What's new

[Tổng hợp] Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Hỏi đáp về kinh nghiệm và cách xử lý trục trặc sức khỏe khi phượt!

Để đường phượt lưu lại nhiều ấn tượng đáng nhớ nhất thì sức khỏe là vô cùng quan trọng. Xin mời các bạn chia sẻ! Ví dụ:
- Những vấn đề sức khỏe hay gặp nhất khi phượt là gì?
- Bạn đã biết những cách gì để xử lý tình huống đó?
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Rất nhiều kỹ năng cần thiết khi đi phượt. Cảm ơn các bác nhé!
 
Re: Đồ dùng Y Tế thiết yếu và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 1 : Các đồ dùng cần thiết nên mang theo khi đi Phượt
Các dụng cụ y tế nên mang theo
1 : Băng cuộn x 5 cuộn
2: Gạc x 10 miếng
3: Bông x 2 cuộn
4: Dây garo x 2 sợi ( có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tự làm)
5: Bơm tiêm 5ml x 2 cái
Các loại thuốc cần thiết khi mang theo
1: Oxi già x 2 lọ
2: Thuốc đau bụng có thể mua Becberin hoặc nopa dạng ống tiêm bắp
3: Thuốc giảm đau có thể mua Paracetamol
4: Cao dán
5: Dầu gió
6: Thuốc cầm máu có thể mua Calcianginat

Theo mình thì nên mang thêm một vài thứ đơn giản sau:
- Trà gừng: có tác dụng giải cảm, nâng huyết áp lên (khi bị tụt huyết áp), chống nhiễm lạnh... thực sự đi lên vùng núi cao, lạnh lẽo nên mang theo trà gừng.
- ORESOL: rất quan trọng khi các bạn bị mất nước do: ỉa chảy, nôn nhiều, ra mồ hôi quá nhiều khi treking... nó bù lại lượng nước và điện giải cần thiết khi bị mất đi (Nếu cơ thể không đủ nước thì chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thiếu máu, lơ mơ, suy tuần hoàn. Cơ thể khi mất điện giải thì người bệnh sẽ tùy mức độ mà: mệt mỏi, lừ đừ, nôn mửa, co giật, bụng chướng, ruột liệt, rối loạn nhịp tim, ngưng tim, tử vong...). Do vậy nếu nôn, ỉa chảy chỉ mức độ nhẹ nhàng, ra nhiều mồ hôi cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời ... khi đó chúng ta pha ORESOL uống ít một, chia thành nhiều lần theo khả năng của mình. Tuy nhiên nếu những triệu chứng tăng nặng lên thì phải nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất đề các nhà chuyên môn bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch.
- Còn nhiều nhưng giờ chưa biết chọn thêm cái gì dễ dùng, nhẹ nhàng và có nhiều tác dụng :D
Nói chung là trên đường phượt chúng ta có mang nhiều thuốc nhưng ko biết sử dụng, hoặc ko có phương tiện hỗ trợ thì khó mà đạt hiệu quả cao với lại quá cồng kềnh ko cần thiết, chúng ta chỉ cần mang theo những cái đơn giản và hữu dụng. Bản thân mỗi cá nhân khi đi phượt cũng nên lưu ý đến chính bản thân mình, khi bạn có một bệnh nào đó trong cơ thể (động kinh, bệnh tim mạch ...) thì bản thân bạn cũng nên lựa chọn những cung hợp với sức khỏe của mình, đừng có gắng sức quá, đồng thời phải mang những thuốc mình thường xuyên uống theo và nhắc xế - ôm -bạn đồng hành là tôi bị bệnh này... có thuốc này...để ở đây... khi thấy tôi như thế này... thì cho tôi uống liều như sau... (rất quan trọng đấy).
Một lưu ý nữa là nếu các bạn biết nhóm máu của mình là gì xin hãy kiếm một tờ giấy nhỏ ghỉ: thông tin cá nhân, thông tin bệnh tật, và nhóm máu. Nhóm máu rất quan trọng khi bạn bị mất máu cấp - khi nhân viên y tế biết nhóm máu của bạn họ sẽ thao tác nhanh hơn và cơ hội sống sót cao hơn.
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Nên mang đường hoặc đường gluco ( mua ở hiệu thuốc ) phòng khi hạ đường huyết - đói, cũng có thể dùng tạm khi bắt đầu có triệu chứng của bện tuột canxi máu
 
Re: Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Em đi nhiều đoàn và chính mình cũng từng gặp phải trường hợp xây sát, va chạm hoặc tai nạn trên đường với các vật kim loại sắc, nhọn. (điển hình là va quệt với dải phân cách cứng khi đi đường). Sơ cứu chỉ là bước đầu tiên. Thông thường các vết xước khi va quệt sẽ để lại màu đậm, nặng thì ma sát lớn có thể da bị đen sạm đi, là nguy cơ rất lớn hình thành ổ viêm nhiễm trùng. Phải liên lạc ngay với người dân địa phương hỏi trạm y tế gần nhất, đến tiêm phòng uốn ván. Vì nguy cơ xây sát do tai nạn giao thông và mắc uốn ván không phải là thấp. Khi đã bị uốn ván rồi thì khi phát bệnh, nguy cơ tử vong khá cao.

