What's new

442 Chinh phục núi Chúa - Lạc lối giữa rừng đêm - Sa chân bẫy thú

Bắt đầu từ nỗi nhớ núi rừng sau hơn 1 tháng dài ăn Tết, Tù trưởng BM quyết định dắt 442 lên rừng...ngủ, điểm đến ban đầu là vườn quốc gia Bù Gia Mập...nhưng sau khi nhận được thông tin về..lâm tặc và nhiều thông tin...không có lợi tù trường bàn bac với anh em và quyết định chớp nhoáng "chinh phục núi Chúa". 21h00 18 thành viên nam phụ lão ấu tập trung tại bến xe Miền Đông trong tâm trang háo hức được đi thăm "khu du lịch" núi chúa mà không ngờ đến những khó khăn chông gai phía trước.
4439564947_ea5459bcc3_o.jpg

Sau một đêm hành trình trên chuyến xe giường nằm Quê Hương 5h sáng đoàn có mặt tại bến xe Phan Rang để chuẩn bị tiến vào Vườn Quốc Gia núi Chúa
4440358868_32d89ded85_o.jpg

Sau một hành trình 40km đi ngang những bãi biển, làng chài, vườn nho, vườn....đá
4439579043_ddaae0af3c_o.jpg

cuối cùng đoàn cũng đến điểm xuất phát tại thôn Thái An thuộc địa phận tỉnh Phan Rang để bắt đầu cuộc chinh phục nghẹt thở
4439587007_8a03873a52_o.jpg

Chụp hình lu nịm trước khi bắt đầu cuộc hành xác
4439565015_b29ff55f76_o.jpg

Ai cũng hớn hở vì tưởng đi du lịch
4439587077_de60562053_o.jpg

Xuất phát!!!

Em khơi mào rồi đó, cả nhà tiếp nào
 
Sì-pam với bạn dangkhoaquan 1 tí. Có lẽ con "đại bàng" này là con "Cắc Ca" theo tên gọi địa phương. Làm tổ ở núi nhưng kiếm ăn ngoài biển, thức ăn chủ yếu là cá. Chả biết tên KH, nghành nào bộ nào họ nào. Đú đởn với bạn 1 con chộp được ở Hòn Bà:
picture.php

(Phải kiếm cái máy có khe ngắm mới được)

Theo Wikipedia
Ở Việt Nam có ba loại đại bàng sinh sống. Hai loài sinh sống ở Tây Nguyên và một loài ở Phú Quốc và Côn Đảo. Hai loài ở Tây Nguyên gồm đại bàng đen và đại bàng xanh.Loài ở Phú Quốc và Côn Đảo là đại bàng biển bụng trắng...

Nhìn kĩ tấm hình thì con Đại Bàng khoaquan chụp có bụng trắng nên có thể nó thuộc chi đại bàng biển...Phú Quốc hoặc Côn Đảo.

Nhưng theo tớ, ở VN đại bàng rất hiếm, và theo kinh nghiệm thì Đại Bàng (Eagle) ít khi bay cao như vậy, loài bay cao (để săn mồi) như vậy thường là Diều Hâu ( Hawk).
 
Nước mắt và nghị lực



Ngồi nghỉ ngơi chưa được 10 phút thì chúng tôi lại nhanh chóng lên đường. Nét mặt thơ ngây của đứa bé 12 tuổi lần đầu đi phượt, 1 cái tuổi mà giờ này nó đang ngồi xem chương trình " Những bông hoa nhỏ" hay chạy nhảy với đám bạn cùng lứa tuổi ở ngoài công viên....còn chú bé này, 2 chân đau quá không thể nhích nổi từng bước chân, chỉ đi theo quán tính mà thôi.

