What's new

[Chia sẻ] SiLa-bộ tộc nhỏ bé giữa đại ngàn

Chào cả nhà: Thấy mọi người rủ nhau đi Simacai, Tây Bắc, Mèo Vạc... hào hứng quá, tự nhiên Châu bá thông tui cũng thấy chộn rộn trong lòng (dù những địa danh trên đó hầu như tui đều từng đi qua). Các tỉnh miền núi phía Bắc luôn là điểm khám phá hấp dẫn. Chắc chắn là thế. Thôi thì nhai lại một chuyến đi cũ năm 2005, coi như là một cách tự sướng vậy...

Si La xa xôi…
Không hiểu sao cứ trước mỗi chuyến đi là tôi lại gặp một trở ngại nào đó. Khi thì thời tiết xấu đột ngột, khi thì trễ tàu, xe… Chuyến đi về Mường Tè năm nay (2005) để tìm hiểu về người Si La -một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam- cũng thế.

Đầu tháng ba , vùng Tây Bắc đặc biệt là Sìn Hồ, Kan Hồ (nơi tôi đến) chịu ảnh hưởng của luồng khí lạnh nhiều nhất, nhiệt độ từ 7-9 độ C. Chuyến xe duy nhất từ thị xã Lai Châu (cũ) vào Mường Tè chưa đến 30 ghế nhưng chất gần 70 người và hành lí nên hầu như phải đứng một giò trên suốt đọan đường non 100km nhưng chạy đến hơn 4 tiếng mới đến nơi.

Mường Tè là địa phương tương đối biệt lập với nhiều khu vực khác trong cả nước. Chỉ cách đây vài năm thôi, vào mùa mưa, từ Tam Đường, Điện Biên về đến huyện Mường Tè mất hai, ba ngày là thường. (vì đường xấu, bị bùn, đá sạt lở bít kín lối đi). Bây giờ, đường đã tốt hơn, nhưng có đoạn dài khách vẫn phải “nhảy lambada” theo nhịp dằn xóc của xe đò. Về mùa mưa, toàn bộ cư dân Si La ở hai bản Xeo Hai và Xì Thau Chải (huyện Mường Tè) bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài vì nguồn nước sông Đà dâng lên rất cao và chảy xiết.

Bây giờ là mùa nắng, con sông Đà hùng vĩ, cuồn cuộn ngày nào mùa này trở nên hiền lành, từ bờ này qua bờ kia chỉ hơn 50m. Hàng ngày muốn đi học, đổi gạo, mua nhu yếu phẩm người SiLa phải đi mảng (bè) qua sông. Tôi đến cũng vừa lúc mấy bạn học sinh người Si La đi học về. Từng tốp, từng tốp ngồi trên chiếc bè mỏng manh (chỉ rộng chừng 7 tấc) để qua sông.

3275541214_afabd150fc_o.jpg


3274718903_bd855ed6de_o.jpg


Ngồi đợi, bỗng nghe một tiếng “ủm”, nhìn ra mé sông thấy chiếc bè (được kết bằng sợi mây, đay) bị rời ra, vài đứa học sinh rớt xuống, lóp ngóp bơi vào. Duy chỉ có một chú, bị té xuống nước nhưng vẫn cố bám vào phần còn lại của chiếc bè, đôi vai cố ghếch thật cao để bao gạo mang trên mình khỏi ướt. Đó là Chà Bì- cậu học sinh lớp 7 người Si La- đi học nhân tiện lấy một phần tiền mà em có được trong những ngày h è đi phụ làm đường , mua một bao gạo 20 kg về cho gia đình. Thấy tôi có vẻ lo lắng, Bì cười: “ Không sao đâu, gạo chỉ bị ướt chút xíu thôi. Chuyện này bình thường mà. Năm ngóai, có ba bạn trong bản đi học bị nước sông này cúôn trôi đấy”...


3275542206_08dd468569_o.jpg


3275542630_86ea6fd241_o.jpg


Là một bản nhỏ nằm lẫn khuất trong núi rừng, (chỉ có 46 nóc nhà với 211 người),bên cạnh một dãy núi đá nên đồng bào đã đặt tên là Xì Thau Chải. (bản núi đá- theo tiếng Quan Hỏa). Tuy chỉ cách Mường Tè khoảng 24 km về phía Nam, từ đường cái đi bè qua song Đà rồi đi bộ lên rừng non 1km là đến nơi nhưng người Si La hãy còn nghèo lắm. Cuộc sống chủ yếu vẫn là săn bắt, trồng trọt tự cung tự cấp.

Khi tôi đến, cả bản vắng hoe, người lớn đều đi rừng, lên nương cả. Chỉ có mấy đứa con nít mũi chảy thò lò, lấm lem bùn đất giương cặp mắt tò mò nhìn người khách lạ vào bản.

3275543094_2141a1ae66_o.jpg


3275546334_35141b88a0_o.jpg


3275545228_ed2f080cf7_o.jpg
 
Last edited:
thanks mỏi hết cả tay :D

công nhận phải đi như bạn Trâu thì mới đúng chất phượt (c)

Công nhận là em GATO. Em chỉ nghĩ rằng bạn Trâu đang thi hành nhiệm vụ, và tranh thủ copy lại cho bà con biết thêm thông tin. Chùm phóng sự báo chí này rất rất hay, đúng chất báo chí miền Nam. Nhưng nếu bảo là đây à Phượt thì em thấy không chính xác. Đó là công việc của bạn Trâu. Em chỉ nghĩ rằng Phượt là cái gì đó là thú vui, không liên quan đến công việc. Còn đi để viết báo thì e rằng vượt quá phạm trù Phượt mất rồi.
Thể nào em cũng bị chửi, nhưng mà đôi khi có tý phản biện cho vui.
 
Nếu thi hành nhiệm vụ mà vẫn chan chứa cái tình, vẫn khám phá hồn nhiên như anh Trâu thì em phục lắm.

Sợ nhất đọc phóng sự qua loa, khô khan vớ vẩn, nhưng đọc bài bạn Trâu thì mịn như là bột í...:))
 
Hì, mấy báo như Tuổi trẻ TP HCM thì chất lượng phóng sự chuẩn nhất VN rồi bạn, khỏi phải nghĩ. Nói chung cũng xứng đáng!!!
 
Hihi, đố một câu nhỏ mà cả nhà mình tham gia sôi nổi quá. Mọi người không những đoán trúng, mà còn giải thích chính xác (chứ không phải đoán mò). Trâu rất vui vì ít ra những bài của mình cũng đem đến được "một cái gì đó" cho cả nhà.

À, nhân tiện bạn spartans có dẫn link thông tin về người SiLa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Si_La), Trâu tui cũng vui khi thấy hình của mình cũng được sử dụng (chỉ có điều không thấy dẫn tí nguồn nào cả ;-) )

Ảnh gốc: Đây là hình gia đình nhà ông trưởng bản Xì Thau Chải của người SiLa.
3296038939_910166879e_o.jpg


@dudu08: hihi, đọc comment của bạn xong, mình cười quá chừng :). Đâu có gì mâu thuẫn giữa công việc và thú vui đâu bạn? Sao bạn không nghĩ rằng Trâu tui may mắn, và hạnh phúc hơn nhiều người vì có công việc phù hợp với niềm đam mê của mình?

@LinhEvil: Tui nghĩ rằng, nếu chỉ đơn thuần thông tin, mọi người có thể lên net search một phát ra hằng hà sa số. Nhưng cảm xúc thì không. Tui luôn sống hết mình trong những chuyến đi, và muốn cùng chia sẻ những cảm xúc, những trải nghiệm sống đó cho mọi người. Vì thế, tui rất vui khi đọc comment của bạn.

@Anh Già: Em đang học anh ơi, đâu có thể đi được. :-(. Mà anh định khi nào đi vậy? Đi đâu, bao lâu, có kế hoạch cụ thể chưa? Anh có thể pm cho em nick yahoo, bữa nào rảnh, mình chát, nói chuyện nhiều hơn hen :).
 
