòn đi đường Hồ Chí Minh và về Quốc Lộ 1A. Lịch trình:
1. Sài Gòn- Đắc Nông-TT Ea Drăng (Ea H`leo, Đắk Lắk)........................440km
2. Ea Hleo- Kon Tum- Ngã 3 Đông Dương- TT Thạnh Mỹ (Quảng Nam).....440km
3. TT Thạnh Mỹ- Huế- Quảng Trị- Phong Nha (Quảng Bình)...................430km
4. Phong Nha- Hà Tĩnh- Nghệ An- TT Lam Sơn (Thanh Hóa)..................435km
5. TT Lam Sơn- Ninh Bình- Hà Nội.....................................................210km
6. Hà Nội......................................................................................80km
7. Hà Nội- Ninh Bình- Nghệ An- TT Kỳ Anh (Hà Tĩnh)............................420km
8. Kỳ Anh- Quãng Bình- Quãng Trị- Huế.............................................345km
9. Huế- Đà Nẵng- Hội An- Đà Nẵng.................................................. 190km
10. Đà Nẵng- Quãng Nam- Quãng Ngãi- TT Sông Cầu (Phú Yên)............430km
11. TT Sông Cầu- Khánh Hòa- Đà Lạt..............................................440km
12. Đà Lạt- Sài Gòn......................................................................340 km
(những km trên là những đoạn đường đã đi, do vào khu du lịch, di tích nên xa hơn so với bản đồ)

Bản đồ chuyến đi.

ban do vn.bmp by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đêm cuối trước chuyến đi, dù đã chuẩn bị đầy đủ nhưng vẫn lo lắng kiểm tra lại mấy lần, cứ sợ thiếu đồ. Nằm xoay qua xoay lại mãi không ngủ được, căn phòng nhỏ hôm nay yên lặng đến lạ, chỉ nghe thấy chú mèo “ngao! ngao” ngoài cửa sổ.
 
Last edited:
Nét đẹp Hội An như càng tôn thêm bởi những hàng hoa giấy trước hiên nhà. Những bông hoa giấy hồng thắm bên những bức tường vàng, mái ngói rêu phong đã, đang và sẽ mãi làm say lòng du khách.

DSC_4514.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nào hồng, nào vàng, nào đỏ... những cánh hoa giấy, gánh hàng rong,cùng những cụ bà đất Quảng nhiệt tình, đôn hậu.

DSC_4527.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những bước đi như về miền xưa cũ, thế kỉ 17 18 chỉ kịp đánh thức bởi những câu cười nói của những bạn khách Tây nơi này. Có lẽ những bạn khách Tây hay Á đến thăm nơi đây cũng sẽ đem về cho mình những kí ức đẹp mà chỉ Hội An mới có.

DSC_4543.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997), gọi thân mật kiến trúc sư Kazik là một kiến trúc sư, nhà bảo tồn người Ba Lan. Ông được biết tới qua những nỗ lực bảo tồn các di tích lịch sử và khảo cổ tại Việt Nam như Hoàng thành Huế, Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Kiến trúc sư Kazik được coi là người có đóng góp lớn trong việc bảo tồn các di tích lịch sử tại Việt Nam và góp phần đưa các di tích này được ghi danh trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Ông Kazik được đặt tượng trang trọng tại Hội An để nhớ ơn của ông với đất Việt.

DSC_4544.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tượng KTS Kazik nhìn ra phố cổ tấp nập du khách.

DSC_4546.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Con đường cứ đi hướng về ngôi chùa nổi tiếng- Chùa Cầu.

DSC_4548.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới.

DSC_4561.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Trên cửa chùa treo bức hoành màu đỏ với ba chữ "Lai Viễn Kiều" do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ phương xa đến. Đứng trên ngôi chùa, nhìn xuống dòng Thu Bồn hiền hòa.

DSC_4554.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đường Nguyễn Thị Minh Khai nhìn từ Chùa Cầu.

DSC_4558.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cơn mưa lại kéo đến, ngồi dưới gốc cây cổ thụ trú mưa. Ngôi chùa cầu như thêm cổ kính lãng mạn bởi những hạt mưa chảy xuống từ mái ngói đã cũ, dòng Thu Bồn thì được dịp lại róc rách hơn sự bình lặng vốn có, đâu đó những ngôn ngữ lạ chen lẫn tiếng cười đùa trong buổi chiều buông.
Rồi cơn mưa tạnh, hàng quán ven sông Thu Bồn bắt đầu dọn ra cho buổi chợ đêm. Đây rồi Cao lầu- đặc sản Hội An.

DSC_4567.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ngồi vào quán nhỏ với vài chiếc bàn ghế, 2 vợ chồng phố Hội loay hoay dọn đồ đạc ra, có lẽ tôi là khách đầu tiên của buổi chiều mưa này.
 
Mở màn mấy tấm ảnh nét căng là thấy khoái rôi. Chị lớn lên ở Bp nên đoch page đầu của em rất xúc động. Hành trình rất phiêu lưu và hấp dẫn. Tuổi trẻ năng động như em ko phải hối tiếc như chị bgio.
 