Khuôn mặt trắng bệt ra, đủ để cho chúng tôi thấy rằng, chuyến đi này vượt quá sức của chú bé và có thể quá sức đối với vài thành viên chúng tôi. Cũng may, bạn Quan có mang thêm 1 đôi giày nhỏ nên lấy ra thay thế đôi giày nặng trịc của chú bé, ba lô được chuyền sang cho bạn Tiệm porter mang luôn..chúng tôi lại lên đường theo lối mòn nhỏ xa xa, bụng đói meo, chỉ với 2 chén cháo và 1 trứng gà cho đứa thèm ăn nhưng tôi, hay chẳng ăn gì và chỉ uống 1 viên thuốc chống chột bụng của dugiang cho cả ngày. Chỉ có nước và nước trong suốt cả ngày hôm nay và 1 chút ít mật ong còn sót lại sau 1 đêm nướng thịt.

Lọ mọ từng bước leo lên , leo xuống những tản đá thật to, bất chấp những nhánh gai rừng, bất chấp những cái bẫy thú, bất chấp thời tiết nóng nực như thế nào, bất chấp cái bụng đang kêu gào thảm thiết...bất chấp cái chân đau quằng quại của Jessy, bất chất cái kích thước quá cỡ của dugiang, bất chấp...và bất chấp mọi thứ, 8 người chúng tôi quyết định phải đi ra khỏi rừng trong đêm nay bằng mọi giá...chúng tôi đi bằng niềm tin và tinh thần đồng đội.

Tiếp tục chui vô rừng già, trời đã tối thật sự, không thấy được bóng mặt trời nữa, chúng tôi cố gắng đi nhanh hơn 1 chút, thêm 1 chút nữa, càng đi tốc độ càng chậm dần, chậm dần...khi mà cái vòng lẫn quẩn của chúng tôi vẫn ở độ cao 450m ????

Chúng tôi tiếp tục đi, nhưng chú bé đã mệt thật sự, và không đi nổi nữa, nhìn khuôn mặt nhăn nhó chúng tôi càng quặn lòng khi mà chính chúng tôi đã không lường trước được cung đường lại khó khăn như thế này.

Lê thêm đôi bước chân vài bước nữa thì bạn Quân thông báo có sóng điện thoại..nhưng khá chập chờn.

Anh Vinh dùng điện thoại gọi cho mọi người ngoài thôn để hỏi đường, gọi cho bác phó thôn thì chỉ có đứa trẻ ở nhà bắt điện thoại, vô vọng....
Gọi thêm anh Đen, 1 người đồng bào ở gần khu vực ấy thì anh ấy bảo rằng đang đi kiếm những con bò đang đi lạc trong rừng....phải chi chúng tôi là những con bò ấy và được mọi người đi tìm thì vui biết mấy.. Lại tiếp tục vô vọng vì không giúp được.

Chúng tôi bàn tán với nhau và có hỏi qua ý kiến của dugiang là nhờ cứu hộ để cõng đứa bé xuống, vì nó không còn khả năng đi được nữa...nhìn ánh mắt lo âu của chị với cái gật đầu cầu cứu, chúng tôi tiếp tục liên lạc được với nhóm 1, và BM đã báo là đã ra khỏi cửa rừng.

Sau vài chục cuộc điện thoại với BM thì chúng tôi đã nhờ được người lên hỗ trợ đứa bé.

Nhưng Dugiang lại không đồng ý khi kêu ngừơi hỗ trợ chú bé, chị khẳng định cháu bé vẫn đi được, nhìn mặt tái, trắng bệt của chú bé, và những lời khẳng định của dugiang, chúng tôi càng thêm đau nhói.

" Con đi được mà, con đi được đúng không? Con phải cứng rắn lên, đi đi " !!!! những tiếng nói ấy, nhưng biểu lộ trên khuôn mặt ấy đã làm cho tôi, 1 trong những đứa khỏe nhất đoàn lại chùng bước...tôi và canary nhìn nhau, không nói lời nào...chúng tôi lại tiếp tiếp tục lên đường.

Giận dữ, cáo gắt, không thèm nói 1 lời nào, cháu bé quăng luôn cây gậy, dưới sự cổ vũ và dìu dắt của anh Dân, lần hồi chúng tôi cũng leo lên vài cái dốc.

Đêm đã xuống, gió đã thổi nhiều hơn, đèn pin được mang ra, chỉ vọn vẹn 4 đèn phin cho 8 người, vì các đèn pin kia đã hết pin, người trước rọi cho người sau, cứ thế mà đi, đi mãi, đi mãi cuối cùng chúng tôi cũng đến được suối Lồ Ồ.
Ban đêm, chẳng ngắm được con suối nó như thế nào, tôi chỉ cảm nhận là nó rất hùng vĩ vì tiếng suối chảy rất mạnh.

Quyết định nghỉ ngơi 1 chút, tôi tháo giày của bé Dugiang ra, dẫn chú bé ra dòng nước suối mát lạnh ngâm 2 bàn chân nhỏ bé, bây giờ nó chẳng còn nhỏ bé nữa, vì 2 chân đã xưng vù như chân voi. Ngồi bên cạnh massage chân cho bé, tôi động viên, an ủi, cố gắng tạo cho bé 1 tâm lý thật tốt. Mẹ dugiang lại ngồi bên cạnh, 2 mẹ con ngồi với nhau, nhỏ to với nhau những lời yêu thương, những lời động viên cho nhau, đừng để mẹ con mình làm ảnh hưởng đến mọi người, mẹ xin lỗi con trai.....nước mắt Mẹ dugiang đã chảy từ khi nào, rơi xuống dòng suối, chảy về đâu ????

Tôi lặng lẽ đi ra bờ suối để suy nghĩ thêm vài chuyện, nhìn cảnh đó tôi nhớ lắm..nhớ những ngày....gia đình tôi quây quầng bên nhau, nhớ những tiếng bi bo của trẻ con. Chúng ta đi thôi...tiếng nói của anh Dân làm tôi trở về với thục tại.

Để vượt qua con suối...những tản đá thật to... bạn Tiệm quyết định cõng bé Dugiang qua con suối..1 đứa bé 12 tuổi với hơn 50kg trọng lượng. Qua được bên kia bờ suối thì Tiệm cũng nằm nghỉ luôn vì quá mệt...

Tôi và Dugiang có nhiều tình cảm chị em với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi dù ít đi chung với nhau, nhưng tình cảm chị em rất sâu nặng....và đặc biệt chúng tôi không thể bỏ rơi mẹ con chị ấy ngay trong lúc nầy. Tôi quyết định dìu chị ấy đi cho đến khi ra được cửa rừng.

Trượt xuống dốc với sức kéo và sức đở bằng 1 tay trên 90kg....giữa đêm tối

(tbc)
 
Quay trở lại 2 mẹ con dugiang, tôi và bạn Quan chia nhau công việc take care, bạn Quan sẽ dẫn và dìu bé dugiang còn tôi sẽ dìu mẹ Dugiang.
Balo vẫn trên lưng, máy ảnh vẫn đeo trước ngực và nó cũng không được đụng tới khi biết bị lạc, chúng tôi chẳng ai muốn chụp thêm tắm hình nào mà cũng chẳng muốn chụp vì màn đêm đã bao phủ cả cánh rừng, cả khu rừng im lặng đến đáng sợ chỉ có những bước chân nặng trĩu, những tiếng thở dốc và những tiếng lời động viên, cố lên, cố lên...

Tôi không thể hình dung được độ dốc này bao nhiêu, nhưng tôi không thể chạy nhảy như những lần xuống những con dốc khác, phải ngồi xuống, tay bám vào cành cây, nhánh gai và phóng xuống 1 tản đá nhỏ nhoi...nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đưa bàn tay rắn rỏi để đỡ dugiang lần mò từng bước. Với bản thana tôi còn chưa đủ tự tin để tuột dốc, huống hồ gì các bạn khác mà điển hình là dugiang. Một tạng người quá khổ, nhưng rất chắt, mạnh mẽ đã không ngần ngại cái quần mới mua, cái mông bé nhỏ, đã tuột tự do xuống dốc dưới sự chống chịu bởi đôi bàn chân và 1 cánh tay phải của tôi để kìm hãm lại.

Rồi khi leo lên những con dốc trong đêm, chỉ với 1 tản đá chừng 40cm, nhưng tôi phải dùng tất cả sức lực của mình để kéo chị ấy leo lên...cứ thế...lặp đi lặp lại cho đến khi ra được đến cửa rừng.

Bây giờ tôi không còn cảm giá gì về cái nặng của ba lô hay cái máy ảnh...có thể nói là chai lỳ trong mệt mỏi, không được đi tự nhiên nữa, mà chỉ di chuyển 1 cách duy nhất là đi ngang. Có nghĩa là chân trái làm trụ, tay trái bám vào cây rừng 2 bên để tụt dốc, chân phải chịu lực để tay phải đở dugiang, 1 tướng đi duy nhất, lâu lâu tôi đổi lại để bới đau nhứt tay phải vì phải vận dụng tối đa sức lực để kéo. Nhưng vừa đổi qua thì phải đổi lại ngay vì tay trái tôi không thể nâng bất cứ vật gì quá 10kg ( sau 2 lần băng bột và 1 lần phẩu thuật), do đó tôi phải chuyển về tư thế cũ.

Cũng rất may mắn cho tôi là có 2 bạn Canary và thangdong đã nhiệt liệt giúp đở khi tôi quá mệt, Canary đưa đôi bàn tay ra dìu dugiang được 1 bước chân rồi chạy mất dép. Thangdong cũng dìu thêm 1 đoạn 2m rồi chạy mất hơi, họ chỉ thốt lên 1 câu: " bó tay toàn tập khi đi 1 mình mà chân này còn đạp chân kia thì làm sao mà có sức kéo chị ấy? chị ấy nặng kinh khủng"....

Lại là tôi, chẳng nói chẳng rằng, tiếp tục 2 chị em từng bước lê la từng cục đá, hay những lúc tôi sẩy chân té hịch đụi, lăn lê xuống vực nhưng vẫn đứng dậy với nụ cười thật tươi ( chắc do 4 năm học võ tay cong veo nên giờ té cũng có nghề ).

Điều mà tôi ngại nhất không phải là leo dốc hay xuống dốc, mà là những lúc đi qua những con suối với nhưng tản đá thật to, thật nhỏ...vì cái đèn pin trên đầu giờ đây chỉ là ánh sánh loe lét đỏ chót vì sắp hết năng lượng, qua suối lại không thể bám vào đâu, chỉ lần mò mà đi, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ của bàn tay phải. Cứ mỗi lần tôi gặp suối thì lại la lên, không giống như những lần trước khi nghe tiếng suối la lên in ỏi vì được tắm suối với 100% không mặc gì, nhưng lần này tôi la lên vì không được đắm mình trong dòng suối mát lạnh, không được uống 1 ngụm nước trong lành, không được nhìn thấy những dòng nước cuộn mình đang chảy xiết, nhưng tôi chỉ thấy những đôi bàn chân nặng trĩu, những tiếng thét gào, dữ dội của con nước như đang muốn nuốt trôi chúng tôi nếu chẳng may sơ sẩy đôi chân....

Dugiang chẳng nói chẳng rằng, cứ thế, từng bước chân, từng hơi thở, từng ngụm nước nhỏ, từng nụ cười trìu mến của tình bạn đồng hành đã đẩy lùi được sự mệt nhọc, càng đi càng hăng lên. Nhưng tôi biết trong lòng chị ấy có 1 nỗi buồn, dù không nói ra, những 4 đứa mộng năng tôi cũng hiểu được phần nào.