Last edited:
Đọc những bài ký sự của chaubathong, có cảm nhận như là mình đang đồng hành cùng trong những chuyến đi của bạn :)

Wiki là từ điển mở, nên dễ hiểu vì sao ảnh của Trâu có trên đó, nhưng tên Trâu thì không :shrug:
 
Tớ rất chi cảm ơn bạn Trâu, bởi lẽ thế này:

Hôm tớ đi Apachai có nói chuyện với một anh ở BCH bộ đội biên phòng, anh có đề cập đến các bạn dân tộc Sila và chỉ đường cho tớ đến đó, nhưng theo thông tin anh ấy đưa lại, hiện chỉ còn 2 bản người Sila, 1 ở Lai Châu, 1 ở Điện Biên với dân số còn khoảng 600 người, là một trong 3 dân tộc có dân số<1000 (Được đưa vào diện bảo tồn gì gì đấy) và số dân ngày một giảm do dân tộc Sila chỉ lấy vợ lấy chồng trong cùng dòng họ dẫn đến quan hệ cận huyết làm ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi. Tớ cũng muốn tìm hiểu kỹ hơn về họ nhưng do thời gian có hạn nên không vào bản được, mà có vào thì cũng "cưỡi ngựa xem hoa" mà thôi, may sao có Trâu "tung tin" kịp thời :D. Thanks bạn.
 
@spartans: cám ơn bạn vì sự đồng cảm với mình. Còn "vụ Wiki", tui biết đó là từ điển mở, tuy nhiên nếu bạn đọc Wiki (tiếng Anh), luôn luôn ở dưới cùng đều dẫn nguồn, và link tham khảo (references). :)

@Kiara: nhân dịp đang nói về chuyện thoái hóa nòi giống. Tui cũng kể thêm chút chuyện.

Thanh niên SiLa quan hệ tình dục rất sớm. Hầu hết thanh niên trong bản đều thừa nhận đã quan hệ tình dục lần đầu tiên khi mới 15,16 tuổi. (thậm chí còn sớm hơn). “Khi đến tuổi, cái người nóng lên thì phải đi tìm bạn gái thôi”. (nghe đến đây tự nhiên Trâu tui cũng thấy "cái người nóng lên" :D)

Tuy biết khá rõ về các phương pháp phòng tránh thai, quan hệ tình dục an toàn nhưng phần lớn lại chỉ canh ngày theo vòng kinh chứ không sử dụng bao cao su “người dân tộc không bị bệnh Si đa đâu”. (c)

Ông Hù Chà Hù-trưởng bản Xì Thau Chải- cho biết: “Người Si La nếu thích nhau thì có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân, Vì thế một cô gái trước khi lấy chồng đều có thể đã quan hệ tình dục với nhiều chàng trai và ngược lại. (Với điều kiện phải là người khác họ hoặc bà con đời thứ ba)”.

Thật ra, đứa nào đến ngủ với con gái, bố mẹ đều biết nhưng “giả lơ” . Đến khi hai đứa ngủ say sẽ lén đến xem coi đứa nào ngủ với con gái mình. Không thích thì ra ngòai, ngồi thổi bếp lửa lên, gây tiếng động cho cậu trai biết để chuồn gấp. Nếu thích cậu bé đó, thì để yên. “Xem mặt để lỡ con gái có mang thì biết đứa nào mà bắt cưới chứ”,ông trưởng bản cười hồn nhiên. “Lỡ nó không cưới thì sao?” “ Chưa bao giờ xảy ra chuyện đó, nhưng nếu có thì phải mang ra pháp luật xử lí thôi”.

“Nhưng một cô gái có thể ngủ với nhiều chàng trai, làm sao biết được ai là tác giả?” Rất ngây thơ, mọi người lớn đều cười nói: “Đứa nào ngủ với con gái mình nhiều lần thì là đứa con của nó”. Chính vì suy nghĩ “ngây thơ” này mà có lẽ đã có trường hợp, anh A, anh B cùng quan hệ với cô C. Cô C có mang với anh A, nhưng do anh B “qua lại” nhiều lần hơn nên anh B phải cưới cô C. Sau đó, anh A lấy vợ khác, lại có con. Đứa con này yêu con của anh B và cô C và đòi cưới. Về lí thuyết thì ổn cả vì hai đứa khác họ, lại không phải là bà con đời thứ ba. (Tuy nhiên, thật ra chúng là hai anh em cùng cha khác mẹ). Chính điều này dẫn đến sự đồng huyết. Và cũng là một trong những nguyên nhân khiến người Si La suy thóai nòi giống, tỉ lệ sinh con khỏe mạnh thấp?
 
Last edited:
Anh thấy mấy cô bé SiLa cũng xinh đấy chứ, thế lần đi ngủ đêm ở nhà cô gái SiLa kia về, Trâu có giúp bà con dân tộc cải tạo được tý nòi giống nào chưa ? :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top