What's new

Siem Reap - Vùng đất của những ngôi đền.

Em đi chuyến này hồi tháng 4. Hôm nay ngồi đọc lại, thấy bồi hồi quá. Siêm Reap thì mọi người ở đây đi hết rồi còn gì. Nhưng đó là chuyến đi em rất yêu thích. Chuyến đi của em bắt đầu từ Bangkok, chạy qua cửa khẩu poipet rồi đến Siem Reap luôn. Không có nhiều thời gian nên không qua Phnom Peng được (thời gian, tại sao lúc nào cũng là thời gian). Chẳng hiểu ngập ngừng thế nào mà mãi chả dám viết bài lên đây. Tự nhiên hôm nay, đọc lại phần hồi kí mình viết, lại có can đảm. Mong các bác ném đá... nhè nhẹ thôi ạ! hìhì

Phù, xong phần giới thiệu!

picture.php


đây là cái Map 3D. Nhưng em khôgn làm thế nào cho to lên được. Ai cần to ;) thì PM cái email cho em ạ!
 
Last edited:
Em Lymy đừng tiếc, có đi thêm nữa cũng không đi xa được bao nhiêu đâu. Phía bên phải thì nước tù đọng và cây rậm bao quanh, bên trái thì qua một cái thang gỗ đến thác nước là có biển báo nguy hiểm. Góp thêm vào bài của em tượng Brahma 4 mặt ngự trên tòa sen, nằm ở nhánh bên phải, khuất dưới bóng cây

2055131230081756469S500x500Q85.jpg



Bức hình trên cùng em chụp thần Visnu, nửa thân trên đã bị bọn trộm cổ vật đục mất năm 2003, sau này mới làm lại vào năm 2006. Khuôn mặt của nữ thần Laskmi trong bức hình đó cũng đã bị trộm mất, thật tiếc nhỉ

Nhánh bên trái may mắn còn lại một số hình nguyên vẹn

2361627100081756469S500x500Q85.jpg


Đi Kbal Spean vào tầm tháng 4,5 như chị em mình là không đúng mùa rồi, cạn nước nên hình ảnh cũng không được đẹp. Sau này chắc chả có dịp nào quay lại đấy nữa.
 
Ô, sao mà không chị. Thấy cả ngàn Linga mà không hứng thú gì à, chết thật...

Cơ mà ngàn cái linga đó tuy có tròn, có to thật (bằng miệng bát chứ ít giè), nhưng lại chỉ có mỗi tí ở đầu, có được trọn vẹn cả thân đâu. Cho nên tuy nhiều, tuy to, mà vẫn chả xinhê gì với các bà các cô cả.
 
Cơ mà ngàn cái linga đó tuy có tròn, có to thật (bằng miệng bát chứ ít giè), nhưng lại chỉ có mỗi tí ở đầu, có được trọn vẹn cả thân đâu. Cho nên tuy nhiều, tuy to, mà vẫn chả xinhê gì với các bà các cô cả.

có cái to bằng cả cái thớt ạ, em được bác guide chỉ cho, cái to nhất đó của ông thần gì, quên béng tên rồi, nhưng dưới ánh mặt trời, tuy chìm trong nước nó vẫn lấp lánh và sáng rờ rỡ=))
hôm đó ko xi nhê thật, mình xúi giai cởi giày đi xuống còn mình đứng trên bờ chụp hình và cổ vũ, lúc về xem ảnh thấy sau lưng giai có một nàng đang quấn sà rông màu nâu sậm tắm, tóc dài tới tận eo, đẹp mê...
 
Siem Riep mùa mưa

Đến Angkor Wat vào mùa mưa, thấy được thứ bình thường không thể thấy. Ấy là cái trong vắt, yên lành và vắng vẻ.

2911560121_60cfeabb5d.jpg


Trên đồi Bakheng, mưa lắc rắc

2911566345_6fb8e3bfbd.jpg


Một anh quản tượng ngồi vẽ trong lúc chờ khách. Thích vô cùng cái màu xanh mướt mải này.

