What's new

Siem Reap - Vùng đất của những ngôi đền.

Em đi chuyến này hồi tháng 4. Hôm nay ngồi đọc lại, thấy bồi hồi quá. Siêm Reap thì mọi người ở đây đi hết rồi còn gì. Nhưng đó là chuyến đi em rất yêu thích. Chuyến đi của em bắt đầu từ Bangkok, chạy qua cửa khẩu poipet rồi đến Siem Reap luôn. Không có nhiều thời gian nên không qua Phnom Peng được (thời gian, tại sao lúc nào cũng là thời gian). Chẳng hiểu ngập ngừng thế nào mà mãi chả dám viết bài lên đây. Tự nhiên hôm nay, đọc lại phần hồi kí mình viết, lại có can đảm. Mong các bác ném đá... nhè nhẹ thôi ạ! hìhì

Phù, xong phần giới thiệu!

picture.php


đây là cái Map 3D. Nhưng em khôgn làm thế nào cho to lên được. Ai cần to ;) thì PM cái email cho em ạ!
 
Last edited:
Ở thời Chou Ta Kuan (cuối thế kỷ 13), những ngọn tháp của Bayon được mạ vàng, và mặt phía tây của ngôi đền có cầu vàng được những con sư tử vàng canh giữ.

Chou Ta Kuan là phiên âm của Chu Đạt Quan, một sứ giả của nhà Tống - Trung Quốc đã đến Angkor và sống ở đó một thời gian. Ông đã viết một cuốn sách về nơi này, và cho đến giờ đó là tài liệu viết duy nhất mô tả chi tiết về các công trình và cuộc sống tại thành phố này vào thời gian mà nó còn đang "sống".

Tầng thứ 3 của đền Bayon thật đáng giá. Có 54 ngọn tháp, mỗi ngọn có đầu tháp là 4 mặt của Avalokitesvara (Phổ Hiền Bồ Tát- vị bồ tát có lòng trắc ẩn)
...
Cuối cùng, một vài tượng Phật được tìm thấy tại vị trí có chứa một trong các Lokesvara.Điều này đã chứng minh rằng các mặt này biểu trưng cho Phật. Đó là mặt của Lokesvara người là Bồ Tát (người chuẩn bị thành Phật) của Phật Giáo Mahayanan.

Đoạn này chắc bạn Lymy dịch nhầm, vì Avalokitesvara là Quán Thế Âm bồ tát, chứ không phải Phổ Hiền bồ tát.
Quán Thế Âm tượng trưng cho Từ bi, dịch là "có lòng trắc ẩn" (merci) thì chưa đủ hết ý nghĩa. Khái niệm "từ bi" người phương Tây không có từ tương ứng.
Ngoài ra thì Lokesvara cũng chính là Quán Thế Âm bồ tát, "Phật Giáo Mahayanan" tức là Đại thừa. Quán Thế Âm không phải "người chuẩn bị thành Phật" mà thực ra là bậc Giác ngộ (tức là đạt Phật quả rồi) nhưng không nhập Niết Bàn, mà ở lại thế gian để cứu vớt chúng sinh.
 
Last edited:
Các tài liệu phương Tây viết về Angkor dường như đều không giải thích hết về Nụ cười Bayon. Tại sao lại cười, và tất cả các khuôn mặt lại mỉm cười rất nhẹ như thế? Họ chỉ đơn giản chấp nhận là các khuôn mặt Phật (ở đây là Quán Thế Âm bồ tát) thì mỉm cười thể hiện sự an lạc, bình an. Đôi mắt khép hờ như nhìn mà không phải nhìn, như buồn mà không buồn, như vui mà không vui.

Theo tôi, khuôn mặt Bayon có những nụ cười đặc biệt, là vì thể hiện không chỉ đức TỪ BI của Quán Thế Âm theo Đại thừa, mà còn cả đức HỈ XẢ nữa.

Nếu như che phần dưới của khuôn mặt, có thể thấy ánh mắt là buồn. Nếu che phần trên, thấy nụ cười như đang vui. Vì vậy khi để cả, sẽ thấy đủ mọi trạng thái của Từ Bi Hỉ Xả.