Chúc mọi người Phượt an toàn. (c)
 
Re: Đồ dùng Y Tế thiết yếu và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bài 1 : Các đồ dùng cần thiết nên mang theo khi đi Phượt
Các dụng cụ y tế nên mang theo
1 : Băng cuộn x 5 cuộn
2: Gạc x 10 miếng
3: Bông x 2 cuộn
4: Dây garo x 2 sợi ( có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tự làm)
5: Bơm tiêm 5ml x 2 cái
Các loại thuốc cần thiết khi mang theo
1: Oxi già x 2 lọ
2: Thuốc đau bụng có thể mua Becberin hoặc nopa dạng ống tiêm bắp
3: Thuốc giảm đau có thể mua Paracetamol
4: Cao dán
5: Dầu gió
6: Thuốc cầm máu có thể mua Calcianginat

Em nghĩ không nhất thiết phải cẩm theo bơm kim tiêm làm gì , nên bỏ ở nhà , thay vào đó là quận băng dính y tế để còn cố định garo hoặc gạc , lúc cần đem dán lung tung được.
Oxi già thì nên sài cồn vàng hợp lý hơn , mau khô vết thương và sát trùng rất tốt . Nếu có thể nên mua thêm thuốc chống dị ứng vì nhiều lúc cả ngày chỉ ăn toàn bánh mỳ với nước lọc mà cũng bị dị ứng . Thêm lọ vitamin tổng hợp uống tăng đề kháng nữa thì ok
 
Re: Đồ dùng Y Tế thiết yếu và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt

Bạn ơi cho mình hỏi sách bạn nói là sách j ? Có bản mềm ko vậy
 
Đồ cứu thương

Đồ cứu thương cũng như bảo hiểm thôi. Có nhiều thì tốt, nhưng hy vọng không cần dùng tới (đó là quan niệm của tớ).

IMG_5032.jpg


Hình trên gồm có: từ trên xuống, từ trái qua phải


Cột trái:
Mole skin: dùng để chống rộp chân. Cũng có thể dùng để bọc quanh khu bị rộp. Trong đó có bông nhúng cồn.

Găng tay

Kéo cứu thương (loại lưỡi cong). Dùng lưỡi thẳng khi cắt quần áo dễ đâm vào người bệnh nhân.

Băng compress (hộp giấy vàng) Vừa bông và băng luôn.



Cột giữa:
Băng keo vải

Băng cá nhân.

Đồ hút nọc độc (rắn, ong, bò cạp, v.v.) có đầu lớn và bé cho các vết thương lớn, nhỏ.

Chỉ khâu (chừng chục mét), và 3 kim khâu. Chính là cho quần áo chứ không cho vết thương. Loại kim khâu vết thương là lưỡi cong. Lưỡi thẳng rất khó khâu.

Băng keo giấy


Cột phải:

Kính lúp để bắt rệp, rận.

Nhiệt kế điện.

Băng cá nhân

THuốc giảm đau cho bắp thịt, thuốc cho vết phỏng.



Cái quan trọng nhất trong đây là găng tay. Máu và các dung dịch trong người là thứ dơ nhất.
 
Last edited:
Đồ cứu thương 2

Đây là gói thứ 2. Tớ lúc nào cũng đi với 2 gói này.

IMG_5033.jpg



Hàng trên xuống, từ trái qua phải

Hàng trên cùng:

Bông các loại (diện tích khác nhau). Có loại có sẵn keo.

Băng keo giấy. Thường dùng cho vết thương nhẹ. Cho ngón tay, ngón chân bị trật gân.

Băng vải. Loại vài mét.

Hàng giữa:

Băng có keo loại lớn.

Băng keo nhựa và vải. Băng nhựa và vải.

2 gói vuông có chữ viết là băng quấn được đóng gói ép lại. Dài chừng hơn 5 mét.

Gói giấy ny lông là hộp đựng vasoline. Dùng để bôi chỗ có thể bị rộp (chân, tay, vai, v.v.). Dùng để bôi mặt, môi chống nẻ khi trời khô. Dùng với bông gòn để làm đồ mồi lửa.

Hàng dưới cùng là bông băng cá nhân nhỏ các cỡ khác nhau. Quan trọng nhất là loại cánh bướm, dùng để giữ vết bị rách cho kín miệng. Bông tẩm cồn.


Những thứ này hơi nhiều, nhưng đi giữa rừng gặp chuyện thì bao nhiêu cùng không đủ.

Những thứ đem theo thêm là thuốc chống ngứa (cho cây có nhựa độc), thuốc aspirin cho đau nhức, sốt, và làm loãng máu (bệnh tim).

Đèn bin rọi mắt thì nằm ngoài.


Gói làm lạnh thì tớ không đem theo vì 2 lý do:
1. không lạnh lâu lắm, chừng 10 phút là cùng.
2. Nặng.
 
Last edited:
Re: Hỏi đáp về kinh nghiệm và cách xử lý trục trặc sức khỏe khi phượt!

Cái hay gặp nhất là bị rộp chân (vì giầy còn quá mới, không vừa, v.v.) Cái này nhẹ thì bôi vaseline lên rồi một miếng băng cá nhân che lên. Vaseline làm trơn da không bị cọ xát nhiều. Bị nặng hơn thì dùng mole skin (không biết VN kêu là gì). Nặng hơn nữa thì rút bớt dung dịch trong vết rộp rồi bơm i ốt vô (cái này tớ chưa bao giờ làm, hay được huấn luyện nên không rõ dung dịch iốt nồng độ bao nhiêu).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,408
Members
192,519
Latest member
amayaeliza506
Back
Top