diengiadung
Phượt gia
Trắc trở trên QL28: vẫn mê đỉnh trời!
Rời thác Bobla của xã Liên Đầm trong ánh nắng ban mai giữa cai se se lành lạnh của vùng cao nguyên thật đẹp, bọn mình hướng về thị trấn Di Linh.
QL20 đoạn này đường thoáng, không nhiều xe... và dĩ nhiên là có nhiều đoạn quanh co nhưng không nhiều dốc vì độ cao Di Linh nhỉnh hơn Bảo Lộc chừng vài trăm mét so với mực nước biển.
QL20 hướng đi thị trấn Di Linh:
Theo thông tin mình truy được thì Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring - theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn thượng thời ấy. Có người lại nói tên Djiring có dụng ý ám chỉ sáp ong (Jrềng), vì vùng này ong rừng rất nhiều...
Những dân phu Thượng bị bắt làm phu vận chuyển vật liệu xây cất cơ sở hành chánh đầu tiên ở đây, hoặc làm đường cho sở lục lộ, đã nán níu ở lại lập làng, lúc đầu họ sinh sống bằng nghề lấy mật ong rừng, nên người ta gọi họ là Jrềng, rồi viết sai là Djiring.
UBND xã Liên Đầm. Phía trước có băng rôn "Tích cực hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012"...:
Người khác lại cho rằng Djiring là tên một loại cây sồi mọc đầy trên vùng Dilinh, gọi là cây “Njrêng”. Đó là một loại cây dẽo dai dễ uốn, nên người Thượng dùng nó vào nhiều việc như làm răng nĩa để gom rơm rạ hoặc chẻ mỏng nhỏ ra để đan phần niền chân gùi (một thứ giỏ mây người Thượng đeo sau lưng) để cho cái gùi được đứng thẳng mỗi khi đặt nó xuống đất.
Người ta ủ những đống gì đó ven đường...:
Địa danh Djiring đến năm 1958 được chính quyền Ngô Đình Diệm cho đổi thành Dilinh cùng một trật với các địa danh Bảo Lộc, Đơn Dương, Liên Khương thay cho tên cũ Blao, Dran, Liên Khang.
Chẹp, nhìn lại nhớ "cái sự bị bắn" hồi ở Đồng Nai! Từ lúc đó đến giờ mình chỉ làn tàng 40 - 50km/h:
Những hàng cây thẳng tắp trong Nghĩa Trang Liệt sĩ Di Linh:
Rời thác Bobla của xã Liên Đầm trong ánh nắng ban mai giữa cai se se lành lạnh của vùng cao nguyên thật đẹp, bọn mình hướng về thị trấn Di Linh.
QL20 đoạn này đường thoáng, không nhiều xe... và dĩ nhiên là có nhiều đoạn quanh co nhưng không nhiều dốc vì độ cao Di Linh nhỉnh hơn Bảo Lộc chừng vài trăm mét so với mực nước biển.
QL20 hướng đi thị trấn Di Linh:

Theo thông tin mình truy được thì Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring - theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra buôn thượng thời ấy. Có người lại nói tên Djiring có dụng ý ám chỉ sáp ong (Jrềng), vì vùng này ong rừng rất nhiều...
Những dân phu Thượng bị bắt làm phu vận chuyển vật liệu xây cất cơ sở hành chánh đầu tiên ở đây, hoặc làm đường cho sở lục lộ, đã nán níu ở lại lập làng, lúc đầu họ sinh sống bằng nghề lấy mật ong rừng, nên người ta gọi họ là Jrềng, rồi viết sai là Djiring.
UBND xã Liên Đầm. Phía trước có băng rôn "Tích cực hưởng ứng năm an toàn giao thông 2012"...:

Người khác lại cho rằng Djiring là tên một loại cây sồi mọc đầy trên vùng Dilinh, gọi là cây “Njrêng”. Đó là một loại cây dẽo dai dễ uốn, nên người Thượng dùng nó vào nhiều việc như làm răng nĩa để gom rơm rạ hoặc chẻ mỏng nhỏ ra để đan phần niền chân gùi (một thứ giỏ mây người Thượng đeo sau lưng) để cho cái gùi được đứng thẳng mỗi khi đặt nó xuống đất.
Người ta ủ những đống gì đó ven đường...:

Địa danh Djiring đến năm 1958 được chính quyền Ngô Đình Diệm cho đổi thành Dilinh cùng một trật với các địa danh Bảo Lộc, Đơn Dương, Liên Khương thay cho tên cũ Blao, Dran, Liên Khang.
Chẹp, nhìn lại nhớ "cái sự bị bắn" hồi ở Đồng Nai! Từ lúc đó đến giờ mình chỉ làn tàng 40 - 50km/h:

Những hàng cây thẳng tắp trong Nghĩa Trang Liệt sĩ Di Linh:

Last edited: