What's new

[Tổng hợp] Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

duongquangminh

Vịt Vạm Vỡ
Đồ dùng Y Tế thiết yếu và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 1 : Các đồ dùng cần thiết nên mang theo khi đi Phượt
Các dụng cụ y tế nên mang theo
1 : Băng cuộn x 5 cuộn
2: Gạc x 10 miếng
3: Bông x 2 cuộn
4: Dây garo x 2 sợi ( có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tự làm)
5: Bơm tiêm 5ml x 2 cái
Các loại thuốc cần thiết khi mang theo
1: Oxi già x 2 lọ
2: Thuốc đau bụng có thể mua Becberin hoặc nopa dạng ống tiêm bắp
3: Thuốc giảm đau có thể mua Paracetamol
4: Cao dán
5: Dầu gió
6: Thuốc cầm máu có thể mua Calcianginat
 
Last edited:
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 2 : Các phương pháp cầm máu thông thường

Khi đi Phượt chúng ta không tránh được 1 số tại nạn đáng tiếc sảy ra dưới đây là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương. Mục đích của việc cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngưng chảy máu vì nếu mất máu nhiều, nạn nhân sẽ bị sốc nặng.
1. Băng ép
Đặt một lớp gạc và bông thấm nước phủ kín vết thương, sau đó đặt một lớp bông mỡ (có tác dụng đàn hồi và không thấm nước) dày lên trên; lớp này càng dày thì tạo được sự nén ép càng cao; sức ép chỉ tập trung ở vị trí có lớp bông mỡ nên không cản trở tuần hoàn chung của chi thể. Băng kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng tương đối chặt, tốt nhất là dùng băng thun. Đây là phương pháp cầm máu cơ bản có thể áp dụng cho mọi vết thương mà không sợ các tai biến.
2. Băng nút
Là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Nhét nút càng chặt thì sức ép càng tăng và tác dụng cầm máu càng tốt. Băng nút thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu hoặc những vùng đặc biệt của cơ thể (như vùng cổ, vùng chậu) mà băng ép thông thường không phát huy được tác dụng cầm máu.
Cách băng nút: Dùng kẹp cầm máu hoặc nỉa nhét gạc vô khuẩn (tốt nhất là khâu sẵn thành cuộn gạc dài 2 cm x 50 cm) nhồi sâu vào tận đáy vết thương, ấn chặt để có tác dụng đè ép, cầm máu; sau đó tiến hành băng ép như trên.
Nhược điểm của băng nút là khi nhét bấc gạc, ta có thể đưa cả dị vật và các mô dập nát vào sâu, gây ô nhiễm vết thương. Do đó, chỉ nên băng nút khi băng ép không hiệu quả và không thể áp dụng được các phương pháp cầm máu khác
(còn tiếp)​
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