2911567567_15f7569445.jpg



Khu đồi trong hoàng hôn
2911566933_da24a5cf70.jpg


Nhìn từ ngoài đường vào khu Angkor trong chiều muộn sau mưa

2977545151_f3ff0f9357.jpg


Đến gần hơn

2977544855_f2f04e2a88.jpg
 
Chỉ vì quá mê mẩn Beng Mealea (cũng đáng), tí nữa thì tôi không đủ thời gian mà đi Preah Khan. Cũng may Rolous Group bé đến nỗi... 3 cái đền đầu tiên của đế quốc Khmer được tôi luộc trong đúng ... 30 phút. 2h chiều về đến Siem Reap, bỏ được cái mặt nạ, à không, cái khẩu trang đen thùi lùi vì bụi đường, chúng tôi phóng như ma đuổi đến Preah Khan. Con bé Vanessa thì hí hửng "tao đi rồi, Preah Khan chứ gì, tao đi chiều qua, nhưng tao chỉ có mỗi hứng thú là Beng Mealea thôi đã thỏa mãn roài, còn tao thích đi với mày, mày dẫn tao đi đâu cũng được"! Đấy, Trung Quốc nó dễ dụ thế đấy, ai bảo là Vn tòan bị TQ dụ, tùy người .

Tại sao lại phải là Preah Khan. Vì đó là ngôi đền mà bà con LP kêu là "lãng mạn và nguyên vẹn theo phong cách Ta Prohm". Bà con vote nó cao hơn Ta Prohm nhiều. Phải đi chứ. Nhưng chỉ 1h thôi nhé, vì nó nằm ngay sau Angkor Thom mà! 3h chiều là bọn tôi lại lượn về Angkor Wat, chỉ vì tôi muốn đuợc no mắt bởi ánh mặt trời hoàng hôn trên tháp Angkor...

2627721605_d543e58eae.jpg


Cánh cổng xuất hiện phía xa sau dãy hành lang rộng trên nền đất cứng. Hai bên là hai rặng cổ thụ che mát cả lối đi. Mát thật. Sau một chặng đường dài vừa nắng vừa bụi, ngôi đền này đúng là cái tủ lạnh!

2628538550_ab8105bc83.jpg


Với kiểu kiến trúc 1 tầng, các lối đi cứ hẹp hẹp, nhỏ nhỏ, chật chật với những bức phù điêu lướt nhẹ trên tay. Đúng là các kiến trúc trong đền còn lại gần như nguyên vẹn, làm ngôi đền trở nên rất hoàn chỉnh.

2627720873_e9ee06642b.jpg


Có những ngõ chẳng có khách nào vào. Tôi thò mặt vào đó, lối đi càng hẹp, gió càng mát. Hay là mình ngồi đây ... ngủ gật 1 lúc! Cũng hơi mệt sau mấy ngày ròng rã. Thôi nào, mày sẽ ngủ khi về nhà! Đã bảo ngay từ đầu! Đấy, có mỗi câu đấy mà hết buồn ngủ luôn!
 
2628538258_2abcccdedc.jpg


Đây là vùng phù điêu hoàn chỉnh nhất, mặc dù cũng có một số đầu tượng ... đã cố làm chìm rồi mà vẫn bị khoét mất. Ơ mà tớ chả hiểu nhá, không hiểu bọn Phỉ nó khoét kiểu gì rất tài, xung quanh phù điêu còn nguyên, có mỗi cái đầu bị mất, híc!!! Đâu đó có vài cái đầu mới được phục chế bằng xi măng, trắng phớ!!! Những bức tường rêu phủ đẹp tuyệt vời!

2626995826_9e7b4c6dbc.jpg


Cả một cái thư viện nhỏ bị cây cổ thụ bọc lấy. Có lẽ vì sợ cái cây đó nặng quá làm hỏng mất thư viện nên người anh em Cambodia đã sang hồ Hoàn kiếm mượn cưa để phăng teo phần trên của cái cây, biến hai vật thể sống ấy thành thứ đồ trưng bầy mang tính lịch sử! Ờ thì mình vẫn còn may sao đến lúc cái cây ấy vẫn còn ôm lấy cái thư viện ấy... Chẳng biết thời gian có còn nương tay...

2628537764_9b00e9ae93.jpg


Có một cái cây rất đẹp. Vì nó bao lấy ngôi tường bên cạnh một khung cửa được canh gác bởi phù điêu. Tôi vẫn nhớ bức ảnh này, mất của mình hơn 10 phút, chỉ để ngắm thật kĩ, làm sao lên được cả bức tượng, và rễ cay, và cả cái cành cây khô kia nữa. Máy chỉ có khe ngắm, mà tớ thì không độn thổ được!!! Bò ra đất, chả nhìn thấy gì! Thích cái cây ấy cùng cái tượng ấy quá. Này thì bấm này. Máy đặt lên ba lô, ba lô đặt lên đất, tớ bò dưới sàn. Bấm 2 cái. 1 cái hỏng, cái còn lại là cái này! Chết vì nghệ thuật!!! Nhưng được bức ảnh mà tớ thích nhất ở Preah Khan.

