What's new

Ý Nghĩa Về Lá Cờ Phật Giáo

Chuối đây

Chuối cả nải
Ý Nghĩa Về Lá Cờ Phật Giáo

I.- Nguồn gốc

Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.
Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.
Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẽ cho những Phật Tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ.
Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Ðiện, Ấn Ðộ.
Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo ."
Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.
Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm, cố đô Huế, một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.
Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật .

Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.
Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật .
Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là :
1.- Xanh đậm : Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt .
2.- Vàng lợt : Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
3.- Ðỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .
4.- Trắng :Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.
5.- Da cam : Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
6.- Màu tổng hợp : Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

III.-Kết luận

Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .

ghi chú: 1) 26 nước tham dự Ðại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Ðộ, Bhutan, Ðức, Hawai, Hong Kong, Kampuchia, Lào, Mã Lai, Miến Ðiện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Ðiển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.
(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ -- công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên.

:::Minh Đức Bùi Ngọc Bách:::
 
Chử Vạn hay là chử thập ngoặc đúng là biểu tượng của đạo Phật . Điều này là hiển nhiên và không có gì phải lo ngại cả . Tiếng Phạn chử này đọc là Swatika . Tụi Âu Mỹ cũng đọc chử này là Swatika . Nguyên thủy Swatika có nghỉa là cát tường . Nếu bạn có dịp đi qua Thái Lan, hoặc là đã từng coi phim của Thái Lan, bạn sẽ thỉnh thỏang thấy rằng khi các phụ nử Thái Lan chào người lạ một cách lể phép, họ sẽ chắp tay xá bạn rồi nói : "Swatika" . Nghỉa là họ chúc bạn được cát tường . Hoặc là trong phim Tàu, thời nhà Thanh , triều đình rất sùng đạo Phật, Mật Tông, vì dân Mản châu cũng như dân Mông cổ theo đạo Phật , phái Mật tông . Dân chúng hoặc là quan lại tôn kính phủ phục trước quan trên hay là ngườii trong hòang gia, quốc thích, họ cũng chúc : " Cát tường" .
Chử này không thuộc về riêng của đạo Phật mà của cả đạo Hindu tức Ấn độ giáo hay là Bà la môn . Thực sự chử này thuộc về nền văn minh nào, dân tộc nào , hay là tôn giáo nào ? Hình như thuộc về của chung thì đúng hơn .
Cứ càng lúc thì người ta càng khám phá ra sự lạ lùng của chử này .

Chử Vạn này đã có trong hoa văn trang trí của các đền thờ nhà cửa quần áo nử trang của các vương quốc mà bây giờ thuộc Ấn Độ, Nepal, .., cách đây hàng mấy ngàn năm, lúc chưa có cả đạo Phật . Rồi ngay cả trong một số bộ lạc da đỏ ở vùng Trung Mỹ cũng có thờ phượng biểu tượng này . Có một quốc gia rất nhỏ tên là Kuna Yala ở vùng Trung Mỹ dùng luôn biểu tượng này trên nền cờ vàng viền cam . Đương nhiên là các bộ lạc da đỏ vùng Trung Mỹ chẳng có biết gì về đạo Phật cũng như Phát Xít của Đức cả .

Trong các phát hiện về khảo cổ nghiên cứu về Thành Troa trong thần thọai Hy Lạp , người ta cũng thấy chử Vạn khắc trên các đồ dùng vật dụng như chén bát, bình đựng nước . Nên biết rằng Paris, Helen, thần Jeus, thần tình yêu Venus ,.., của Hy Lạp không có bà con với Phật Thích Ca của châu Á .