Khi chúng tôi đi được đến 1 đoạn đường hơi bằng phẳng, quyết định dừng chân để nghỉ ngơi 1 chút vì không muốn đi quá sức sợ mọi người sẽ không đủ sức. Anh Dân và anh Vinh vẫn đang bàn tán với nhau là làm thế nào để bảo vệ rừng, làm thế nào để bào con Đồng bào bớt nghèo khó hơn....quay sang Jessy thì tôi chợt cười lên thật to, thật sảng khoái khi nàng ta đang mặc váy leo núi ?????? cái quần ấy đã bị đứa lào nó xé..nó cắt từ bao giờ sao nhiều lần tuột dốc hihihihi...Phuongnh và rei vẫn đuổi Đơm đớm , còn canary, thangdong cứ bàn nhau chuyện book vé đi Ấn độ, Cửu Trại Câu, Tibet..cho những ngày tháng tới trong khi 2 chú cháu Quan và dugiang con vẫn đang ngồi im thin thít.

Chuẩn bị tiếp tục lên đường thì chúng tôi gặp được anh bạn Cứu hộ mà hồi chiều chúng tôi gọi điện nhờ vả đang tiến tới, nhưng lần này cả bọn đều nhất quyết đi tiếp vì ý chí, sức lực, tâm lý tỏ ra rất là hồ hởi....chẳng thèm điếm xỉa gì đến bọc thức ăn mà nhóm 1 mua gởi lên cứu đói, chúng tôi nhất quyết không ăn, lại đi tiếp....và tôi vẫn không quên nhiệm vụ của bàn tay phải.

Xuống được con dốc nữa thì chúng tôi nhìn thấy những ánh đèn loe lét của khu dân cư, tiếng la ó, tiếng ước mơ được vang lên giữa đêm rừng vắng lặng: " Em ra được khỏi rừng, đầu tiên là mua 1 lon bò hút ướp lạnh." tiếng phuongnh cất lên, " Mình thì lon Coca ướp lạnh" thangdong lại tí tởn cất tiếng hót....ai cũng có ướt mơ. Còn tôi chỉ ước là mau mau ra khỏi cửa rừng để trả lại tướng đi tự nhiên, cũng như trả lại cánh tay phải của tôi vì giờ đây toàn thân tôi ê ẩm, bước đi nhưng không có mục đích và tự chủ nữa.

Khi hỏi quảng đường ra khỏi của rừng thì bạn cứu hộ bảo rằng còn hơn 45 phút nữa, nên chúng tôi quyết định dừng chân lại ăn 1 chút, mỗi đứa gặm, nhai những cuốn bánh tráng 1 cái trệu trạo mặt dù bên trong toàn là thịt, mực, trứng...rất ngon nhưng quá mệt nên chả có ai thưởng thức được. Hớp vội những giọt nước cuối cùng, chúng tôi tiếp tục lên đường để kịp chuyến xe về Sài gòn trong đêm. khi đồng hồ đã hơn 18h.

Anh Cư, 1 Porter của đoàn đã quay lại đón chúng tôi, mùi rượu nồng nặc mà anh đã uống từ hồi chiều khi xuống nuối cùng nhóm 1 vẫn còn vương vấn đâu đây, cùng chúng tôi đi ra khỏi cừng rừng trong từng bước chân.

Đêm nay trời đầy sao, đơm đớm bay khắp rừng, ánh trăng lưỡi liềm đang tỏa sáng để soi rọi cho từng bước chân của chúng tôi, cuối cùng, 8 con người chúng tôi cũng ra được đến Cầu Gãy, niềm vui òa khôn xiết của biết bao nhiêu người khi tiếng chó xủa, tiếng xe máy cất lên giữa đêm khuya. Thằng nhóc dugiang chẳng thèm nói với ai lời nào trong suốt hành trình, mà giờ đây nó nhảy lên, múa qua múa lại, lượn tới lượn lui, cười giởn tí tởn vì nó ra được cửa rừng rồi, gặp được thế giớ văn minh.
Phươngnh thì thấy ngay 1 tiệm tạp hóa, liền chạy vô mua bò hút, có bán bò hút nhưng không có ướp lạnh. Chẳng thèm mua, vì phải ướp lạnh mới uống, giờ nó lại chảnh như con cá cảnh khi về thế giới của nó rồi. Nhất định không mua là không mua.

Nhìn đồng hồ đã 18h45 tại chân Cầu Gãy, BM đang chờ đón chúng tôi, nhanh chóng mọi người lên xe ôm để ra đường lớn để tiếp tục lên đường vì xe chạy tuyến Phan Rang - SG lúc 21h, nên thời gian không còn nhiều vì vé đã mua từ hôm kia.

Chuyến đi kết thúc thành công và tốt đẹp khi trở về Sài gòn lúc 6h sáng kịp cho chúng tôi đi làm luôn vào ngày thứ 2.

Chân thành cám ơn đại ca BM đã thiết kế 1 cung đường giải trí cho tất cả mọi người.
Cảm ơn nhóm mộng năng đã có những lúc lăn tăn hí hửng
Cảm ơn anh Điệp Kiểm Lâm nói riêng và Vườn Quốc gia Núi Chúa nói chung đã giúp chúng tôi hoàn thành cung đường này.
Cảm ơn các anh Porter đã hỗ trợ.
Và đặc biệt gởi lời chân thành cảm ơn đến anh Dân, anh Vinh là chổ dựa của nhóm đi lạc.
Xin cảm ơn 2 mẹ con Dugiang đã cho tôi một bài học về nghị lực và niềm tin.
Chân thành cám ơn cả đoàn đã hỗ trợ.

Hẹn gặp lại các Phuoter ở cung đường khác.

( Bài viết này hơi riêng tư về cá nhân 1 chút, nên các member thông cảm đừng suy xét.)
 
Last edited by a moderator:
Chào các bác,

Em là em theo dõi cái chuyến đi này từ đầu nên rất kính phục ý chí và nghị lực của các bác. Đã đi rừng thì trèo đèo, lội suối là đương nhiên vất vả, cái đó không phải bàn. Nhưng em cũng có mấy thắc mắc là sao các bác mang nhiều đồ thế, đã tối ưu chưa:

- Mang theo nhiều trái cây để ăn dọc đường. Rất tốt nếu đường bằng, còn đường núi mà như vậy thì rất mệt.
- Mang theo rất nhiều thịt, gà sống, sườn heo....rất ngon nhưng nếu trên núi cao không được chén cái này thì các bác bù lại khi liên hoan tổng kết cũng được mà. Hơn nữa đồ tươi sống sẽ đòi hỏi phải bảo quản và mất nhiều công chế biến. Nếu công việc này không phải do Porters làm thì sẽ có một số thành viên khác phải thêm việc sau khi đã leo mệt như mọi người.
- Lều và đồ cắm trại đã tối ưu chưa ạ? Kinh nghiệm của bọn em là ở những nơi khác thường bố trí cũng khác chút ví dụ lều 4 thì chúng em nằm 6, 7 thậm trí quay đầu đuôi để tiết kiệm công mang vác. Chỉ ở trên núi 01 đêm, càng giản tiện càng tốt.

Kinh nghiệm của em thế này:

- Mang đủ nước (nếu nơi có thể kiếm được nước thì không mang hoặc mang ít)
- Đồ ăn làm sẵn: bánh, lương khô, thịt hộp...đủ ăn (nếu nơi khó có thể mang phòng thêm 01 ngày phòng khi bất chắc bị kẹt lại trong rừng). Nếu không có porters thì chia ra mang. Ai ăn nhiều hơn thì mang thêm.
- Mang thuốc, đồ vệ sinh ....chỉ đủ dùng tương ứng với thời gian đi.

Mục đích cuối cùng của các chuyến đi rừng là có thời gian khám phá thiên nhiên nhưng đảm bảo an toàn, không phải như đi cắm trại là hưởng thụ và vui vẻ. Có thể em quen với cách này vì từ trước đến giờ phần lớn em toàn phải tự lo cho mình mà không có porters.

Vài lời như vậy, có gì không phải mong các bác đại xá:L.
 
Cám ơn bác Home đã nói lên cái mà lâu nay tụi em không thể nói ra, vì đi chung đoàn nên có nhiều cái bất tiện. Do đó sau chuyến đi này, tụi em đã rút ra được nhiều việc cần phải làm:
- Về gạo: sẽ phân chia đều ra cho mõi thành viên, chứ không như những lần trước.
- Về thực phẩm: hạn chế tối đa việc nấu nướng chủ yếu sẽ là lương khô, đồ hộp cành nhanh càng thuận tiện và chia đều ra cho mọi người, thú thật chuyến đi nào em cũng phải lăn vào bếp nên chả ngắm nghía được gì nhiều,
- Về món thịt nướng: là do chủ trương của em, vì muốn lúc cắm trại có BBQ giữa rừng sẽ rất thú vị, nhưng đó cung lài sai lầm của em ạ.
-......

Em chỉ muốn nhắn gửi các thành viên vài điều:
- Nên có tinh thần tự giác, tự lo cho bản thân mình.
- Nên gìn giữ và bảo vệ môi trường 1 cách có ý thức: " Đừng suy nghĩ cả khu rừng này em chỉ vứt 1 hộp sữa thôi đâu có sao??" thật phản cảm khi nói và hành động đó. Chúng tôi phải nhặt tất cả những thứ mà nhóm 1 đi và vứt lại.
- Nên tham gia vào các hoạt động của nhóm: cụ tỷ như là nếu không biết nấu ăn như BM thì BM lại lăn xãc trong việc dựng lều, mắc võng dùm đội, hay làm bất cứ cái gì mà BM có thể làm được. Còn 1 số thành viên thì cứ ngồi đó đợi các thành viên khác làm cho, rồi còn chê tới chê lui, phải nhắc nhở nhiều lần..
- ABCD.....nhiều lắm nên do đó sau này chắc em khó kiếm được bạn đồng hành. Mình già rồi chăng ???
 
Em đi leo núi, băng rừng thì đi 1 mình ko nhẹ nhang như các bác đi đông và có người mang vác, dẫn đường. Đói em ko sợ,em chỉ sợ khát. Em hiện nằm ở Cam Ranh, nhưng Núi Chúa em cũng ko khoái đi lắm_vì khoản đăng ký với Kiểm lâm là em ghét. Rừng núi của ta, ta cứ đi, ta ko phá...
 
Last edited by a moderator:
Chia xẻ!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và chia xẻ cùng chuyến đi này. Các ý kiến đóng góp dù ít hay nhiều cũng sẽ được tất cả thành viên tiếp thu và cố gắng hoàn thiện hơn. 442 từ một nhóm gắn bó ban đầu, sẽ tiếp tục gắn bó và có xu hướng tiếp nhận thành viên mới yêu rừng núi, vì đây là một sân chơi mở. Chỉ mong những góp ý chân thành sẽ được nghiêm túc nhìn nhận và khắc phục theo hướng tích cực vì chúng ta còn nhiều chuyến đi phía trước. Những thành viên đã từng tham gia nhóm trong những chuyến đi trước đây, vì một lý do nào đó, không thể tiếp tục hành trình cùng nhóm, cũng đừng vì thế mà có hành vi và thái độ tiêu cực, khích bác thành viên khác, có lời lẽ không hay..!

V/vd Kiểm Lâm: chúng tôi - những kẻ nghiệp dư - khách của rừng nên luôn xem họ là chủ nhà vì đó quyền hạn và trách nhiệm của họ. Các bạn KL không những là người dẫn đường kinh nghiệm mà còn là những người bạn đồng hành tuyệt vời với kiến thức và kinh nghiệm của mình, họ giúp chúng tôi hiểu và thêm yêu thích những nơi chúng tôi đến. Qua từng chuyến đi, tình cảm giữa các thành viên với nhau và KL thêm gắn bó, chúng tôi đã có những lúc vui mừng khi anh em gặp gỡ giữa Sài Gòn hay tay bắt mặt mừng khi quay trở lại cung đường cũ! Cảnm xúc khó tả như khi chúng tôi nhìn thấy trạm KL Bidoup trong chuyến trở lại gần đây nhất. Nhiều cung đường đã lên kế hoạch và chúng tôi tiếp tục hành trình của mình với những người bạn KL chân chính, nhiệt tình..!:L:)
 