Từ là hiền từ, thương yêu chúng sinh hơn bản thân mình
Bi là buồn, thương xót khi chúng sinh còn chìm đắm trong vô minh, trong cảnh khổ
Hỉ là vui, mừng rỡ khi thấy chúng sinh nhận thức được con đường đúng, thoát khổ
Xả là từ bỏ, sẵn sàng xả bỏ tất cả mọi thứ của mình để cứu chúng sinh

Khuôn mặt Bayon là thể hiện đủ cả bốn đức đó của Phật giáo đại thừa, mà lấy biểu tượng là Avalokitesvara tức Quán Thế Âm. Có thể người phương Tây không hiểu được hết văn hóa Phật giáo nên họ hay gán đức tính của Quán Thế Âm giống Đức Mẹ Maria, do đó chỉ gán mỗi từ "merci", mà không giải thích hết được chiều sâu tôn giáo của Quán Thế Âm.
 
Thank kìu bạn Chitto nhiều, tớ đã sửa lại toàn bộ. Chẹp, đúng là lần trước dịch, đến cái phần đấy... choáng mà chít... ặc ặc.

Từ là hiền từ, thương yêu chúng sinh hơn bản thân mình
Bi là buồn, thương xót khi chúng sinh còn chìm đắm trong vô minh, trong cảnh khổ
Hỉ là vui, mừng rỡ khi thấy chúng sinh nhận thức được con đường đúng, thoát khổ
Xả là từ bỏ, sẵn sàng xả bỏ tất cả mọi thứ của mình để cứu chúng sinh

Bạn Chíittp quả là có kiến thức vô cùng cao thâm về Đạo Phật. Tuyệt vời thật. (wait)

Cho Lymy tớ được hỏi 1 chút về thứ... hơi ra ngoài một chút thế này, bạn Chít tô giải thích dùm cho tớ rõ nè: Theo tớ được hiểu: Từ -Bi - Hỉ - Xả là 4 yếu tố của "tứ vô lượng tâm", trong đó Xả là nấc thang cuối cùng dẫn đến Giải thoát (niết bàn ý ạ). Tớ cũng hiểu về 3 yếu tố đầu như vậy, nhưng Xả, theo lymy hiểu, là xả bỏ, không phải là bỏ tất, có cái quần bỏ cái quần, có cái bát bỏ cái bát đơn giản, mà là xả bỏ cả ý niệm và ngã chấp.

Đức Bồ Tát sở dĩ chưa thể thành Phật, là vì vẫn còn ngã chấp còn người - còn ta, tức là chưa Xả hoàn toàn, chính vì thế vẫn chưa đắc được quả Phật. (Giải thoát hoàn toàn).

Đạo Phật mưu cầu sự Giải thoát là từ chính bản thân mình, tâm của mình, nếu chỉ hướng đến chúng sinh như vậy hình như mới chỉ là Bồ Tát đạo, không phải là Phật đạo.

Ôi, lymy nhiều lời, Lymy lạc đề, tự xử :T:T
 
Sách mình dịch là Chu Đạt Quan bác nhể?

Hai vợ chồng nhà em lang thang ở Angkor hồi 2003, thích lắm vì lần đầu trong đời được tự do đến thế.
 
Tôi tình cờ quen Vanessa trên Bayon, và chúng tôi quyết định cùng nhau... rời Siem Reap 80km để đến với Beng Mealea. Ngôi đền này không nằm trong quần thể Angkor được đi kèm trong vé, có lẽ vì nó ở quá xa, và dĩ nhiên, chúng tôi phải bỏ thêm 5$ vé vào cửa.

2571648051_80bc393673.jpg


Năm 1954, Theo tư liệu người Pháop để lại tại Viện Viễn Đông bác cổ, năm 1954 các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của đền Angkor nằm trong khu rừng cách, nhưng hoàn toàn không có đường vào. Mãi đến năm 1965, các toán thám hiểm phương Tây đầu tiên mới đặt chân đến khu rừng này. Và qua những tư liệu cổ, cũng như các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Boeng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của vương triều. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Beng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang. Năm 2003, chính phủ khai phá một con đường mòn dẫn vào Beng Mealea. Beng Mealea chính thức được đưa ra ánh sáng.Cửa vào của Beng Mealea đã gần như bị sập với thời gian. Trên những tảng đá ngổn ngang vẫn còn xếp hình một con đường vào đại sảnh, Beng Mealea ẩn hiện phía sau những cây cổ thụ rêu phong.

2572471994_538cd7d684.jpg


Một cậu bé có làn da bánh mật xuất hiện từ đâu đó. Nó muốn dẫn chúng tôi đi dọc khu đền. Lonely Planet viết phải có người dẫn đường, nếu không có lẽ bạn sẽ lạc trong đó. Nào ta cùng đi!

2572471000_5287b764b9.jpg


Beng Mealea thực sự là một ngôi đền đặc biệt, vì nó được xây trên một con sông. Cứ mùa nước lên, ngôi đền như một con tàu to lớn mọc lên từ mặt nước, vì móng của ngôi đền được xây cao hơn 3m so với mặt đất nơi chúng tôi đứng.

2572471000_5287b764b9.jpg


Cứ mỗi mùa nước lên, ngôi đền tràn ngập những bông hoa Beng Mealea nổi giữa hào nước, chính vì vậy ngôi đền được đặt tên theo tên của loài hoa Beng mealea chỉ mọc vào mùa nước nổi. Thật tiếc tôi đã đi vào mùa cạn nên không được tận mắt chứng kiến loài hoa này. Hẳn nó phải đẹp thế nào mới được dùng để làm tên gọi cho một ngôi đền đẹp đẽ thế này! Về sau, tra cứu các kiểu, cộng với đoán lên đoán xuống, tôi biết được Beng Mealea là hoa súng/ hoặc là hoa sen. Hãy thử nghĩ một ngôi đền đẹp thế này, dường như nổi lên giữa những bông hoa thanh nhã nhường ấy. Bất giác có cảm giác thoát tục...

2572471232_2562d5e7a1.jpg


Có những nơi trong đền là những bức tường đổ hàng loạt như Domino, khiến tôi không khỏi nghĩ rằng ngôi đền đã bị phá hủy không chỉ bởi con người, vì làm sao sức người có thể phá hủy cả khối đá khổng lồ như thế theo một chiều thẳng tắp. Có lẽ một phần vì thiên nhiên quá khắc nhiệt. Tôi vẫn thích nghĩ thế hơn, vì ý tưởng con người phá đi những kiệt tác như thế này đúng là làm tôi sôi máu! Beng Mealea, hay Ta Prohm, Preah Kahn, Angkor Wat, Banteay Srei, Banteay Semre, tất cả sẽ đẹp nhường nào trước khi bị tàn phá!

2571648803_479890e1a7.jpg


Một góc tối hẹp
2571647097_661ea95195.jpg

Image
 
Khác với cách đi bình thường, cậu bé ngừời Cam dẫn chúng tôi men theo chân tường ở thành ngoài, rồi trèo qua những phiến đá đổ chắn đường đi. Có những lúc lại đi vào những tầng hầm. Tiếng gọi nhau ý ới của chúng tôi vang vọng cả khu đền tĩnh mịch.

2571647303_f6303c1473.jpg


Khi tôi đọc về Ta Prohm, nó được mô tả là chìm trong bóng râm của cổ thụ. Có lẽ đó là Ta Prohm khi nó mới được khám phá lần đầu tiên. Lúc đến Beng Mealea, tôi ngỡ ngàng vì đó gần như là Ta Prohm trong tưởng tượng. Beng Mealea yên ắng và trong lành. Cả ngôi đền được bao phủ bởi cổ thụ. Cây cối mọc khắp nơi, rễ cây chằng chịt trên tường.

2571646809_d3f4ec8356.jpg


Thứ ánh sáng le lói chiếu vào góc tối không đủ làm rõ những phù điêu nơi chân tường. Tại sao tôi lại không mang đèn đi nhỉ? Không, mọi thứ ẩn hiện đều có vẻ đẹp ly kì! Có những ngõ tối xực mùi rêu và đất ẩm. Tiếng bước chân lạch cạch vụn đá! Cứ như mình đang đi thám hiểm vùng đất mới!

2572470104_601736182e.jpg
 
Trên đầu chúng tôi, có tiếng chim hót và lá cây xào xạc. Tôi và Vanessa tập múa Apsara trên tầng 2 của Beng Mealea. Chẳng phải ngại, vì chẳng ai ở đó ngoài chúng tôi cả. Tôi thì múa Ap cứ như tập bay, còn Vanessa thì múa y chang điệu múa Tứ xuyên quê nó!

2590940497_bd2ebe458d.jpg


Những cây leo bọc chằng chịt ngôi đền già.

2571646965_244d4c3fbc.jpg


Chưa có ngôi đền nào lại thanh khiết như thế...

2571648239_ef1219b692.jpg


Một cái cây chằng chịt khiến tôi không hiểu nổi nó đã mọc lên và sống bằng cách nào.

2571648375_260841890e.jpg


Và những sinh vật bất ngờ xuất hiện dưới chân. (Trần đời mình chỉ sợ mỗi con này!!!)

2571649231_53f0d5f2ba.jpg


Beng Mealea - Với tôi đó là ngôi đền ấn tượng nhất. Tôi vốn là đứa thích những khung cảnh lãng mạn và tĩnh lặng!!!
 
Đức Bồ Tát sở dĩ chưa thể thành Phật, là vì vẫn còn ngã chấp còn người - còn ta, tức là chưa Xả hoàn toàn, chính vì thế vẫn chưa đắc được quả Phật. (Giải thoát hoàn toàn).

Hìhì, bạn Lymy đã lạc đề thì tớ cũng lạc đề tí, tí thôi. Kẻo như topic Jerusalem, tớ viết vào thế là rồi đi lạc xa hàng mấy dặm.

Theo tớ, thì Xả không phải là bỏ Ngã chấp (chấp vào cái tôi), vì điều đó thuộc về Trí Tuệ. Nếu để ý có thể thấy Trí Tuệ là hạnh nội tại, nghĩa là tự mình cho mình. Còn Từ - Bi - Hỉ thì đều là Ngoại ứng, nghĩa là cái Tâm của mình cho người khác. Vậy Xả, theo tôi, cũng phải là cái Tâm dành cho người khác, tương tự như ba cái trên. Trong khi đó việc phân biệt Ta - Người, tức Ngã chấp thuộc về nhận thức Trí Tuệ.

Quan niệm trên của bạn về Bồ tát, không rõ bạn đọc từ đâu. Theo tôi hiểu thì không phải vậy. Bởi vì Vô Ngã là thuyết cơ bản nhất, và phá Ngã chấp là bước đầu của tu hành rồi. Bậc tu hành Alahán đã có thể phá bỏ ngã chấp, phân biệt Ta - Người, chứ đừng nói gì đến Bồ Tát là bậc còn trên cả Alahán.

Theo Phật giáo đại thừa, thì Alahán đã là bậc Giác ngộ rồi, nghĩa là đã ngộ lý Vô Ngã, Vô Thường, phá bỏ các chấp, dứt các lậu hoặc,... Bồ Tát là bậc Giác Tha, nghĩa là giác ngộ cho người khác. Vì vậy Tu sĩ đại thừa đều nguyện theo Bồ Tát đạo. Và cũng chỉ là đến bậc Bồ Tát đạo thôi. Trong Tu hành không đặt ra khái niệm Phật đạo đâu, vì Phật đạo là chỉ khái niệm Bản Thể, không phải khái niệm con đường.

Với Phật giáo đại thừa, Bồ Tát cũng không hề "thua kém" Phật. Chỉ là Phật là bậc Khai sáng, bậc Giác ngộ đầu tiên, Giác tha đầu tiên, bậc Giác hạnh Viên mãn, và sau khi Nhập về Niết Bàn thì Đạo vẫn còn ở lại. Còn Bồ Tát là bậc học từ Phật, và đáng ra đã có thể thành Phật, nhưng nguyện dùng báo thân tại thế gian để độ tất cả mọi chúng sinh có tâm về cõi Phật. Xét về đạo hạnh, thì Bồ tát không kém Phật.

