Ở thời Chou Ta Kuan (cuối thế kỷ 13), những ngọn tháp của Bayon được mạ vàng, và mặt phía tây của ngôi đền có cầu vàng được những con sư tử vàng canh giữ.
Chou Ta Kuan là phiên âm của Chu Đạt Quan, một sứ giả của nhà Tống - Trung Quốc đã đến Angkor và sống ở đó một thời gian. Ông đã viết một cuốn sách về nơi này, và cho đến giờ đó là tài liệu viết duy nhất mô tả chi tiết về các công trình và cuộc sống tại thành phố này vào thời gian mà nó còn đang "sống".
Tầng thứ 3 của đền Bayon thật đáng giá. Có 54 ngọn tháp, mỗi ngọn có đầu tháp là 4 mặt của Avalokitesvara (Phổ Hiền Bồ Tát- vị bồ tát có lòng trắc ẩn)
...
Cuối cùng, một vài tượng Phật được tìm thấy tại vị trí có chứa một trong các Lokesvara.Điều này đã chứng minh rằng các mặt này biểu trưng cho Phật. Đó là mặt của Lokesvara người là Bồ Tát (người chuẩn bị thành Phật) của Phật Giáo Mahayanan.
Đoạn này chắc bạn Lymy dịch nhầm, vì Avalokitesvara là Quán Thế Âm bồ tát, chứ không phải Phổ Hiền bồ tát.
Quán Thế Âm tượng trưng cho Từ bi, dịch là "có lòng trắc ẩn" (merci) thì chưa đủ hết ý nghĩa. Khái niệm "từ bi" người phương Tây không có từ tương ứng.
Ngoài ra thì Lokesvara cũng chính là Quán Thế Âm bồ tát, "Phật Giáo Mahayanan" tức là Đại thừa. Quán Thế Âm không phải "người chuẩn bị thành Phật" mà thực ra là bậc Giác ngộ (tức là đạt Phật quả rồi) nhưng không nhập Niết Bàn, mà ở lại thế gian để cứu vớt chúng sinh.
Last edited: