What's new

[Tổng hợp] Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Hic hic 2 món này mình thấy nhiều người hay ăn.
Có nghe nói hải sản - trái cây, ai yếu bụng dễ gặp anh Tào Tháo còn không hiểu ảnh hưởng tính mạng ntn.
Thịt gà - rau cải thì cũng từng ăn :D, mà chưa thấy sao cả :gun. Tuy nhiên, không rõ là cải thảo - cải ngọt - hay cải đắng... hay là cải gì bạn nhỉ? Hay cả họ nhà cải? :S

Cám ơn câu hỏi mà bạn đặt ra.Các đồ ăn trên theo khoa học khi chế biến sẽ có 1 số loại chất,vitamin,..kỵ nhau sau khi chế biến các chất trên sẽ chuyển hóa thành các chất hóa học gây nguy hại cho cơ thể. Tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người nữa bạn ạ.Có thể khởi phát ngay lập tức hoặc có thể tích tụ trong cơ thể để đến 1 lúc nào đó phát bệnh
Khi kết hợp giữa thịt gà và rau cải có câu như thế này bạn ạ : Âm dương khí huyết thoát vào hư vô (sưu tầm)
Còn về rau cải thì hầu hết các loại rau cải bạn ạ.Do chúng còn phụ thuộc nhiều yếu tố để gây nguy hại cho cơ thể có thể do thể trạng từng người, do cách chế biến,do địa lý từng vùng...hoặc Cải thìa xào thịt chó .Ăn vào sẽ đi tả và hôn mê.
 
Last edited:
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Cám ơn câu hỏi mà bạn đặt ra.Các đồ ăn trên theo khoa học khi chế biến sẽ có 1 số loại chất,vitamin,..kỵ nhau sau khi chế biến các chất trên sẽ chuyển hóa thành các chất hóa học gây nguy hại cho cơ thể. Tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người nữa bạn ạ.Có thể khởi phát ngay lập tức hoặc có thể tích tụ trong cơ thể để đến 1 lúc nào đó phát bệnh
Khi kết hợp giữa thịt gà và rau cải có câu như thế này bạn ạ : Âm dương khí huyết thoát vào hư vô (sưu tầm)
Còn về rau cải thì hầu hết các loại rau cải bạn ạ.Do chúng còn phụ thuộc nhiều yếu tố để gây nguy hại cho cơ thể có thể do thể trạng từng người, do cách chế biến,do địa lý từng vùng...hoặc Cải thìa xào thịt chó .Ăn vào sẽ đi tả và hôn mê.
Mấy món kia mình chưa ăn nên không rõ thế nào. Tóm lại, là tùy cơ thể mỗi người đúng không bạn? :p
Tất nhiên, khi đi xa thì cố gắng hạn chế những món ăn lạ hoặc chế biến theo kiểu độc đáo quá, vì dễ làm yếu bụng và khó chịu trong suốt hành trình :D
Bạn tiếp tục topic của mình đi nhé! :)
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Mấy món kia mình chưa ăn nên không rõ thế nào. Tóm lại, là tùy cơ thể mỗi người đúng không bạn? :p
Tất nhiên, khi đi xa thì cố gắng hạn chế những món ăn lạ hoặc chế biến theo kiểu độc đáo quá, vì dễ làm yếu bụng và khó chịu trong suốt hành trình :D
Bạn tiếp tục topic của mình đi nhé! :)

Nói chung khi đi xa thì việc thưởng thức các món đặc sản,món lạ là không thể tránh khỏi.Nhưng chỉ lưu ý các bạn 1 điều đó là các bạn phải hiểu cơ thể mình dị ứng với loại thực phẩm nào.Nếu không biết các bạn có thể nếm thử thôi đừng ăn nhiều quá nhé.

Chúc các bạn có những chuyến đi thành công và an toàn (c)

Mong nhận được nhiều kinh ngiệm và thắc mắc để cùng giải đáp và rút kinh ngiệm cho những chuyến đi ;)
 
Last edited:
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Dị vật đường thở

Trong những buổi off và nhưng chuyến đi của chúng ta 1 phần quan trọng đó là ăn uống và giao lưu trong khi ăn uống chúng ta thường giao lưu với mọi người nên sẽ không tránh khỏi di vật đi vào đường thở còn gọi là " hóc".
Dưới đây là 1 số vị trí, hội chứng và sơ cứu khi có dị vật đường thở :

Vị trí :
- Dị vật to thường mắc ở thượng thanh môn, như các loại hột, quả nhỏ....

- Dị vật nhỏ hơn có thể bị kẹt ở thanh môn, như xương cá.

- Dị vật có thể đi xuống dưới thanh môn, khí quản hay phế quản.

- Dị vật có thể nằm im trong khí quản hay phế quản như hột mãng cầu...Di động lên xuống theo nhịp thở như hột dưa...Ghim vào thành khí phế quản như xương cá, kim...

Các hội chứng của người bị dị vật đường thở:

- Hội chứng xâm nhập: Đang ăn tự nhiên thì bị ho sặc, khó thở, tím tái cần nghĩ ngay đến dị vật lọt vào đường thở.

- Khó thở thanh quản: thở hước, thở rít, thở ráng sức hít vào, bứt rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc.

- Nếu dị vật không gây các triệu chứng trên, hoặc có song thoáng qua, có thể bị bỏ qua khiến bệnh nhân sau đó bị viêm phổi tái phát.

- Khám phổi bằng ống nghe có thể phát hiện tiếng thở rít do đường thở bị hẹp hay một số triệu chứng của viêm phổi, khí thũng phổi, hoặc dấu cờ bay lật phật do dị vật di chuyển theo nhịp thở.

Cách xử trí:

- Nếu dị vật là chất lỏng: bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn. Để cấp cứu, đặt bệnh nhân nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái. Nếu bệnh nhân lớn hơn, để bệnh nhân nằm ngửa rồi ấn tay vào thương vị, nhồi 2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại. Nếu bệnh nhân vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.

- Nếu dị vật cứng:

+ Khi người bệnh khó thở tím tái, cách xử trí giống như khi bị sặc chất lỏng. Nếu bệnh nhân lớn có thể làm nghiệm pháp Heimlic: để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay bắt vào nhau thành một nắm đấm để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực nhằm có thể tống dị vật ra. Nếu không kết quả phải tìm cách đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để soi gắp dị vật.

+ Nếu bệnh nhân lờ đờ, vật vã, phải thọc tay móc ngay dị vật ra vì thường đây là dị vật to gây bít tắc thanh môn. Còn với vật nhỏ hơn, có thể thổi miệng đẩy luôn dị vật xuống sâu để bệnh nhân có thể thở được, sau đó chuyển đến bệnh viện. Sau khi soi, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng viêm và kháng sinh trong 7-10 ngày.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

^ Rất hữu ích. Cám ơn bạn, bookmark để dành khi cần :D


Chú ý viết hoa đầu câu bạn nhé
 
Last edited by a moderator:
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Cách xử trí - Bỏng do nhiệt

Thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm: do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy...) và do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng...

Bỏng nước sôi và bỏng lửa là một tai họa thường gặp. Khi bị bỏng diện rộng, nếu không được xử trí đúng thì nhiễm trùng vết bỏng sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bỏng càng rộng và độ bỏng càng cao thì mức độ bệnh càng nặng.

- Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy...).

- Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.

- Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất... và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.

- Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng... lên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng.

- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Những sai lầm cơ bản khi sơ cứu bỏng

Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc.Tôi xin đưa ra một vài sai lầm người bị bỏng thường làm.

Dùng kem đánh răng

Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương. Họ quan niệm kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương. Song, thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn.

Trong trường hợp bỏng axít, người ta dùng kem đánh răng để rửa và trung hoà axít còn dư lại. Khi bị bỏng axít, bạn phải hoà loãng nồng độ axít còn lại trên da bằng cách ngâm ngay vào nước lạnh. Sau đó, trung hoà axít còn dư trên da bằng xà phòng hoặc kem đánh răng, bằng cách xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho sủi bọt và ngấm sâu vào da rồi rửa sạch.

