What's new

Siem Reap - Vùng đất của những ngôi đền.

Em đi chuyến này hồi tháng 4. Hôm nay ngồi đọc lại, thấy bồi hồi quá. Siêm Reap thì mọi người ở đây đi hết rồi còn gì. Nhưng đó là chuyến đi em rất yêu thích. Chuyến đi của em bắt đầu từ Bangkok, chạy qua cửa khẩu poipet rồi đến Siem Reap luôn. Không có nhiều thời gian nên không qua Phnom Peng được (thời gian, tại sao lúc nào cũng là thời gian). Chẳng hiểu ngập ngừng thế nào mà mãi chả dám viết bài lên đây. Tự nhiên hôm nay, đọc lại phần hồi kí mình viết, lại có can đảm. Mong các bác ném đá... nhè nhẹ thôi ạ! hìhì

Phù, xong phần giới thiệu!

picture.php


đây là cái Map 3D. Nhưng em khôgn làm thế nào cho to lên được. Ai cần to ;) thì PM cái email cho em ạ!
 
Last edited:
Các thành phố.

Khu đền Angkor tồn tại ngày nay trải dài trên một diện tích rộng biểu trưng cho những thành phố khác nhau được các vị vua liên tiếp xây dựng.

angkor%20map-jj-001.jpg

Yasovarman I (889-890 sau CN) là vị vua đầu tiên xây thủ phủ ở Angkor, mà ngày nay là thị trấn rìa Siem Reap. Ông gọi nó là Yasodhapura và nó là điểm khởi đầu cho thành phố và thủ phủ Angkor.

sciangk114a.jpg
(sưu tầm)

Suryavarman I đã xếp đặt thành phố mới của Angkor trong suốt nửa đầu thế kỷ 11, một vài trong số có thể công nhận là thuộc thành phố sau đó Angkor Thom, được Jayavarman VII (1181-1220) xây dựng. Angkor của Suryavarman là một hệ thống quảng trường, đại lộ, đền đài, thềm hành lang và đường xá đắp cao mà trong đó, ông, triều đình của ông và thần dân sinh sống. Thành phố được cấp nước bởi hàng loạt kênh đào và hồ chứa lớn có tên là Barays (hồ nhân tạo dùng tưới tiêu và trữ nước), một lịch trình được Indravarman I (877-889 sau CN) khởi tạo. Hệ thống tưới tiêu này là thiết yếu để cung cấp cho dân số đang tăng trưởng và cho nông nghiệp, và nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần mở rộng thành phố.

Hệ thống tưới tiêu của Indravarman I

Cả vùng được hồ nước lớn gần thành phố tưới tiêu tự nhiên cho một vài khu vực. Vào tháng 6 mùa mưa và với mức nước cao, nước chảy xuống sông Mekong đến các nhánh phụ ở phía đông. Hàng triệu năm trước, vì nước tràn ở những nhánh sông có bùn, nó chảy ngược lại làm tràn đầy những chỗ đất trũng vốn được hình thành khi vùng nằm dưới mực nước biển.

Hồ này giữ nước để tưới tiêu cho cả vùng trong suốt mùa mưa. Tuy vậy, để cung cấp một lượng nước khổng lồ cho quan lại, triều đình, nô lệ, thê thiếp, tổng quản và kẻ giầu có kẻ cung phụng cho triều đình, phải phát triển hệ thống tưới tiêu to lớn hơn nữa.

Indravarman I, người đã trị vì Cambodia từ năm 877 đến khoảng 889 sau CN, là người đầu tiên gây dựng hệ thống tưới tiêu. Nó cho phép Khmer có được một thành phố đông dân trong một diện tích nhỏ mà từ đó họ tạo ra đế chế của mình. Ông xây các hồ chứa, gọi là Baray, và từ đây có hệ thống kênh rạch phát triển chạy từ thành phố đến nông thôn. Qua hệ thống tưới tiêu này, mỗi năm có hơn 3 mùa lúa được trồng đề nuôi sống dân cư Angkor.

(đọc phần này khoái vì lúc đấy em đang bận chơi Rome's)
 
Chẹp, hồi em sang đấy bị dụ leo lên Kpal Spean để xem dòng suối có 1000 lingas. Thế nà đi. Chả là hôm trước em có đọc báo thấy khoa học nói linga của dân Việt có cấu trúc tốt hơn về chiều dài so với của mấy chú củ sâm, nên em nhân thể đi để xem có hơn luôn được trai Miên không. Chạy khoảng 35 km từ REP là đến. Nhìn quanh quất chả thấy suối siếc chim cò đâu mới hỏi thằng bạn người Miên đi cùng: Chim đâu mày? Cái mặt nó giãn ra, cười như tượng Bayon: Phải trèo lên khoảng 400 m nữa mới thấy.

