What's new

[Chia sẻ] SiLa-bộ tộc nhỏ bé giữa đại ngàn

Chào cả nhà: Thấy mọi người rủ nhau đi Simacai, Tây Bắc, Mèo Vạc... hào hứng quá, tự nhiên Châu bá thông tui cũng thấy chộn rộn trong lòng (dù những địa danh trên đó hầu như tui đều từng đi qua). Các tỉnh miền núi phía Bắc luôn là điểm khám phá hấp dẫn. Chắc chắn là thế. Thôi thì nhai lại một chuyến đi cũ năm 2005, coi như là một cách tự sướng vậy...

Si La xa xôi…
Không hiểu sao cứ trước mỗi chuyến đi là tôi lại gặp một trở ngại nào đó. Khi thì thời tiết xấu đột ngột, khi thì trễ tàu, xe… Chuyến đi về Mường Tè năm nay (2005) để tìm hiểu về người Si La -một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam- cũng thế.

Đầu tháng ba , vùng Tây Bắc đặc biệt là Sìn Hồ, Kan Hồ (nơi tôi đến) chịu ảnh hưởng của luồng khí lạnh nhiều nhất, nhiệt độ từ 7-9 độ C. Chuyến xe duy nhất từ thị xã Lai Châu (cũ) vào Mường Tè chưa đến 30 ghế nhưng chất gần 70 người và hành lí nên hầu như phải đứng một giò trên suốt đọan đường non 100km nhưng chạy đến hơn 4 tiếng mới đến nơi.

Mường Tè là địa phương tương đối biệt lập với nhiều khu vực khác trong cả nước. Chỉ cách đây vài năm thôi, vào mùa mưa, từ Tam Đường, Điện Biên về đến huyện Mường Tè mất hai, ba ngày là thường. (vì đường xấu, bị bùn, đá sạt lở bít kín lối đi). Bây giờ, đường đã tốt hơn, nhưng có đoạn dài khách vẫn phải “nhảy lambada” theo nhịp dằn xóc của xe đò. Về mùa mưa, toàn bộ cư dân Si La ở hai bản Xeo Hai và Xì Thau Chải (huyện Mường Tè) bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài vì nguồn nước sông Đà dâng lên rất cao và chảy xiết.

Bây giờ là mùa nắng, con sông Đà hùng vĩ, cuồn cuộn ngày nào mùa này trở nên hiền lành, từ bờ này qua bờ kia chỉ hơn 50m. Hàng ngày muốn đi học, đổi gạo, mua nhu yếu phẩm người SiLa phải đi mảng (bè) qua sông. Tôi đến cũng vừa lúc mấy bạn học sinh người Si La đi học về. Từng tốp, từng tốp ngồi trên chiếc bè mỏng manh (chỉ rộng chừng 7 tấc) để qua sông.

3275541214_afabd150fc_o.jpg


3274718903_bd855ed6de_o.jpg


Ngồi đợi, bỗng nghe một tiếng “ủm”, nhìn ra mé sông thấy chiếc bè (được kết bằng sợi mây, đay) bị rời ra, vài đứa học sinh rớt xuống, lóp ngóp bơi vào. Duy chỉ có một chú, bị té xuống nước nhưng vẫn cố bám vào phần còn lại của chiếc bè, đôi vai cố ghếch thật cao để bao gạo mang trên mình khỏi ướt. Đó là Chà Bì- cậu học sinh lớp 7 người Si La- đi học nhân tiện lấy một phần tiền mà em có được trong những ngày h è đi phụ làm đường , mua một bao gạo 20 kg về cho gia đình. Thấy tôi có vẻ lo lắng, Bì cười: “ Không sao đâu, gạo chỉ bị ướt chút xíu thôi. Chuyện này bình thường mà. Năm ngóai, có ba bạn trong bản đi học bị nước sông này cúôn trôi đấy”...