3. Gấp chi tối đa
Là biện pháp cầm máu đơn giản, rất tốt mà mỗi người có thể tự làm ngay sau khi bị thương để cầm máu. Khi chi thể gấp tối đa, các động mạch bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh, có thể làm máu ngưng chảy. Tuy nhiên, phương pháp này không kéo dài được mà chỉ là biện pháp rất tạm thời, phải làm ngay khi bị thương rồi sau đó bổ sung bằng các biện pháp khác. Chi thể bị gấp tối đa thì dễ mỏi và nếu có tổn thương gãy xương đi kèm thì không thực hiện được. Cách làm tuỳ theo vị trí tổn thương:
- Cẳng tay, bàn tay: Gấp cẳng tay vào cánh tay. Nếu phải giữ lâu, có thể cố định tư thế gấp tối đa bằng một vài vòng băng hoặc dùng thắt lưng ghì chặt cổ tay vào phần trên cánh tay.
- Cánh tay: Dùng một vật tày có đường kính chừng 10 cm làm con chèn, kẹp chặt vào nách ở phía trên chỗ chảy máu rồi buộc chặt cánh tay vào thân người.
- Cẳng chân hoặc bàn chân: Nằm ngửa hoặc ngồi, dùng hai tay kéo mạnh cẳng chân ép vào đùi, có thể đệm thêm một cuộn băng vào khoeo.
- Đùi: Nằm ngửa, dùng hai tay kéo mạnh đầu gối để ép chặt đùi vào thân người, có thể dùng dây lưng để ghì mạnh đùi vào thân người.
4. Ấn động mạch
Là động tác dùng ngón tay đè chặt vào động mạch trên đường đi của động mạch từ tim đến vết thương nhằm làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương. Đây là biện pháp cầm máu tạm thời rất hiệu nghiệm, chắc chắn mà ít gây đau đớn, không gây rối loạn tuần hoàn ở các chi bị thương, nhưng đòi hỏi người làm phải nắm chắc kiến thức giải phẫu về đường đi của các động mạch.
Phương pháp này có nhược điểm là không giữ lâu được vì người ấn nhanh chóng bị mỏi tay. Do đó, đây là động tác xử trí đầu tiên của y tá đối với một vết thương có chảy máu động mạch vừa hoặc lớn. Sau đó, phải sử dụng các biện pháp lâu bền hơn để đảm bảo cầm máu và chuyển nạn nhân về tuyến sau.
Có thể chỉ dùng một ngón tay cái hoặc bốn ngón tay còn lại, có khi sử dụng cả hai ngón tay cái, thậm chí cả nắm tay. Động tác ấn đòi hỏi hết sức khẩn trương nên không cần cởi quần áo người bị thương. Cách làm tuỳ theo vị trí chảy máu:
- Bàn tay và ngón tay: Dùng 2 ngón cái ấn vào động mạch quay (nơi thường bắt mạch trên cổ tay) và động mạch trụ (phía bên kia cổ tay).
- Cẳng tay hoặc phía dưới cánh tay: Ấn động mạch cánh tay (ở mặt trong cánh tay, phía trên vết thương) bằng ngón tay cái hoặc bốn ngón còn lại. Nếu máu còn chảy thì xê dịch ngón tay ra phía trước hoặc phía sau cho tới khi máu ngưng chảy.
- Phía trên cánh tay hoặc hố nách: Dùng ngón tay cái ấn mạnh và sâu vào hố trên xương đòn (ở sát giữa bờ sau của xương đòn) để động mạch bị kẹp vào giữa ngón tay cái và mặt trên xương sườn số 1.
- Đùi, cẳng chân hoặc bàn chân: Dùng 2 ngón tay cái ấn mạnh vào giữa nếp bẹn, các ngón còn lại ôm lấy mặt ngoài và trong của đùi. Có thể thay 2 ngón tay cái bằng cuộn băng chèn vào giữa nếp bẹn.
- Má: Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào động mạch ở cằm, cách góc xương hàm dưới khoảng 3 cm về phía trước
(còn tiếp)​
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