Vào khỏang đầu thế kỷ 18, học giả người Đức Heinrich Schliemann tìm ra sự quan hệ của chử Vạn và chủng tộc Aryan , chủng tộc lai giửa Ba Tư, Ấn độ và người da trắng Âu châu . Chủng tộc này cũng là tổ tiên của người Đức, Áo . Và trong đầu thế kỷ 20, chử Vạn lập tức được lan truyền khắp dân gian của Đức và trở thành biểu tượng của chủng tộc mà họ cho là thượng đẳng , chủng tộc Đức . Do đó, để tìm hiểu sâu thêm về sự bí hiểm của chử Vạn và sự liên hệ văn hóa, và cũng cùng mục tiêu kích động tinh thần quốc gia cực đoan , đảng Quốc Gia Xả hội Đức đã gửi học giả Himle cầm đầu một phái đòan , cánh tay mặt của Hitler sau này, qua tận Tây Tạng để nghiên cứu . Điều này giờ đây không còn là bí mật nửa . Tôi có coi cả đọan phim tài liệu trên truyền hình, quay rỏ về chuyến đi này và họ ăn ở ra sao ở bên Tây Tạng .
Không biết ông ta có học được gì về giáo lý từ bi của Phật Pháp nhiệm mầu hay không ? Hay là ông ta và phái đòan nghiên cứu chỉ học một số huyền thuật để mê hoặc lòng người ? ? Nhưng chử Vạn , biểu tượng của Phật Giáo và cũng là biểu tượng của chủng tộc Aryan, tổ tiên người Đức, trở thành biểu tượng của quốc gia Đức, rồi trở thành biểu tượng của đảng quốc gia xả hội Đức , rồi trở thành biểu tượng của Fascist .
Đến bây giờ, Âu Mỹ vẫn không hiểu bằng cách nào , mà Hitler và đảng quốc gia xả hội Đức đã mê hoặc cả một quốc gia, xô cả một quốc gia đi vào đường xâm lăng giết hại cả thế giới như vậy ?
Trong một đọan phỏng vấn một cựu thiếu niên quốc xả . Ông ta bây giờ đã già , ông ta cũng nói rằng không hiểu tại sao lúc đó, ông ta như bị bùa mê thuốc lú . Cứ như điên cuồng . Cứ mổi lần nhìn thấy Hitler trên TV thôi là máu ông đã sôi sục lên hăng hái khác thường . Ông mê man với các diển thuyết của Hitler . Lời hiệu triệu của quốc trưởng làm ông hăng say và sẳn sàng chết , cũng như giết chết đối phương, bất kể là ai . Nhưng không phải một mình ông ta mà tất cả những người xung quanh như là lên cơn động kinh tập thể , chỉ biết có tuân lịnh Hitler mà thôi .

Trở lại chử Vạn , ngay cả một cái cầu tên là Laguna Bridge bắc qua sông Colorado của Mỹ cất hồi năm 1903, cũng đã có khắc chử Vạn với hy vọng cát tường . Lúc này chưa có đảng quốc xã ở bên Đức .

Và mới đây nửa, trong một phát hiện về khảo cổ ở đảo Phục Sinh , Easter Island, một vùng đảo nằm trên biển Thái Bình Dương . Người ta cũng tìm thấy chử Vạn khắc trên đá
ha.jpg

Theo các nhà khảo cổ thì các dấu tích khảo cổ trên đảo này hòan tòan không thuộc về nền văn minh nhân lọai hiện nay . Nó đã có cách đây hàng triệu năm . Lúc mà mấy con khủng long còn chưa có trên quả đất .

200px-HinduSwastika.svg.png


trong đền thờ đạo Bà La Môn .
250px-Svastika_hampi.jpg



300px-GreekHelmetSwastika.jpg


trên mũ các chiến binh Hy Lạp khỏang năm 350 trước Công Nguyên .

200px-KunaFlagMola.jpg



cờ đảo quốc Kuna
250px-KunaYalaFlag.svg.png




170px-Owlvasetroy.png

trên các bình đựng nước ở thành Troa .


180px-Swastika_iran.jpg

ở Ba Tư (Iran )



266px-Romanswastika.JPG

ở La Mã .