3275542206_08dd468569_o.jpg


3275542630_86ea6fd241_o.jpg


Là một bản nhỏ nằm lẫn khuất trong núi rừng, (chỉ có 46 nóc nhà với 211 người),bên cạnh một dãy núi đá nên đồng bào đã đặt tên là Xì Thau Chải. (bản núi đá- theo tiếng Quan Hỏa). Tuy chỉ cách Mường Tè khoảng 24 km về phía Nam, từ đường cái đi bè qua song Đà rồi đi bộ lên rừng non 1km là đến nơi nhưng người Si La hãy còn nghèo lắm. Cuộc sống chủ yếu vẫn là săn bắt, trồng trọt tự cung tự cấp.

Khi tôi đến, cả bản vắng hoe, người lớn đều đi rừng, lên nương cả. Chỉ có mấy đứa con nít mũi chảy thò lò, lấm lem bùn đất giương cặp mắt tò mò nhìn người khách lạ vào bản.

3275543094_2141a1ae66_o.jpg


3275546334_35141b88a0_o.jpg


3275545228_ed2f080cf7_o.jpg
 
Last edited:
@Dugia: hic, vậy là cái bản Xì Thau Chải sẽ chỉ còn trong kí ức mà thôi. Buồn quá :(

Tui đi hồi đầu 2005, nhưng không đi chung với anh Binh Nguyên và chị Tố Oanh. Hình như chị Tố Oanh đi trước năm 2005, đi với anh Đào Kim Trang-cựu hội trưởng du khảo Trẻ. Lần đó, chị Oanh kể cũng có ghé vào SiLa, nhưng cũng như bác, chỉ vào nói chuyện tí chút rồi đi, hihi,cũng may, nhờ vậy mà tui mới có loạt bài này :D. Anh Binh Nguyên thì hình như sau này có đi lại làm Kí sự Sông Đà (không nhớ là năm 2006, hay 2007), về có nghe anh nói lại là mấy người ở đó có nhắc đến tui. Cũng zui!
 
Đọc bài bạn Trâu làm tớ nhớ đến lần ở Tả Kố Khừ, tớ cũng lang thang vào chơi 1 nhà dân ở bản. Nghe nói tớ sẽ chụp ảnh và gửi về, cả nhà mừng lắm, tấp nập thay quần áo mới, vấn tóc, chải đầu, đội khăn, cứ nhộn nhịp hết cả lên. Mình nhìn cũng thấy vui lây :)

Sau đó tớ có rửa ra và gửi về. Đợt sau khi lên lại Tả Kố Khừ, gặp lại nhà người ta, bị bắt giữ lại ăn tối nhất định ko cho về. Thấy ảnh được lồng khung kính treo cẩn thận ở giữa nhà nữa. Chẹp chẹp, cảm giác ấy, cứ lâng lâng :D
 
@ROsy: uh, họ thích chụp hình lắm. Nhưng người Kinh mình toàn hứa cuội, khi gặp họ thì hứa gởi hình cho đã cái miệng, sau đó rất hiếm người làm. Vì vậy, ai mà giữ lời, họ quí lắm. Cũng như ROsy, tui cũng gởi lên cho họ rất nhiều hình, tấm nào chụp chung thì phóng lớn sẵn cho họ. Sau này có dịp lên thăm, thấy họ treo trang trọng trong nhà. Cảm giác đó vui hén :)
 
Đi "mò"

Khi đã thân quen với tôi, Chà Bì – một cậu nhóc mới 17 tuổi , đang học lớp 7 -rù rì rủ tôi: “Anh thích đi mò không? Vui lắm”. Hẳn đây cũng là dạng “Chọc sàn” , “ Đánh mông" kiếm bạn gái như theo tục của một số đồng bào người dân tộc mà tôi đã nghe qua . Nhưng “ vào trận”, qủa là chuyện tôi không hề nghĩ tới…

Chuyện xưa, chuyện nay...
Dường như “đọc” được trong mắt tôi một thóang háo hức, một thóang ngần ngại , Chà Bì liến thoắng kể về “ thành tích” đi mò của mình như để động viên tôi “cố lên”. Hắn bảo đi mò có 2 cách: đi theo nhóm hoặc đánh lẻ. Nếu đi theo nhóm thì cứ việc đàng hòang đến nhà cô gái ưa thích rồi gọi cửa, bố mẹ sẽ ra mở cửa mời vào nhà uống trà, hút thuốc. (người Si La có thể qua nhà nhau chơi gần như mọi lúc dù đêm khuya khoắt vẫn không bị phiền hà). Sau đó, ngồi nói chuyện chơi. Đợi bố mẹ cô gái đi ngủ, cả nhóm ngồi một lát cũng đi về và để một” chiến sĩ” ở lại.

3288430719_5ce83b2569_b.jpg


Nếu đi đơn lẻ, thường phải hẹn trước với cô gái. Buổi tối, khi mọi người trong bản đều tập trung tại nhà trưởng bản, nhà thầy mo xem tivi thì đó là giờ của cánh thanh niên chưa vợ (tuổi từ 15 trở lên) “khảo sát tình hình". Tối khuya, chàng trai cứ việc chờ lúc bố mẹ ngủ say, đến gõ nhẹ cửa (hoặc gõ nhẹ vào vách nơi cô gái ngủ) làm ám hiệu. Cô gái sẽ giả vờ ra mở cửa đi vệ sinh để cho chàng trai vào. Nếu không hẹn trước mà đã để ý thích một cô nào đấy, Tối khuya cứ việc mon men đến, dùng dao lèn vào khe cửa bẩy chốt lên để vào nhà, đến buồng cô gái. Nếu đồng ý, cô gái sẽ im lặng, còn không “chiến sĩ” phải đi về.

Đi mò thời nay, có chú còn mang theo cả gói xôi trộn với thuốc lào, rượu để cho con chó nhà cô gái “xỉn”, ngậm miệng đừng sủa làm kinh động phụ huynh khi chàng ta đột nhập vào. QUậy hơn, Chà Bó kể với tôi: “Ở bản Xeo Hai, thằng bạn của mình cũng đi mò ai ngờ bị bà mẹ “canh” giữ quá, nghe rục rịch một chút là quờ tay lên rương lấy cái bật lửa đi kiểm tra làm nó không “làm ăn” được gì cả. Tức mình, nó lén lấy đống phân để cạnh bật lửa rồi mò vào nằm với con gái. Nghe động, bà già vớ cái bật lửa ai ngờ bị “phục kích”…

Đâu phải cứ đi mò là được. Có lần Lý Chà Xôi (con của thầy mo) đến nhà cô bạn gái, ba mẹ đi vắng chỉ còn bà ngọai già ở nhà. Xôi ta đã hẹn, nên tự tin mò vào trong, Ai ngờ, bà ngọai già khó ngủ , nghe tiếng động liền xách đèn vác dao đi soi. Thấy Xôi nằm trong buồng của cháu gái, bà già cầm dao rượt theo, cũng may Xôi là thanh niên nên chạy nhanh thóat được.

3288428023_08a6f53bbb_o.jpg

Mới 16,17 tuổi, loắt choắt vậy chứ, mấy chú nhóc này đã có kinh nghiệm nhiều năm "đi mò" rồi đấy.

Ngồi nghe lũ trẻ nói chuyện “đi mò” , Ông Chà Dó- một “tay mò” đã hơn 60 tuổi , có giọng hát hay nổi tiếng cuả bản – có vẻ ... coi khinh . Ông nói ngày xưa đi mò hay hơn bây giờ nhiều . Cũng đầu bằng hai chữ “Ngày xưa…” ông kể...

Chàng trai đi lên nương, thấy rẫy bên cạnh có cô gái ưng ý chàng liền cất tiếng:
Người yêu ơi, đường em đi, lối em về, dáng em đi
ANh nhớ lắm em ơi.
Trái tim anh không lúc nào nguôi
VÌ nhớ em, nhớ mái tóc, đôi tay
Nhớ hơi thở, tiếng thì thầm của em.
Cô gái cũng không kém:
Anh yêu ơi, người em đẹp, được anh nhớ anh thương
Nếu nghe lời em, anh hãy đến với em
Giờ bố đã ngủ, mẹ đã nguôi
Cùng đặp chăn, tay gối đầu, nước bọt nuốt chung
Để em mừng, nguôi nỗi nhớ trong tim.


Cô gái đã mở lời, thế là tối , chàng trai cứ việc đến nhà. “Ngày xưa nhà bằng vách nứa (không phải vách đất như bây giờ). Chờ bố mẹ ngủ say, chàng trai ơ bên ngòai phòng cô gái rồi dùng cây khều nhẹ. Cô gái sẽ ra mở cửa. Nói đến đây, Chà Dó bỗng buột miệng hát mê mải (bằng tiếng Si La) những câu hát mà mấy chục năm qua không còn được hát. GIọng hát đã khàn đục nhưng ông hát vẫn say sưa lắm, hát đến quên có tôi ngồi cạnh. Hát một hồi lâu, như chợt tỉnh ông nhìn tôi cười rồi giải thích bằng tiếng Kinh ngọng nghịu: Nếu cô gái còn dùng dằng chưa ra mở, chàng trai lại cất tiếng hát. Đấy là bài “xin phép” cô gái mở cửa cho vào: "xin phép gia đình, cái cột nhà, cái bếp ; xin phép cái cửa đừng kêu lớn khi người con trai lạ mở cửa vào nhà. Tiếng anh không phải tiếng chuột kêu, nếu yêu anh xin em hãy lắng nghe để cùng tâm sự”.

Sau đó mới giãi bày tâm sự: “Biết em là gái chưa chồng, anh là trai chưa vợ nên mới đến hỏi han. Nếu hợp ý, hợp lòng thì anh sẽ đến nhiều lần để đôi ta tâm sự. CÒn nếu không ưng thì anh cũng xin làm bạn đêm nay. Nếu em không chấp nhận thì thôi, anh đành phải ra về”… Ngày xưa, tuy được ngủ lại nhà con gái người ta nhưng nhát lắm. Đêm đầu tiên chỉ được nằm cạnh bên nói chuyện thôi mà đã run lập cập rồi. Nếu thích nhau thì đêm thứ ba mới được quan hệ , còn bây giờ…Nói đến đó Chà Dó lắc đầu bỏ lửng câu nói, mắt lại nhìn xa xăm…

3289244174_c05570ef2e_o.jpg

Nam, nữ SiLa hầu như được tự do luyến ái trước hôn nhân. Họ xem điều đó tự nhiên như ăn, uống, như cây cỏ mọc trong rừng. (Nhưng khi đã lập gia đình rồi, thì giữ kĩ cương, nề nếp rất kĩ.)

Tôi đi mò
Nhóm “biệt kích” đi mò lần này có 4 người: Giàng Chà Bì, Hù Chà Dong, Hù Chà Bó và tôi. Chà Bó tuy ở tận bản Xeo Hai (cách Xì Thau Chải khỏang 3 km) nhưng có bà con ở đây nên rất rành địa thế, tình hình con gái trong bản . Chúng tôi xuất phát khi đã hơn 23h. Bên ngòai, lẫn giữa màn đêm đen kịt, lẫn giữa núi rừng âm u là những ánh đèn pin, những bó đuốc lập lòe, loang lóang. Chà Bì nói với tôi: “Cũng là dân “đi mò” trong bản chúng mình cả đấy”. Đi ngang qua nhà Cố Nhì (một cô gái trong bản), chiến sĩ Chà Bó hành động trước. Tuy mới 18 tuổi nhưng Chà Bó đã có hơn 3 năm kinh nghiệm “đi mò”. Bằng những thao tác rất thuần thục : bẻ một thanh nứa nơi hàng rào rồi cầm đèn pin “phi thẳng” vào trong sân, nhanh nhẹn như con mèo.

Do không hẹn trước nên Chà Bó bật đèn pin rọi qua khe cửa sổ xác định vị trí giường ngủ của cô gái. Rồi hắn tiến đến cửa chính, dùng thanh nứa lèn vào khe cửa bẩy chốt lên. Chốt chặt quá nên hắn phải loay hoay khá lâu. Rục rịch một hồi, tiếng động to quá, bà mẹ bên trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Mặc. Hắn vẫn im lặng lui cui rọi đèn pin bẫy chốt cửa lên. CÓ lẽ biết được tụi thanh niên “đi mò”,bà mẹ nói vọng ra: “Ở đây không có người yêu của chúng mày đâu”. Cả bọn nghe thế “cúp đuôi” đi. Hơi quê với tôi, Bó thanh minh : “Hôm nay chắc có chuyện bực mình nên mới không cho mình vào chơi với con gái đấy”.

3289247120_1c1fb09b08_o.jpg


3289247428_5e12da9ef6_o.jpg


Chà Bì đã có hẹn trước , nên đến nhà bạn gái hắn chỉ việc đến bên vách phòng cô gái khẽ gõ nhẹ. Chưa nay một phút sau, cửa khẽ mở ra. Chúng tôi tiếp tục chia tay với một chiến sĩ nữa. Đến lượt tôi, chúng dẫn đến nhà Lý Cố Bi- cô gái 18 tuổi nhưng mới học đến lớp 9. Lần này thì đường hoàng vào thẳng nhà gọi cửa.Bà mẹ đã ngủ, Cố Bi mở cửa mời cả đám vào uống trà, hút thuốc lào. Một lát, hai đứa bạn “mò” cáo lui, để lại một mình tôi nơi “chiến trường” không quên nháy mắt chúc tôi thành công. Chà Dong đã có bạn gái (tối nào cũng qua ngủ chung) nên chuồn thẳng về nhà bạn gái. Chà Bó tiếp tục qua nhà đứa khác. Do đã ở lại đây cả tuần, lại hay lang thang nhiều nhà trong bản chơi, tôi cũng đôi lần nói chuyện , chụp hình cho Cố Bi vì thế hai đứa cũng đủ thân quen để nói chuyện thỏai mái với nhau đến tận khuya.

5h sáng hôm sau, tôi về đến nhà trưởng bản, cũng cùng lúc với Chà Dong ở nhà bạn gái về. Thấy tôi, Chà Dong cười lớn, vỗ vai ngạc nhiên: “Định dẫn anh đi cho biết thôi, ai ngờ mới ở với người SiLa chừng tuần lễ, đi mò lần đầu tiên thành công là giỏi lắm đấy”. Tôi chỉ im lặng, mỉm cười và nhất quyết không nói cho nó biết rằng tối qua tôi cũng đã được ngủ trên giường cô gái nhưng …nằm một mình. Cố Bi vào buồng trong ngủ với mẹ!

3289245898_b8854aee32_o.jpg

Tui cũng xon xen chụp hình kỉ niệm với một em gái SiLa

3288426205_fec886093a_o.jpg

Một câu hỏi nhỏ: cả nhà thử đoán xem trong hình này, ai là người đã có chồng, và ai là người còn độc thân? Tại sao?
 
Tui bắt chước bạn Trâu "mò" thử coi trúng không nhé.

Cô đội khăn đã có chồng, hai cô đầu trần có bồ nhưng chưa thèm lấy chồng :LL

Lật lại trang trước mà koi, tấm hình chụp mấy cô hơi lớn tuổi đều đội khăn, có thêm tấm hình cưới, cô dâu đội khăn. Khà khà. chắc mò trúng rồi :))
 
Càng ngày càng hay ạ.
Cứ mỗi lần thấy bạn Trâu post là lại phải chui vào xem rồi vote rối rít :LL

Ảnh kia thì tớ đoán là cô ngoài cùng bên phải có chồng rồi còn 2 cô kia thì chưa, quấn tóc lên đầu để chứng tỏ đã có chồng còn phục trang thì khi chưa lấy chồng vẫn còn xanh xanh, hồng hồng, xoăn xoăn thế kia chứ lấy chồng rồi thì đen thui à =))
 
Anh honGSonn đoán trúng rồi, em cũng đoán như thế, nhưng theo ý khác:

Hai cô bên trái tấm hình chưa có chồng vì các cô ý đeo chiếc túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ. Cô bên tay phải có chồng rồi, vì cô ý không còn được mang túi có chỉ đỏ sặc sỡ nữa ạ :shrug:

Nói có sách đây ạ:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Si_La

http://www.vaetravel.com.vn/dantoc/sila.aspx


Code:
Trang phục của phụ nữ Si La khá cầu kỳ. Mảng áo trước ngực áo may bằng vải khác màu với áo và được gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của phụ nữ khác nhau theo lứa tuổi. Các cô thường đeo chiếc túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top