Do đó với Đại thừa, thì Bồ Tát gần gũi và cụ thể hơn. Với Phật giáo nguyên thủy thì giáo lý khác nên gần như không có Bồ tát.


Thôi, không lạc đề nữa.
 
Đúng là phần này Lymy thực sự không hiểu tường tận lắm. Vì có những khái niệm chồng chéo của Phật giáo nguyên thủy với Phật giáo đại thừa, khiến đôi khi nhẩy vào rồi... tẩu hỏa nhập ma... nhảy ra.

Ví dụ, trong Phật Giáo nguyên thủy thừa nhận 4 bậc, cao nhất là Alahán, không nhắc gì đến bậc Bồ Tát cả. Trong khi đó Phật Giáo đại thừa nói về 6 bậc. Không hiểu là họ liên quan như thế nào, thực chất có vẻ là ... không so sánh được thì phải ạ.

Còn khái niệm mà Chitto vừa nói tới, Lymy sẽ phải nghiên cứu thật nhiều hơn, khi nào hiểu rõ rồi xin phép ... lạc đề lại, hìhì!!!
 
Kbal Speal - Dòng sông ngàn Linga

Thật ra thế này mới đúng: khi đọc hết Ancient Angkor, lý do đầu tiên để tôi khao khát về Angkor chính là dòng sông ngàn Linga này. Tôi cứ nhắc mãi trước chuyến đi, Sông Ngàn Linga, không phải vì nó có... quá nhiều Linga (cái này là đương nhiên thích), mà vì sự hiếu kì về một "pho tàng lịch sử của đế quốc Khmer tạc vào lòng sông". Thật tuyệt, tôi luôn ngưỡng mộ những kì quan của con người tạo nên. Kbal Speal trong đầu tôi giống như một thứ truyền thuyết được tạo nên bởi bàn tay con người.

2535898853_f7b1893790.jpg


Khi vị vua đầu tiên của đế chế Khmer tìm đất để "an cư lạc nghiệp", ngài đã tìm thấy dòng sông này, và vì một thứ phong thủy thổ nhưỡng nào đó chỉ có ông ta mới biết, ông đã lấy thượng nguồn Kbal Speal làm nơi khởi thủy cho đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử Cambodia. Bằng sự hùng mạnh về người và của, nhà vua đã cho tạc trên các tảng đá dưới lòng sông hàng nghìn bức phù điêu mô tả lịch sử của khmer, cũng như những phù điêu về tam ngôi Hindu - tôn giáo dẫn đường của đất nước.

2618094393_e4a902b274.jpg


Cho đến bây giờ, dòng sông này vẫn là thượng nguồn linh thiêng của dân Cam, nơi chứa hàng ngàn Linga và yoni, biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực, biểu tượng của sức mạnh sinh sôi nảy nở. Nghe nói tại nơi này, đàn ông thì ngồi trên Linga để cầu xin sức mạnh, đàn bà thì ngồi ở yoni để cầu sự tha thứ (bố khỉ, sao đàn bà lúc nào cũng phải khổ sở vì tội lỗi nhỉ).

2536715234_18dae14658.jpg



Nhưng khi tôi đến, sự ngớ ngẩn của tôi làm tôi chỉ đến được chặng 1 của hành trình. Còn hàng ngàn phù điêu khác ở thượng nguồn, nơi tôi đã không đủ thông minh và kiên nhẫn để leo tới! Hẹn một lần khác nhé, Kbal Speal
2536714816_014e1a7723.jpg


Ánh nắng chiếu vào lòng sông, ở một đoạn khe nước không người, thanh bình và mát lạnh. Ngồi ngâm chân vào dòng nước trong vắt của Kbal Speal, cảm giác sinh lực tràn về, thật tuyệt!!!

2618917978_50850dd75d.jpg


(Ơ này, thế ngồi trên Linga mà khấn bằng tiếng Việt thì có ăn thua không nhỉ. Mình thử rồi, nếu có kết quả, mình báo để các bạn sang đó khấn nhá!!! hé hé-đấy mới gọi là du lịch tâm linh)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,304
Bài viết
1,174,978
Members
192,028
Latest member
12betrip12
Back
Top