2627720403_6dd0811e00.jpg


Lại một góc đền nữa có cây trụ. Cái cây này làm võng hết xà ngang, nhưng lại tạo ra được một rễ to khỏe ôm chặt lấy phần còn lại. Thảo nào cứ nói Preah Khan giống Ta Prohm, cả ngôi đền chỗ nào cũng có những góc bị cây bao phủ.
 
Đây là vùng phù điêu hoàn chỉnh nhất, mặc dù cũng có một số đầu tượng ... đã cố làm chìm rồi mà vẫn bị khoét mất. Ơ mà tớ chả hiểu nhá, không hiểu bọn Phỉ nó khoét kiểu gì rất tài, xung quanh phù điêu còn nguyên, có mỗi cái đầu bị mất, híc!!! Đâu đó có vài cái đầu mới được phục chế bằng xi măng, trắng phớ!!! Những bức tường rêu phủ đẹp tuyệt vời!

Không phải "phỉ" nào đục đầu tượng ở Angkor đâu.

Đó là do sự thay đổi của triều đại, tôn giáo.

Rất nhiều công trình ở Angkor được dựng dưới thời các vua theo Phật giáo (đại thừa), trên tường các công trình đều có phù điêu hình Phật.

Đến khi triều đại khác quay lại với Ấn giáo, thì đục bỏ các hình tượng Phật. Có đến hàng nghìn tượng Phật đã bị đục bỏ. Chỗ thì đục toàn bộ cả thân tượng, chỗ thì chỉ đục đầu tượng. Những cái này tớ cũng chụp cả mớ.

Cái này giống như bia đá ở Văn Miếu - Hà Nội, bia từ thời Lê Trung Hưng, cái nào cũng bị đục đi đúng một hàng chữ.
 
Vật liệu xây dựng

Thời kì đầu, mọi công trình ở Cambodia gồm cả đền đài được làm bằng gỗ. Hiển nhiên là không còn công trình nào tồn tại đến ngày nay, nhưng có lẽ chúng được xây dựng giống như những đền bằng gạch thường thời sau đó.
Gạch chất lượng cao được sản xuất ở Cambodia từ đầu thời Funan, nhưng rất ít đá được sử dụng. Những đền thờ tồn tại trong khoảng 6 thế kỷ thường ít hơn là những tháp đơn 1 cửa bằng gạch. Ô cửa thường làm bằng đá được trạm trổ với mẫu hình đơn giản. Bên trong là phòng nhỏ giữ tượng biểu trưng cho thần thánh, thường là Siva hoặc Vishnu (Vị thần Hindu của sự hòa hợp và quy củ)


DSC_9275.JPG


Từ thế kỷ 9 đến 13, laterite – đá ong(đá đỏ tạo nên vật liệu cực cứng khi khô) và sa thạch trở thành những vật liệu xây dựng chính. Laterite là đá nhẹ có thể cắt và làm khô dễ dàng dưới ánh mặt trời để trở thành vật liệu cứng. Không dễ trạm trổ trên đá này và nó được người Khmer sử dụng cho nền đỡ khỏe và tường thành phố.

3023530505_7c6a6c93fe.jpg

Trong suốt thế kỷ 7 và 8 nhiều đền đài lớn đã được xây dựng. Ô cửa bằng đá của những đền thờ này được trạm trổ trang trí. Sa thạch được sử dụng phổ biến hơn ở thời kì Chenla do có đường vào khai thác đá trong đồi. Trong khi gạch làm nên những nền cứng thì không thể điêu khắc được. Sa thạch thì lại dễ trạm trổ, và thực sự vào thế kỷ 7, trạm trổ với chất lượng cao và chi tiết tinh xảo được thể hiện trên rầm đỡ (lintel) ở những ô cửa đền đầu tiên, ví dụ như đền ở Sambor Prei Kuk, phía Đông Angkor. Gần cuối thế kỷ này, một số đền thờ nhở được xây dựng bằng đá hòan toàn. Một số đền tháp đơn cao vẫn còn tồn tại ở nhiều phần của Đông Dương, bao gồm cả Cambodia.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,992
Members
192,033
Latest member
cmd368vnccloud
Back
Top