Cao lầu đúng thật là đặc sản, ăn là nhớ mãi. Bàn kế bên cũng vừa có khách, những vị khách Sài Gòn, thật thú vị khi gặp người đồng hương ở miền đất xa này.
Cũng đã 6h tối, phố Hội sắp lên đèn. Trên cầu An Hội rất đông du khách tập trung tham quan.

DSC_4575.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những hoa đăng cũng bắt đầu được thả xuống dòng sông Thu Bồn, mang theo những điều ước tốt lành. Hi vọng những điều ước bình an, may mắn cũng sẽ thuận dòng như những hoa đăng bé nhỏ.

DSC_4579.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tản bộ qua bờ bên kia của cầu An Hội. Bên kia những ngôi nhà, khách sạn mới hơn nhưng vẫn theo kiến trúc cũ của phố cổ. Một Hội An thật đẹp và huyền ảo khi màn đêm cứ dần buông xuống. Những ngọn đèn vàng le lói, không đủ sáng để thấy rõ từng ngôi nhà, nhưng đủ sáng để đưa ta về thời vàng son phố Hội.

DSC_4597.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Bầu trời xanh màu tối, những ghe tàu sau một ngày đánh cá mệt mỏi cũng vào bờ. Ghe tàu neo lại trên dòng Thu Bồn như mang cả hơi thở của biển về nơi đô thị náo nhiệt.

DSC_4598.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những quầy hàng nhỏ bên đường cũng lên đèn chờ du khách.

DSC_4601.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ngồi lên cây trụ để cột dây neo tàu, hít đầy lồng ngực không khí trong lành, đâu đó là những mùi thoang thoảng của gánh hàng rong, hay đơn giản chỉ là mùi của biển còn vương lại trên tàu cá.

DSC_4606.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Cũng gần 7h tối, sau cả tiếng ngắm nhìn phố đêm Hội An, tôi phải về Đà Nẵng để tiếp tục dạo đêm Đà Thành.
Một phòng tranh ven đường, những tấm tranh đơn giản nhưng đầy nghệ thuật.

DSC_4609.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Dòng khách vẫn đông đúc đổ về Chùa Cầu.

DSC_4615.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Thi thoảng vẫn có những đoạn vắng lặng, yên tĩnh.

DSC_4616.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đôi bạn hàn thuyên mặc cho sự náo nhiệt quanh mình.

DSC_4618.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Mở màn mấy tấm ảnh nét căng là thấy khoái rôi. Chị lớn lên ở Bp nên đoch page đầu của em rất xúc động. Hành trình rất phiêu lưu và hấp dẫn. Tuổi trẻ năng động như em ko phải hối tiếc như chị bgio.

Dạ cám ơn chị nhiều :D Bình Phước cảnh sắc và con người rất tuyệt vời chị ơi :)
 
Những chiếc đèn lồng lên đèn làm cho cảnh sắc thật lung linh.

DSC_4631.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những quán cà phê tấp nập khách Tây, có rất nhiều quán đẹp nên việc lựa chọn quán nào cũng thật khó khăn, thôi thì tùy duyên vậy !

DSC_4633.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Một buổi chiều tối ở Hội An cũng chỉ vừa đủ làm tôi khắc họa về một đô thị cổ, còn rất nhiều điều thú vị chưa khám phá hết ở vùng đất này. Nhưng thôi cũng phải tạm biệt sự cổ kính nơi đây để về với sự hiện đại.
Mấy mươi cây số về Đà Nẵng thật xa xôi. Về đến Đà Nẵng hơn 8h tối, chạy đi kiếm nhà nghỉ trước, sau đó mới dạo phố phường. Không khó kiếm nhà nghỉ ở thành phố này, cất đồ xong xuôi, cầm chân máy lang thang.

Đà Nẵng về đêm bên những tòa cao ốc hiện đại bên dòng sông Hàn, cùng cầu Xoay, cầu Trần Thị Lý và Sun Wheel huyền ảo.

DSC_4646.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Cầu Thuận Phước đêm rực sáng những ánh đèn.

DSC_4643.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cầu Xoay nhìn từ cầu Rồng, cùng cầu tình yêu lung linh.

DSC_4640.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cầu Rồng lên đèn.

DSC_4649.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Biểu tượng "cá chép hóa rồng" tại Bến du thuyền DHC-Marina.

DSC_4637.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hình ảnh Cá chép hóa rồng không chỉ làm đẹp cảnh quan Bến du thuyền mà còn góp phần điểm tô giá trị thẩm mỹ cho khu vực bờ Đông sông Hàn. Công trình quy mô này hứa hẹn sẽ cùng với Cầu Rồng trở thành những biểu tượng du lịch tại thành phố; góp phần phát triển ngành du lịch của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Hơn 9h tối, cũng phải về ngủ thôi dù thành phố vẫn còn rất sôi động. Giấc ngủ cũng đến nhanh khi ngày hôm nay qua một hành trình không dài nhưng nhiều xúc cảm. Từ nàng Lăng Cô kiều diễm, chàng Bạch Mã cao lớn, đến đèo Hải Vân uốn lượn quanh co, Mỹ Khê xanh trong và một hành trình như ngược về quá khứ với phố cổ Hội An, tất cả sẽ nằm lại đâu đó trong trái tim người lữ khách...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,578
Bài viết
1,169,177
Members
191,428
Latest member
969149329
Back
Top