(tiếp tục nhé...):)

Sau khi băng qua đỉnh dốc của cánh rừng cuối cùng, nhóm xuống một con dốc rất cao. Con dốc này làm tôi liên tưởng đến chuyến leo trước của các thành viên Phượt. Họ đã chọn con đường khó nhất-lên từ Vĩnh Hy và trong điều kiện thời tiết xấu - mưa nhiều! Chắc chắn rằng đó cũng là một chuyến đi để lại ấn tượng mạnh mẽ và thăng hoa trong một bài viết rất hay của LinhEvil " Mười năm tìm vắt..". Đường xuống dốc có nhiều đoạn bị xói mòn, tạo thành những rãnh sâu, không cẩn thận trặc chân như chơi! Hết dốc coi đường tiếp tục thoai thoải dẫn đến một con suối...

attachment.php


Nghỉ một lúc, băng qua bên kia suối chúng tôi đã vào vùng đệm và gặp những vườn điều và chuối đầu tiên của đồng bào Raglei

attachment.php


Lối mòn tiếp tục dẫn vào thôn Cầu Gãy, một ngôi nhà bị đập bỏ - vi phạm vùng đệm?

attachment.php
 
Đã đến đầu thôn, ngôi trường cấp I khá khang trang đã hết giờ học

attachment.php


Một sân bóng chuyền của thanh thiếu niên trong vùng, lúc này trời đã nhập nhoạng tối

attachment.php


Mr. Cư và Điệp đưa chúng tôi và nghỉ trong một quán nhỏ. lúc này tôi mới nhắc lại việc nhờ Mr. Cư chiêu mộ hai bạn Raglei cùng Mr. Cư quay lại đường cũ cứu viện cho mẹ con Dugiang. Trước đó, điện thoại của Canary lúc có lúc không đã thông báo tình hình. Chúng tôi đứng ngồi không yên với nhóm sau! Công tác cứu hộ được triển khai, Mr. Cư không kịp ăn uống, uống vội một lon 333, mang theo ít thức ăn cứu đói, cùng hai bạn Raglei lập tức lên đường. Tôi và Điệp cầm đèn pin, ngược lên trường cấp I, lên lên xuống xuống nghe ngóng tin nhóm sau qua điện thoại. Canary thông báo, cứu viện đạ đến! và điều tuyệt hơn là Dugiang xì-tin thấy cứu viện lập tức, tự mình đi luôn khỏi nhờ cứu viện!(c). Nghe một thành viên kể là khi ra khỏi rừng và nhìn thấy ánh sáng "văn minh", cu cậu đã nhảy nhót, hú hét rất phấn khích (cái này là di truyền! giống như lúc Dugiang hát "còn yêu nhau về Ban Mê Thuột!:D)

Lại đây cô cho coi hình ..tắm suối này! (hy vọng các cậu bé này không trốn học ra suối mỗi buổi chiều..!:D)

attachment.php


Tiếng lao xao đầu thôn, tiếng ai báo là đoàn đã về đến, tôi và Điệp lại ngược lên trường cấp I nhưng không gặp. Nhóm đã xuống theo đường ra đến cầu treo và làm hàng cú chót!...

(Các bạn tiếp nhé!..)
 
Em thấy chuyến này (qua lời kể của mọi người) để lại rất nhiều kỷ niệm cho tất cả các thành viên trong đoàn, hỷ - nộ - ái - ố đủ cả. Em rất khâm phục pác tichuot, nhưng có lẽ vì 1 vài lý do abc xyz ... mà pác không hài lòng như pác đã nói ở trên thì âu cũng là bình thường, vì mỗi người, mỗi tính cách mà. Quan trọng là chuyến đi đã thành công và có ... nhiều "hàng" cho mọi người xem :D

Và em cũng rất khâm phục 2 mẹ con chị dugiang, và ngưỡng mộ cách dạy con của chị(c)

Em đang đợi xem phần tiếp theo...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top