Thì trèo, 400 m mà có 1000 lingas.. vị chi là... vẫn lãi được 600.. đại để em vừa treo vừa tính vớ vẩn thế cho đỡ chán chứ chả biết 600 gì. Trèo hết 400 cũng chả thấy gì, lại hỏi nó, nó bảo: hình như là 800 m thì phải. MK, phải cái đầu mày... lại leo thêm 400 m trần ai nữa. Tâm niệm: mình đi khám phá! Vui lên! Vui lên! Thế là vui, em vừa leo vừa hát hổn hển rằng là đường Trường Sơn chúng cháu nhìn cây nhìn khe... Nhưng thú thực là đường trèo lên không có gì đáng để kể hết.

Mò lên 800m, đã thấy mũi mình nóng hơn thường lệ và khấp khởi nhìn quanh: Suối đâu chim đâu? Nó lại nở nụ cười Bayon: Tao nhầm mày ạ, phải là 1200 m cơ. Bà mẹ.. Việt Nam anh hùng chứ... nói sớm ra thì 1000 chim chứ 2000 thì cũng kệ xác. Nhưng lỡ tới đây rùi thì chẳng lẽ lại về cũng nhục, nên bò tiếp.. bây giờ em mới thấy rõ ràng mối liên hệ giữa cái nụ cười Bayon với cái mặt nó... Cứ thế em leo lên đến gần 1500 m đường gần núi thì mới nghe thấy tiếng suối khe khẽ đâu đây. Lườm gần rách mí mắt mới (mất gần 1 tiếng) phát hiện ra một khúc suối to như cái vũng trâu đầm ở quê em ngày xưa, và thấy "chúng nó".

Chẹp, hóa ra linga của dân Miên ngày xưa chỉ dài có vẻn vẹn 1 - 2cm... như thế lày lày: mấy cái cục tròn tròn là linga đấy. Em mệt chả đếm nên chả biết có đúng 1000 chú hay nó ăn gian đâu đấy..

dsc3506111bs1.jpg


Sự tích thế nào thì hỏi thằng Gù nó cũng giả nhời được, nhưng thằng bạn Rith của em nó bẩu: uống nước suối này khỏe lắm. Không khỏe cũng phải uống vì mang theo chai nước lên đến nơi chả còn giọt nào.

Uống xong, trèo xuống thôi. Chả biết là cái nước suối này thiêng thật hay là lòng tự hào dân tộc trỗi dậy khi thấy linga Việt dài hơn hẳn linga Miên mà phi thẳng xuống núi với tâm hồn phơi phới, chả mệt tẹo nào nữa.

Về vẫn kịp thăm Bayon và sáng hôm sau dậy sớm xem Xun rai Angkor Oát

dsc2900un5.jpg


angkorko5.jpg
 
Em Lymy đi từ Poipet về REP chỉ mất 35$ (c), trong khi hồi 12/2006 bọn chị đi mặc cả lên xuống mà không được giá 40, cuối cùng fải đi với giá 45 hay 50 thì phải (lâu quá quên mất). Hay là vì em đi một mình nên được giá 35 còn bọn chị đi những 3 người thì đắt hơn nhỉ ;). Mình ngồi taxi thì không thấy hết được "cơn ác mộng" của đoạn đường đó, nhưng khi về, bọn chị đi bus REP-Khaosan, đoạn REP-Poipet đi bằng xe 15 chỗ, không cửa kính nhé, chạy long xòng xọc, bụi thôi rồi, thỉnh thoảng lại được các bạn Cam bên đường dùng vòi nước tắm mát cho xe, cả bụi cả nước trộn vào nhau bám đầy quần áo. Lần sau đi, chả có ý định đi lại bằng đường Poipet nữa.
Ảnh Angkor em chụp đẹp lắm, chị rất thích

Mình đi mất $45 đấy chị yêu:D. Nó lại còn kỳ kèo bắt mình trả bằng bath, vì hình như theo tỷ giá quy đổi thời điểm đấy mà trả bằng bath được giá hơn thì phải. May mà mình rắn, thế mà cũng mất $45. Cái vụ xương máu với tuk tuk thì để lát nữa free, tớ kể cho:)
 
LYMY chụp ảnh đẹp quá! LYMY đa tài thật,đôi chân giỏi đi mà đôi tay cũng giỏi, vốn giỏi cầm kìm nay lại giỏi cầm máy và cầm một số thứ nữa...! giỏi quá ,ngưỡng mộ quá!
LYMY cho anh góp gạo ủng hộ topic nhá!
Nơi này thì quá nhiều người biết rồi:Angkor Wat

11090001.jpg
[/IMG]

11090009.jpg
[/IMG]


11090015.jpg
[/IMG]

11090022.jpg
[/IMG]
 
Ta Prohm - Ngôi mộ cổ rêu phong

Ta Prohm một ngày nắng
2491923637_c14e7a1250.jpg


Ta prohm hiện dần sau khu rừng, nhỏ bé và đổ nát, đó là cảm nhận đầu tiên của tớ. Nhưng trong lành và yên tĩnh. Để có được không khí này, tớ đã phải dậy thật sớm, đi Ta Prohm đầu tiên, ngược đường đi của thiên hạ! Ta Prohm là nơi tớ khát khao muốn đến.
2491924375_16c6411bd9.jpg


Chính vì đi ngược đường nên con đường tớ đi vào cũng là đi từ... cửa hậu. Những cây cổ thụ chắn ngang đường, bậy cả đá lát sảnh vào. Lá tụng vàng ruộm. Gió thổi nhè nhẹ vào tóc! Ta Prohm quả thật khác biệt.

2494264518_e537a210da.jpg


Góc đền nổi tiếng của Ta Prohm. Ai đến đây cũng phải có một cái ảnh làm kỉ niệm (hơ hơ, nhưng tớ thì không có, chả hiểu sao) những rễ cây bám chặt lấy ngôi đền, hòa làm một với những tảng đá vĩnh cửu.
2494264518_e537a210da.jpg


lym's favourite (tị vì là ảnh kiểu này chả thấy ai chụp, mình chỉ thích những cái... người khác không có!!!)

2494263574_f6932f9ed8.jpg


Góc máy này là nơi Angelina Jolie nhà mình cười nhếch môi (ôi sao mà sexy) trước khi... nhẩy vào trường quay Holiwood đây!

2494263780_4dbd9e3fb7.jpg


Đây là nơi đặc biệt nhất của Ta Prohm, ngôi đền nhỏ nhỏ này, khi đứng trong đó, đập tay lên ngực, sẽ thấy vang vọng như trống. Lúc đầu tớ cũng đập gần chết chả thấy kêu gì, xuýt buột mồm chửi LP bố láo, may quá có anh tour guide dễ thương chạy ra "mày phải làm thế này thế này"!!! Rồi vỗ ngực kêu đồm độp ... như trống thật! Giời ạ, sao không nói sớm, tí nữa thì ham hố đến đoạn loạn nhịp tim luôn!!!

2494263918_91f03ea0c0.jpg


Một góc đền bị lãng quên trong Ta Prohm, mạng nhện giăng đầy làm ngôi đền càng trở nên bí ẩn. Đó là một góc rất tuyệt, mát lạnh và rêu phong.
 
2493445409_5f39709525.jpg


Có những nơi trong Ta Prohm bạn sẽ rất ngại chui vào, vì khoảng cách giữa đá đổ nát và trần nhà chỉ đủ cho... một đứa nhỏ bé như tớ chui lọt! Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Đó là những góc nhìn đúng chất Ta Prohm, ngôi đền của rừng già.

2494264720_844ac13804.jpg


Nơi đâu của Ta Prohm cũng được bao phủ bởi cổ thụ...

2494264866_224ed78250.jpg


Và có những nơi chỉ còn lại rễ cây...

2493446269_ef832a0e30.jpg


Từ góc tối...


2493446435_ddfbf44355.jpg


Lặng

2492743992_b6a7803b79.jpg


Khoảng sân sau
 
Đền Ta Prohm

Đền được nhiều du khách đánh giá là đẹp nhất do mỗi liên hệ lạ thường với rừng rậm bao quanh, thứ dần dần phá huỷ chính ngôi đền. Ta Prohm là đền thờ Phật rất rộng được Jayavarman VII xây dựng và trước kia được trông coi bởi 18 vị thầy tu bậc cao và hơn 2500 vị thầy tu cấp nhỏ. Nó chưa hơn 12000 người bên trong.

2491923637_c14e7a1250.jpg


Khi ngôi đền bị bỏ hoang, rừng rậm từ từ vây quanh, làm rạn nứt và siết chặt lấy các bức tường và bậy đá lên.Những phục chế viên người Pháp quyết định để mặc Ta Prohm đúng như khi người ta tìm ra nó, vì vậy đến bây giờ ở đó vẫn còn sự xâm lấn tiếp tục của rừng già.Những khối lớn cảm giác như hàng thế kỷ trước nằm đó trong cửa rừng được che phủ bởi dương xỉ và cây bụi. Mái che bằng cây nhô ra che toàn bộ ánh nắng từ mọi phía, tạo nên ánh nắng chiếu nửa mầu xanh rất lạ. Mọi nơi đều có côn trùng, chim, dơi, ếch và động vật - tất thẩy đều sống trong sự đổ nát.

ta-prohm-nc-ag.jpg


Ta Prohm là sự hoà hợp của đá và cây cỏ đến kì lạ rồi đến một ngày sẽ biến mất vào lòng đất của rừng già. Một vài phù điêu và tượng vẫn còn lại như thể chúng được khắc trạm trổ gần 800 năm trước.
 
Thần Y ơi, ảnh ọt sao bây giờ mới phọt ra thế. Nhân thể cũng góp vài cái cho vui nào.
Nào thì kỳ lân trong chiều chạng vạng này.

3021865745_7f3d8e220a_o.jpg


3022695830_8f5b5b5fe6_o.jpg


Nào thì trăng tròn tháp cổ này.

3021866023_9812472872_o.jpg


3021866207_18d494699a_o.jpg


3021866355_eb42a64ba7_o.jpg


Cổ vũ cho topic ảnh về Siemriep cái nào, cổ vũ cho Lymy. Chưa được cảm ơn,đành cảm ơn thế này vậy!!!
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,295
Bài viết
1,174,955
Members
192,025
Latest member
369
Back
Top