What's new

[Chia sẻ] Yêu giữa Chnang, buồn rời Kratie

YÊU GIỮA CHNANG, BUỒN RỜI KRATIE


Campuchia - đất nước của những diệu kỳ, nơi những thân phận nghèo khó đã cho tôi rất nhiều yêu thương mà cả cuộc đời này tôi sẽ mang theo như một mối nợ tình không bao giờ trả hết.

Chuyến xe rời Kampong Chnang về Việt Nam mang theo biết bao dự định của một kẻ lang bạc về một ngày trở về. Tôi gọi đó là ngày trở về mà không phải là một sự quay lại bởi cái khoảnh khắc hoàng hôn mưa giăng khắp lối trên dòng Tonle Sap, ngồi bên những người bạn ướt đẫm trong mưa trên boong thuyền, lòng tôi đã rơi rớt lại tự bao giờ!

TRONGMUA1.jpg


TRONGMUA2.jpg
 
Last edited:
GẶP GỠ IRRAWADDY

Vài năm đã qua đi kể từ lần đầu tiên tôi bắt gặp hình ảnh của Irrawaddy trên Mekong ký sự của đài truyền hình TPHCM. “Hồi hộp và đợi chờ…” những thông tin của Mekong ký sự khi ấy đã từng làm tôi phân vân rất nhiều. Liệu mình có may mắn gặp được loài cá heo nước ngọt đó?

Hơn một năm trước, tôi gặp Carole, một nữ tình nguyện viên người Pháp làm việc trong một dự án giúp đỡ trẻ em nghèo Campuchia ở tỉnh Battambang. Carole bảo với tôi rằng chính mắt cô đã gặp Irrawady ở Kampi…

Trên chuyến xe Sorya từ Nam Lào tới Kratie, tôi đã hỏi anh chàng hướng dẫn trên xe không biết bao nhiêu lần rằng:” Mày có chắc là tao sẽ gặp được Irrawaddy chứ?”. “Yên tâm nếu không gặp tao sẽ hoàn tiền cho mày” anh chàng khăng khăng đáp. Và thế là trưa hôm ấy vừa tới Kratie, tôi đã bỏ ra 15USD để lên chiếc xe Honda chở tôi đến Kampi – một trong bốn khu vực có thể nhìn thấy Irrawaddy (Dẫu biết rằng có hơi đắt một chút nhưng đã được “đảm bảo”).

Từ thị trấn Kratie đến Kampi khoảng 15km. Đó là một con đường nhỏ và đẹp, chạy dọc theo dòng Mekong với cây cối xanh um và những làn gió mát rượi. Có những đoạn tôi lấy làm thích thú với những vạt nắng vàng xuyên qua những khóm lá và nhìn về phía bờ sông là những cánh đồng ngô trải dài ngút ngàn; hay xa hơn, xuyên qua dòng Mekong đo đỏ là một cù lao chạy song song với bờ cát vàng trông như một dãy lụa óng ánh trong trưa nắng.
Chiếc xe chạy tiếp. Hai bên đường bắt đầu xuất hiện những cái bàn gỗ mà trên đó người dân bày bàn Krolan – loại cơm lam nổi tiếng của vùng Kratie, rồi thì tới lượt những cái bàn bày bán những bức tượng cá heo bằng gỗ và cuối cùng là một tượng đài Irrawaddy bằng đá ở trước mặt. Vậy là chúng tôi đã tới Kampi, nơi tôi sẽ lên đò chèo ra giữa dòng Mekong mà nhìn ngắm Irrawaddy.

Anh chàng hướng dẫn dừng xe rồi bước đến một cái quầy gỗ ộp ẹp mua lấy một tờ vé. Nó có giá 9USD, tôi hơi không tin vào mắt mình. Kệ, bây giờ tôi chỉ quan tâm tới chuyện liệu có gặp được Irrawaddy hay không thôi.

Tôi bước xuống bến tàu và một ông lão với làn da đen như than từ từ đưa chiếc đò vào. Ông không nói tiếng anh, tôi chỉ có thể chào ông vài câu đơn giản rồi ngồi xuống mà hồi hộp chờ mong.

Chưa ra được khoảng 50m thì ông lão chợt kêu tôi một tiếng. À, Irrawaddy vừa xuất hiện. Chúng chồi lên và ngụp xuống nhanh quá. Lòng tôi hân hoan và quên cả cái nắng buổi trưa đang làm rát cả da mình. Rồi thế đò cứ từ từ chèo ra giữa dòng, rồi đứng lặng, rồi chuyển hướng quay đầu, và tôi cũng dịch chuyển thường xuyên theo sự ần hiện quá nhanh của Irrawaddy…

Đáng tiếc thay khoảng cách của đò tới Irrawaddy khá xa và với chiếc máy kỷ thuật số loại bỏ túi du lịch thông thường tôi chẳng tài nào ghi lại được tấm hình nào. Dù sao tôi cũng đã thấy và đã xác nhận bằng chính con mắt mình trong buổi trưa hôm ấy rằng Irrawaddy đã và đang hiện hữu ở Mekong mặc dù số lượng của chúng không còn bao nhiêu…

Irrawaddy, niềm tự hào của Mekong, một trong năm chủng loại cá heo nước ngọt còn lại trên thế giới đã và đang đứng trước những đe dọa nghiêm trọng làm tụt giảm số lượng do sự vô ý thức của con người và tác động của môi trường.

Theo khảo sát của WWF, từ năm 2003 tới 2009, có 93 con cá heo Irrawaddy chết được ghi nhận. Tính trung bình ở giai đoạn này một năm chết 13 con trong đó 66% cá heo chết là những con Irrawaddy con. Trước đó, chế độ diệt chủng Pol Pot đã sát hại khá nhiều Irrawaddy để lấy mở và thịt để đến hiện tại theo khảo sát chỉ còn khoảng hơn 70 con Irrawaddy trưởng thành sống ở 9 khu vực nước sâu của dòng Mekong đoan từ Kratie đến biên giới Campuchia – Lào (190km)

Irrawaddy sống được trong môi trường nước ngọt và nước mặn, nhưng hiếm khi thấy chúng xuất hiện ở vùng biển. Chúng có thể sống tới 30 năm. Chiều dài thân có thể đạt tới mức 2,75m và cân nặng lên tới khoảng 150kg

Irrawaddy có thể lặn sâu trong vòng 12 phút và bơi với tốc độ 25km/giờ

Cứ mỗi 2 đến 3 năm, Irrawaddy mẹ sinh một Irrawaddy con. Irrawaddy mới sinh có chiều dài khoảng 1m, cân nặng trong khoảng 10-12kg và được nuôi bằng sửa mẹ trong hai năm đầu đời.


TBC
 
GẶP GỞ IRRAWADDY

Tượng cá heo bằng gổ được bày bán ven đường

DOLPHINDOGO.jpg


Tượng đài Irrawaddy, Kampi

TUONGDAIDOLPHIN.jpg


Vé xem Irrawaddy, giá 9USD. Hiên tại du khách có thể bắt gặp khoảng 25 con cá heo Irawaddy ở Kampi

VEKAMPI.jpg


TBC
 
Last edited:
GẶP GỠ IRRAWADDY

Chiếc đò khua mái chèo nhè nhẹ. Tôi đi trong hân hoan vì lần đầu tiên gặp gỡ loài cá heo nước ngọt

TAUDIXEMDOLPHIN2.jpg


TAUDIXEMDOLPHIN.jpg


Irrawaddy lặn ngụp quá nhanh. Chỉ còn đó một vệt đen trên tấm ảnh giữa dòng. Bạn chú ý sẽ thấy rõ phần đầu nhô lên của Irawaddy.

DOLPHINANHIEN3.jpg
 
Last edited:
Bạn tom_the_star ơi: Bài viết của bạn về tình yêu đất nước và con người ở Kampong Chnang và Kratie rất chân thật làm xúc động lòng người. Nhất là đoạn bạn mong làm bác sĩ để giúp dân nghèo... quí hóa lắm thay. Có lẽ kiếp trước bạn là người K nên luôn mở rộng tấm lòng yêu nước thương nòi K của bạn.

Xa thúc, lành thay. Bạn có từng nghe câu này chưa?
 
Tôi là một Phật tử Nam tông, thỉnh thoảng vẫn đi chùa Nam tông (như chùa của người Thái, của người Campuchia, của đồng bào Khmer Nam bộ). Sau mỗi lần các vị sư Nam tông (mặc áo vàng như các vị sư ở Kampong Chnang) cầu kinh cầu an cho mọi người hoặc khi vị sư thầy dứt một câu huấn thị gì đó thì các Phật tử đồng thanh kêu: Xa thúc, lành thay. (Xa thúc tiếng Pali = Lành thay tiếng Việt).

Tôi đã từng hành quân trong đội hình quân tình nguyện Việt Nam đánh bọn diệt chủng Pôn Pốt ở Kampong Chnang vào tháng 3/79 nên nhìn những hình ảnh ở KP Chnang mình thấy có vẽ như là quen thuộc lắm.
 
Tôi là một Phật tử Nam tông, thỉnh thoảng vẫn đi chùa Nam tông (như chùa của người Thái, của người Campuchia, của đồng bào Khmer Nam bộ). Sau mỗi lần các vị sư Nam tông (mặc áo vàng như các vị sư ở Kampong Chnang) cầu kinh cầu an cho mọi người hoặc khi vị sư thầy dứt một câu huấn thị gì đó thì các Phật tử đồng thanh kêu: Xa thúc, lành thay. (Xa thúc tiếng Pali = Lành thay tiếng Việt).

Đúng rồi chú ạ, con cũng là Phật tử Phật giáo nguyên thủy Therevada, sau khi sư hoặc người lớn chúc phúc điều gì đó thì phải chấp tay lại và nói 2 lần Sathus, sathus! Con là người Khmer nên rất rành :D
 
Mình cũng thế . Đã đi CPC rồi ,nhưng chẳng đủ thời gian và chịu khó viết bài chia sẽ ,thật là tệ .Bài viết của bạn đã làm mình muốn đi CPC lại lần nữa .Phải công nhận là người dân CPC thật hiền lành và đôn hậu , chắc là do ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,054
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top