5. Băng chèn
Cũng là một cách đè ép động mạch trên đường đi của nó từ tim tới vết thương, nhưng đè bằng một vật tương đối rắn. Con chèn được đặt càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn tại chỗ bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc số 8. Các loại vật thể làm con chèn là cuộn băng, miếng gạc cuộn chặt, nút bấc, lọ thuốc nhỏ (kiểu lọ penicillin) hoặc khúc tre, gỗ…, đường kính khoảng 2-3 cm, dài 4-5 cm. Ưu điểm của băng chèn là cầm máu tốt các vết thương động mạch. Những vị trí cụ thể thường áp dụng băng chèn:
- Cánh tay: Khi có vết thương chảy máu ở cánh tay và cẳng tay, đặt một con chèn ở mặt trong cánh tay, phía trên vết thương rồi cố định bằng các vòng băng xiết tương đối chặt. Khi máu tại vết thương còn chảy rất ít hoặc ngưng chảy là được; nếu bắt mạch cổ tay không thấy là đã đè ép được động mạch.
- Hố nách: Đặt một con chèn sâu vào trong hố nách (tốt nhất là dùng một cuộn băng vải) rồi băng tròn vài vòng để đè ép con chèn vào đầu trên động mạch cánh tay, băng tiếp các vòng băng kiểu số 8 để cố định.
- Cổ chân: Áp dụng khi có vết thương chảy máu nhiều ở bàn chân mà băng ép không hiệu quả. Đặt hai con chèn ở cổ chân, một ở phía sau dưới mắt cá trong, một ở phía trước cổ chân theo đường kéo dài ngược lên từ khe ngón chân cái với ngón thứ hai. Băng ép để cố định con chèn.
- Khoeo: Áp dụng khi có chảy máu nhiều ở cẳng chân. Đặt một con chèn có đáy to (tốt nhất là một cuộn băng vải cuộn chặt) vào giữa khoeo, băng vòng tròn vài vòng để đè ép con chèn vào đúng đường đi của động mạch khoeo rồi băng kiểu số 8 để cố định con chèn.
- Nếp bẹn: Áp dụng khi có thương tổn chảy máu động mạch đùi (ở mặt trong đùi). Dùng một cuộn băng to đặt ở giữa nếp bẹn làm con chèn (ở vị trí này, động mạch đùi nằm nông nên có thể dễ dàng bắt mạch để xác định vị trí) dùng tay cố định con chèn ngay phía trên động mạch đùi rồi băng cố định.
- Cổ: Cần có hai người làm. Một người dùng cuộn băng vải làm con chèn ấn vào động mạch cảnh ở phía dưới vết thương (theo bờ trước của khối cơ lớn nhất vùng cổ bên). Người thứ hai đặt một nẹp tre hoặc gỗ để bắc cầu từ đầu tới mặt ngoài vai (phía đối xứng với bên bị thương) rồi cố định chắc hai đầu nẹp. Sau đó, dùng nẹp làm điểm tựa để băng ép con chèn vào đường đi của động mạch cảnh đã được xác định. Như vậy, máu vẫn có thể lên não qua động mạch cảnh ở phía đối diện (phía dưới nẹp). Khi không có điều kiện đặt nẹp, có thể dùng tay phía đối diện của người bị thương thay cho nẹp, sau đó khẩn trương chuyển về tuyến sau để xử trí.
Hết​
Bài sau sẽ giới thiệu 1 số phương pháp cố định khi gãy xương
 
Last edited:
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 3 : Các phương pháp cố định tạm thời khi gãy tay và gãy chân.
Trên đường Phượt tại nạn dễ sảy ra đó là gãy tay và gãy chân vì vậy dưới đây là bài giới thiệu cách băng bó trong nhưng trường hợp tương tự.
Khi gãy xương, đầu xương gãy sắc nhọn dễ đâm rách mạch máu, thần kinh, làm cho nạn nhân mất máu, đau đớn… Vì vậy cần cố định xương gãy để hạn chế đau đớn và tai biến cho bệnh nhân. Cách cố định tạm thời một số loại gãy xương như sau:
* Gãy xương cẳng tay, đặt nẹp (nẹp bằng tre, gỗ) ngắn ở mặt trước cẳng tay đi từ nếp khuỷu đến khớp ngón - bàn; đặt nẹp dài ở mặt sau cẳng tay, từ quá mỏm khuỷu, đối xứng với nẹp ở mặt trước. Buộc cố định 2 nẹp vào bàn tay và cẳng tay. Dùng dây (vải, khăn, băng cuộn) để treo cẳng tay ở tư thế gấp 90 độ. Gãy xương cánh tay: đặt một nẹp ở mặt trong cánh tay, đầu trên lên tới hố nách, đầu dưới sát nếp khuỷu. Mặt ngoài cánh tay đặt một nẹp đầu trên quá khớp vai nách, đầu dưới quá khớp khuỷu. Cố định nẹp ở 2 đoạn: 1/3 trên cánh tay, ở trên khớp khuỷu. Dùng băng tam giác (khăn vuông gấp chéo) hoặc băng cuộn treo cẳng tay vuông góc 90 độ và cuốn một vài vòng băng buộc cánh tay vào thân.
* Gãy xương cẳng chân: đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy đi từ giữa đùi tới quá cổ chân. Băng cố định nẹp vào chi ở các vị trí bàn cổ chân, dưới và trên khớp gối, giữa đùi. Gãy xương đùi: dùng 3 nẹp để cố định, nẹp ở mặt ngoài đi từ hố nách đến quá gót chân; nẹp ở mặt trong đi từ bẹn đến quá gót chân; nẹp ở mặt sau đi từ trên mào chậu đến quá gót chân. Băng cố định nẹp vào chi ở các vị trí: bàn chân, cổ chân, 1/3 trên cẳng chân, trên gối, bẹn, bụng và dưới nách. Buộc chi gãy đã cố định vào chi lành ở ba vị trí cổ chân, đầu gối và đùi. Sau đó chuyển đến bệnh viện để được xử trí.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 4.Sơ cứu và phòng khi rắn cắn