200px-Nydam.8.jpg

ở Đan Mạch

Ta có thể bắt gặp chữ Vạn ở những nền văn minh lớn hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau , mà hình ảnh chữ Vạn lại tượng trưng cho sự Luân Hồi , như vậy là thuyết Luân Hồi không hề hư dối

Khoa học đã chứng minh là từ xa xưa đã có những nền văn minh lớn phát triển tột cùng , nền khoa học kỹ thuật của ta ngày nay còn thua xa họ nhiều , họ không những phát triển tột cùng về Khoa Học Kỹ Thuật mà còn phát triển cả về mặt Khoa Học Tâm Linh , nhưng không tránh khỏi Luật Trời , cái gì có sinh rất có diệt , phát triển đến tột cùng thì sẽ đi xuống và tiêu tan , như Xuân->Hạ->Thu->Đông->Xuân .Như nhân dân của châu lục MU ( hay còn gọi là đại lục LEMURIA),một châu lục đã biến mất từ lâu- đã lấy chữ Vạn làm biểu tượng của mình
 
về việc Hít Le ngẫu nhiên chọn hình chữ "Vạn" làm biểu tượng ,thì mình nghĩ có thể là huyền ký ông ta có sứ mệnh " giúp nhân dân Thế Giới trả nghiệp "

Chữ Vạn còn giống cái này nữa nè:
m101_hst_f.jpg
 
Niệm Phật ngoài miệng đẩy đưa,
Tật hư chẳng bỏ tương dưa ích gì.
Niệm Phật diệt tham sân si,
Thất tình lục dục tống đi cho rồi.
Niệm thế mới đúng ai ôi,
Niệm ngoài cửa miệng lôi thôi thêm rầy.
Miệng tâm hoà một mới hay,
Trong ngoài tu cả Phật rày mới linh.
Niệm sao dứt nghiệp sát sinh,
Để cho thế giới thái bình an vui.
Niệm sao cứu khổ ban vui,
Chớ không phải để ngược xuôi bao giờ.
Niệm Phật không kể thân sơ,
Thấy người đau đói làm ngơ sao đành.
Niệm Phật lánh dữ làm lành,
Chớ đừng mê lợi, mê danh, mê tình.
Niệm Phật quyết đặng vãng sinh,
Ăn chay, giữ giới tội tình lánh xa.
Niệm Phật giữ một chữ hoà,
Không tranh hơn kém nhà nhà vui tươi.
Niệm Phật thuận thảo ai ơi,
Bỏ đi những chuyện tranh ngôi tranh quyền.
Niệm Phật lòng dạ cho chuyên,
Quyền cao lợi lớn là thuyền mong manh.
Niệm Phật phải dứt tương tranh,
Mê đời cặn bã hôi tanh làm gì.
Niệm Phật chớ có hồ nghi,
Tín tâm bền chặt nguyện ghi vào lòng.
Niệm Phật chớ có ghi công,
Phật nào gian lận mà hòng kể ra.
Niệm Phật việc ác tránh xa,
Việc lành cố gắng hiện ra bề ngoài.
Thực hành từ thiện không sai,
Liên đài để sẵn chờ ngày vãng sanh. Sưu tầm
 
Hôm nay em mới đọc bài này và biết về chữ Vạn đó, quả là thú vị. Cám ơn bác Chuối nhé (c). Nghĩ lại thấy cũng buồn cười, hôm đó em và mấy bạn Khoai tây đi chùa, thấy cái này đứa nào cũng nghệt mặt ra, chúng nó nghĩ em theo đạo Phật nên xúm lại hỏi. Khổ mình cũng ngu chả kém, nói bừa "tao nghĩ nó là biểu tượng của đức tin gì đó nên hitler lấy nó", sai toét toè toe :T
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,998
Members
192,330
Latest member
sangtenxe
Back
Top