Chào cả nhà: Thấy mọi người rủ nhau đi Simacai, Tây Bắc, Mèo Vạc... hào hứng quá, tự nhiên Châu bá thông tui cũng thấy chộn rộn trong lòng (dù những địa danh trên đó hầu như tui đều từng đi qua). Các tỉnh miền núi phía Bắc luôn là điểm khám phá hấp dẫn. Chắc chắn là thế. Thôi thì nhai lại một chuyến đi cũ năm 2005, coi như là một cách tự sướng vậy...
Si La xa xôi…
Không hiểu sao cứ trước mỗi chuyến đi là tôi lại gặp một trở ngại nào đó. Khi thì thời tiết xấu đột ngột, khi thì trễ tàu, xe… Chuyến đi về Mường Tè năm nay (2005) để tìm hiểu về người Si La -một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam- cũng thế.
Đầu tháng ba , vùng Tây Bắc đặc biệt là Sìn Hồ, Kan Hồ (nơi tôi đến) chịu ảnh hưởng của luồng khí lạnh nhiều nhất, nhiệt độ từ 7-9 độ C. Chuyến xe duy nhất từ thị xã Lai Châu (cũ) vào Mường Tè chưa đến 30 ghế nhưng chất gần 70 người và hành lí nên hầu như phải đứng một giò trên suốt đọan đường non 100km nhưng chạy đến hơn 4 tiếng mới đến nơi.
Mường Tè là địa phương tương đối biệt lập với nhiều khu vực khác trong cả nước. Chỉ cách đây vài năm thôi, vào mùa mưa, từ Tam Đường, Điện Biên về đến huyện Mường Tè mất hai, ba ngày là thường. (vì đường xấu, bị bùn, đá sạt lở bít kín lối đi). Bây giờ, đường đã tốt hơn, nhưng có đoạn dài khách vẫn phải “nhảy lambada” theo nhịp dằn xóc của xe đò. Về mùa mưa, toàn bộ cư dân Si La ở hai bản Xeo Hai và Xì Thau Chải (huyện Mường Tè) bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài vì nguồn nước sông Đà dâng lên rất cao và chảy xiết.
Bây giờ là mùa nắng, con sông Đà hùng vĩ, cuồn cuộn ngày nào mùa này trở nên hiền lành, từ bờ này qua bờ kia chỉ hơn 50m. Hàng ngày muốn đi học, đổi gạo, mua nhu yếu phẩm người SiLa phải đi mảng (bè) qua sông. Tôi đến cũng vừa lúc mấy bạn học sinh người Si La đi học về. Từng tốp, từng tốp ngồi trên chiếc bè mỏng manh (chỉ rộng chừng 7 tấc) để qua sông.
Ngồi đợi, bỗng nghe một tiếng “ủm”, nhìn ra mé sông thấy chiếc bè (được kết bằng sợi mây, đay) bị rời ra, vài đứa học sinh rớt xuống, lóp ngóp bơi vào. Duy chỉ có một chú, bị té xuống nước nhưng vẫn cố bám vào phần còn lại của chiếc bè, đôi vai cố ghếch thật cao để bao gạo mang trên mình khỏi ướt. Đó là Chà Bì- cậu học sinh lớp 7 người Si La- đi học nhân tiện lấy một phần tiền mà em có được trong những ngày h è đi phụ làm đường , mua một bao gạo 20 kg về cho gia đình. Thấy tôi có vẻ lo lắng, Bì cười: “ Không sao đâu, gạo chỉ bị ướt chút xíu thôi. Chuyện này bình thường mà. Năm ngóai, có ba bạn trong bản đi học bị nước sông này cúôn trôi đấy”...
Là một bản nhỏ nằm lẫn khuất trong núi rừng, (chỉ có 46 nóc nhà với 211 người),bên cạnh một dãy núi đá nên đồng bào đã đặt tên là Xì Thau Chải. (bản núi đá- theo tiếng Quan Hỏa). Tuy chỉ cách Mường Tè khoảng 24 km về phía Nam, từ đường cái đi bè qua song Đà rồi đi bộ lên rừng non 1km là đến nơi nhưng người Si La hãy còn nghèo lắm. Cuộc sống chủ yếu vẫn là săn bắt, trồng trọt tự cung tự cấp.
Khi tôi đến, cả bản vắng hoe, người lớn đều đi rừng, lên nương cả. Chỉ có mấy đứa con nít mũi chảy thò lò, lấm lem bùn đất giương cặp mắt tò mò nhìn người khách lạ vào bản.
Si La xa xôi…
Không hiểu sao cứ trước mỗi chuyến đi là tôi lại gặp một trở ngại nào đó. Khi thì thời tiết xấu đột ngột, khi thì trễ tàu, xe… Chuyến đi về Mường Tè năm nay (2005) để tìm hiểu về người Si La -một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam- cũng thế.
Đầu tháng ba , vùng Tây Bắc đặc biệt là Sìn Hồ, Kan Hồ (nơi tôi đến) chịu ảnh hưởng của luồng khí lạnh nhiều nhất, nhiệt độ từ 7-9 độ C. Chuyến xe duy nhất từ thị xã Lai Châu (cũ) vào Mường Tè chưa đến 30 ghế nhưng chất gần 70 người và hành lí nên hầu như phải đứng một giò trên suốt đọan đường non 100km nhưng chạy đến hơn 4 tiếng mới đến nơi.
Mường Tè là địa phương tương đối biệt lập với nhiều khu vực khác trong cả nước. Chỉ cách đây vài năm thôi, vào mùa mưa, từ Tam Đường, Điện Biên về đến huyện Mường Tè mất hai, ba ngày là thường. (vì đường xấu, bị bùn, đá sạt lở bít kín lối đi). Bây giờ, đường đã tốt hơn, nhưng có đoạn dài khách vẫn phải “nhảy lambada” theo nhịp dằn xóc của xe đò. Về mùa mưa, toàn bộ cư dân Si La ở hai bản Xeo Hai và Xì Thau Chải (huyện Mường Tè) bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài vì nguồn nước sông Đà dâng lên rất cao và chảy xiết.
Bây giờ là mùa nắng, con sông Đà hùng vĩ, cuồn cuộn ngày nào mùa này trở nên hiền lành, từ bờ này qua bờ kia chỉ hơn 50m. Hàng ngày muốn đi học, đổi gạo, mua nhu yếu phẩm người SiLa phải đi mảng (bè) qua sông. Tôi đến cũng vừa lúc mấy bạn học sinh người Si La đi học về. Từng tốp, từng tốp ngồi trên chiếc bè mỏng manh (chỉ rộng chừng 7 tấc) để qua sông.
Ngồi đợi, bỗng nghe một tiếng “ủm”, nhìn ra mé sông thấy chiếc bè (được kết bằng sợi mây, đay) bị rời ra, vài đứa học sinh rớt xuống, lóp ngóp bơi vào. Duy chỉ có một chú, bị té xuống nước nhưng vẫn cố bám vào phần còn lại của chiếc bè, đôi vai cố ghếch thật cao để bao gạo mang trên mình khỏi ướt. Đó là Chà Bì- cậu học sinh lớp 7 người Si La- đi học nhân tiện lấy một phần tiền mà em có được trong những ngày h è đi phụ làm đường , mua một bao gạo 20 kg về cho gia đình. Thấy tôi có vẻ lo lắng, Bì cười: “ Không sao đâu, gạo chỉ bị ướt chút xíu thôi. Chuyện này bình thường mà. Năm ngóai, có ba bạn trong bản đi học bị nước sông này cúôn trôi đấy”...
Là một bản nhỏ nằm lẫn khuất trong núi rừng, (chỉ có 46 nóc nhà với 211 người),bên cạnh một dãy núi đá nên đồng bào đã đặt tên là Xì Thau Chải. (bản núi đá- theo tiếng Quan Hỏa). Tuy chỉ cách Mường Tè khoảng 24 km về phía Nam, từ đường cái đi bè qua song Đà rồi đi bộ lên rừng non 1km là đến nơi nhưng người Si La hãy còn nghèo lắm. Cuộc sống chủ yếu vẫn là săn bắt, trồng trọt tự cung tự cấp.
Khi tôi đến, cả bản vắng hoe, người lớn đều đi rừng, lên nương cả. Chỉ có mấy đứa con nít mũi chảy thò lò, lấm lem bùn đất giương cặp mắt tò mò nhìn người khách lạ vào bản.
Last edited: