...Sau khi oanh tạc vườn dừa triễu quả nhà Kòy, chúng tôi làm 1 tấm kỷ niệm trước khi tiếp tục cuộc hành trình....
Tiếp tục con những con đường làng không tên mà chỉ thổ địa mới biết để băng qua kênh Chợ Gạo bằng phà Xuân Đông qua xã Xuân Đông.
Từ đây trở về sau, khi đề cập đến những con đường làng, đó toàn là những con đường không tên ...vì đã có tên có tuổi thì đó không còn gọi đường làng nữa vậy
Phà Xuân Đông
Sau khi qua phà, cả đoàn lại tiếp tục đi theo những con đường nhỏ quanh co, và một phát hiện thú vị đây
Theo như thổ địa Kòy thuyết minh, "quả gấc này hồi trước nó xanh, giờ nó đã chín vầy đó". Nếu không để ý kỹ thì đây chỉ là 1 câu nói bình thường, nhưng để ý một chút sẽ thấy tấm huyết của Kòy, chứng tỏ Kòy đã bỏ nhiều công sức đi tiền trạm, và chọn những con đường đẹp nhất cho cả đoàn. Cảm ơn Kòy nhé - con người miền Tây chính hiệu.
Sau khi tham quan cảnh sông nước yên bình, những phong cảnh nên thơ bên bờ sông Tiền, cả đoàn trở về trên con đường đê tuyệt đẹp
Trên đường về, chúng tôi ghé tham di tích Gò Thành - di tích đã được xếp hạn quốc gia. Nơi đây trưng bày những di chỉ của nền văn hóa Óc Eo (Óc Eo theo tiếng Khơme là "vùng sáng", tên gọi Óc Eo là do nền văn hóa này được phát hiện đầu tiên bởi Louis Malleret tại gò Óc Eo), nền văn hoá tồn của vương quốc Phù Nam này phát triển rực rỡ nhất từ thế kỷ I đến VII(một thời Phù Nam là vương quốc vào loại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á, bao gồm 1 phần Thái Lan, Campuchia và tới tận Nam Trung bộ Việt Nam hiện nay). Di tích này thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Cái tên Gò Thành được giải thích là do người ta phát hiện được thành trì cổ trên 1 cái gò.
Những dấu vết của nền văn hóa này còn được tìm thấy ở khu Ba Thê, óc Eo, Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn ... (Kiên Giang) ; Gò Tháp (Đồng Tháp). Trong đó trung tâm là khu Ba Thê.
Tranh thủ chụp 1 khu trong khu di tích
Rời khu di tích, đồng hồ đã gần 14h, cả đoàn trở về nhà, chuận bị bữa cơm trưa thịnh xoạn...
(còn tiếp....)