Đối với bỏng nước sôi, lửa, không được dùng những chất này vì nó chỉ làm tăng thêm sự đau đớn. Không nên dùng xà phòng, kem đánh răng như một thứ thuốc.

Dùng mỡ trăn hoặc dầu cá

Nhiều lọ mỡ trăn không được tiệt trùng nên hầu hết bị ôi thiu do nhiễm vi sinh vật. Do đó, vết bỏng bị nhiễm khuẩn rất nhanh. Còn dầu cá có mùi tanh, khi bôi lên sẽ bị hôi tanh và gọi ruồi đến.

Thực ra mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc. Chất Vitamin A trong dầu cá và mỡ trăn có tác dụng kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô. Vì vậy, người ta thường sử dụng kết hợp với các thuốc khác tạo thành hợp chất có tác dụng như mỡ, kem.

Thuốc chỉ định cho những trường hợp bị bỏng sâu, dùng vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng. Không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu.

Bôi lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển thành nhiễm nặng và nguy hiểm.

Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi nước mắm, bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương.

Tốt nhất khi bị bỏng, bạn nên ngâm ngay vết thương vào nước lạnh, càng sớm càng tốt.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Trước giờ cứ tưởng bỏng nhẹ thì bôi kem đánh răng là hết ấy chứ :D
Cám ơn mod duongquangminh đã thay đổi những quan niệm sai lầm của mình (và người khác) đó giờ :)
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Cách xử trí khi bị ong đốt

Để việc cứu chữa có hiệu quả cao, nạn nhân bị ong đốt cần được phát hiện và sơ cứu càng sớm càng tốt (trong vòng 10-15 phút). Điều này đặc biệt quan trọng nếu người bệnh bị đốt bởi các loại ong mà nọc có độc tố cao như ong vò vẽ.

Các động tác sơ cứu bao gồm: rửa xà phòng (hoặc chất kiềm nhẹ) ở vết cắn rồi chườm lạnh, rút kim châm của ong. Sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến y tế có điều kiện. , vừa cho người bệnh uống thuốc kháng histamin và kháng sinh ngay.

Các biện pháp can thiệp tích cực bao gồm chống đau ngứa tại chỗ, chống sốc phản vệ (nếu có), cho thở ôxy, đặt nội khí quản làm thông đường thở.

Với những bệnh nhân nặng, phải lọc máu ngoài thận sớm mới cứu được sinh mạng và bảo đảm không để lại di chứng về sau.

Trong các loài ong gây chết người, thường gặp nhất là ong vò vẽ, gồm 2 loại:

- Loại nhỏ: Thân màu đen, vàng xen kẽ, bụng có một khoanh vàng rộng; làm tổ cao, thích sống gần hơi ấm của con người và gia súc. Độc tính của nọc ong này khá cao; nếu bị đốt 40-50 nốt (ở trẻ em là 30 nốt), bệnh nhân rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa tích cực, đúng cách và triệt để.

- Loại to: Làm tổ trên mặt đất hoặc hố đất, rất độc. Chỉ 1-2 con đốt đã có thể gây sốt. Chúng thường làm tổ ở các gò, đồi, mô đất cao hơi yên tĩnh, thường xa nhà và nơi thả gia súc.

Nọc độc của ong vò vẽ gồm các chất histamin (gây dị ứng rất mạnh và rất nhanh, khoảng 20-30 phút sau khi bị đốt) các enzym, peptid độc, serotonin và kinin. Các chất này gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề tại chỗ và lan tỏa, dẫn đến tổn thương gan và suy gan, tổn thương thận và suy thận, tiêu cơ vân, tan máu.

Tùy số nốt đốt và phản ứng của từng cá thể, bệnh nhân có thể bị phù mặt, thanh khí phế quản và thanh môn, khó thở, nói khàn; có thể liệt thần kinh (mặt, ngoại biên, mắt), thậm chí bị tổn thương thần kinh lan tỏa rất nặng nề. Độc chất của nọc ong vò vẽ còn có thể gây nhược cơ trầm trọng.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Xin cám ơn bác về những thông tin bổ ích này...! Chúc bác luôn vui khỏe...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,438
Members
192,524
Latest member
Jimmydatthai121
Back
Top