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến chúng ra và những người trong đoàn lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối… Do vậy, khi không may bị rắn cắn, nạn nhân phải thật bình tĩnh, nhanh chóng làm các việc dưới đây:

Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc. Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.

Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.

Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.

Điều cần lưu ý

Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.

Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.

Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.

Đề phòng rắn cắn

Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:

Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 5 : Cầm máu vết thương

Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Chú ý:

* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
* Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 6 : Các thực phẩm nên tránh ăn trên đường Phượt.

Dưới đây là 1 số loại thức ăn kỵ nhau có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đừng ham vui mà bỏ quên.

Mật ong >< sữa >< sữa đậu nành
Thịt gà >< kinh giới
Ba ba >< rau sam
Chuối hột >< mật đường
Trứng vịt >< tỏi
Sữa bò >< cam >< quýt >< bưởi >< chanh
Đường đen >< sữa đậu nành
Hải sản >< trái cây.
Nước chè >< thịt chó
Khoai lang >< hồng >< mận
Gan lợn >< giá đậu
Thịt dê >< dưa hấu
Thịt lợn >< ấu tầu.
Thịt gà >< rau cải
Cải thìa >< thịt chó
Quả lê >< thịt ngỗng
Thịt rắn >< củ cải xào
Cá chép >< cam thảo
Chuối tiêu >< khoai môn
Ba ba >< rau dền
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 7 : Sơ cứu khi bạn đồng hành ngất xỉu !!!!

Ngất xỉu có thể là phản ứng khi bị đau hay sợ sệt hoặc do tức tối, kiệt sức và đói,hoạt động thể chất, đặc biệt là ở nơi nóng bức mà trên đường đi chúng ta hay gặp phải. Máu chảy xuống phần phía dưới cơ thể làm giảm lượng máu hiện có trong não.

** Cách nhận biết

Cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi trộm.
Bệnh nhân sẽ ngã xuống sàn.
Mạch đập chậm.
Da nhợt nhạt, mắt mờ.
Bệnh nhân sẽ ngã xuống rất nguy hiểm.

**Những điều nên làm

Đặt bệnh nhân nằm xuống, nâng và đỡ chân bệnh nhân lên.
Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra.
Trấn an khi bệnh nhân tỉnh lại và làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ.
Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và sơ cứu cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết. Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức .
Nếu bệnh nhẩn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa hai đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 6 : Các thực phẩm nên tránh ăn trên đường Phượt.

Dưới đây là 1 số loại thức ăn kỵ nhau có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đừng ham vui mà bỏ quên.


Hải sản >< trái cây.

Thịt gà >< rau cải

Hic hic 2 món này mình thấy nhiều người hay ăn.
Có nghe nói hải sản - trái cây, ai yếu bụng dễ gặp anh Tào Tháo còn không hiểu ảnh hưởng tính mạng ntn.
Thịt gà - rau cải thì cũng từng ăn :D, mà chưa thấy sao cả :gun. Tuy nhiên, không rõ là cải thảo - cải ngọt - hay cải đắng... hay là cải gì bạn nhỉ? Hay cả họ nhà cải? :S
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,516
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top