What's new

Tổng hợp kinh nghiệm đi rừng

tigerk40

Phượt thủ
Xin chào tất cả các bạn!

Các thành viên gia đình nhà Phượt trên Rừng dưới Biển đều có người đi cả rồi. Mong các thành viên có đã từng đi và trải nghiệm hãy vào đây chia sẻ cùng các thành viên khác những kinh nghiệm của mình. Em mới tìm được 1 bài viết khá hay về "kinh nghiệm đi rừng" nhà ta vào đọc và đóng góp bổ sung ý kiến nhé!

Tổng hợp kinh nghiệm đi rừng

Saturday, 5. July 2008, 15:11:50
Experience


Công tác ở Ban Quản lý dự án đường Tuần tra Biên giới một năm. Cũng đi công tác vào rừng nơi biên giới tổ quốc, từ một chàng sinh viên mới ra trường mà chỉ sau vài chuyến đi cũng đã trưởng thành tích luỹ từ bản thân và của các anh các chú đi trước một số kinh nghiệm vô cùng quý giá để có thể vận lộn đấu tranh sinh tồn nơi rừng thiêng nước độc

1.Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị chiếm vai trò vô cùng quan trọng, Khi đi rừng cần mang theo các thứ tối thiểu sau:
-Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
-Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt, quần áo, mũ tai bèo)
-Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
-01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh)
-Đèn pin,
-Dao
-Kéo
-Thìa, cốc nhựa,
-Bật lửa.
-La bàn
-Áo mưa (phải để ngoài cũng để khi cần có thể lấy thật nhanh)
-Tăng, võng, dây dù (loại võng của quân đội Mỹ (có màn chống muỗi))
-Thuốc (cảm cúm, sốt rét, đi ngoài, tăng lực, chè sâm, cao nóng, kem chống muỗi, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, bông băng, salongpad…)
-01 chai nước uống có hòa chè sâm
(Tuỳ theo số ngày đi rừng dự kiến mà đem số lượng quần áo, thuốc men cho vừa)
Nguyên tắc: đem đủ, vừa phải, thật nhẹ, gọn.

2.Khi di chuyển trong rừng
-Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều
Do đó phải căn thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.
-Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần.
-Bắt buộc nên thuê dân địa phương đi cùng vì dân địa phương thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt ngoài ra dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên họ coi như phiên dịch cho ta khi gặp người dân tộc khác.
-Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
-Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên
-Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển
-Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt.
-Đẽo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân đấy và tạo sự chắc chắn khi di chuyển.

3.Khi ăn trong rừng

-ăn trong rừng có phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi
-Bữa sáng phải ăn cơm thật no vì bữa này là quan trọng cung cấp chủ yếu năng lượng cho cả ngày
-Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nền chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh)
-Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
-Dọc đường uống chè sâm vừa đỡ khát, vừa khỏe người. Kinh nghiệm cho thấy nếu một buổi đi phải uống 4 chai nước khoáng thì nếu pha thêm chè sâm vào thì chỉ uống hết một chai thôi.

4.Khi ngủ trong rừng
Khi ngủ trong rừng cần thực hiện nguyên tắc sau:
-Chọn thân cây chắc chắn để mắc
-Chọn vị trí có địa hình bằng phẳng, thông thoáng để ngủ. Không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá.
-Chỗ ngủ phải nằm xen giữa các hàng cây (đề phòng mưa bão, cây đổ đè lên người)
-Mắc võng cao so với mặt đất 0,8 – 1,0 m
-Dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào (đề phòng võng đứt dây, bị ngã sẽ va, đâm vào vật nhọn)
-Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ.
-Khi đi đái phía taluy dương cần ngửa đầu lên nhìn phái trên, đề phòng đá lăn

5. Biện pháp đề phòng và xử lý khi bị côn trùng, thú tấn công
- Đối với vắt
Đối với vắt thì như trên dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên.
Khi bị vắt cắn rồi thì có thể dùng các biện pháp sau: lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…

- Đối với ruồi vàng
Khi bị ruồi vàng đốt phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn còn lại trong thịt ta. Chỗ thịt đó sẽ thối và sẽ ngứa dai dẳng trong suốt ba năm cơ đấy.

- Đối với hổ
Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ) do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời.

- Đối với rắn
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.
Nguồn: http://my.opera.com/ducthanhph/blog/show.dml/2302701

+Thân mến!
 
Bác còn mang theo đc bò húc thì nguyên tắc gọn nhẹ em nghĩ không nên đưa lên đầu như thế.

Lại còn thêm vụ ngủ trong rừng, "đi đái phía ta-luy dương ..." em nghĩ chắc đêm bác này mê ngủ nên mới nói thế.

...
 
Lại còn thêm vụ ngủ trong rừng, "đi đái phía ta-luy dương ..." em nghĩ chắc đêm bác này mê ngủ nên mới nói thế.

...
mình thấy ý này đúng mà..
chắc bác tigerk40 trích từ blog của dân cầu đường nên dùng từ hơi "chuyên môn" tí:D
Taluy chính là phần mái dốc được tạo ra do xây dựng các công trình.trong giao thông thì ta luy có 2 loại là taluy âm và taluy dương.Ta luy âm là phần mái dốc bên dưới con đường còn taluy dương là phần mái dốc bên trên
ban đêm đi ....mà đứng dưới chân núi nhỡ đá có rơi thì cũng nguy lắm chứ:(
 
Hớ hớ. Khả năng bị đá rơi ít hơn 1 tỉ lần so với khả năng bị rơi.
mà đi ấy tốt nhất giữa đường nhỉ.
 
Hôm nọ có nhà báo phỏng vấn chồng mình xem đi rừng có gì hay. Chồng mình bảo: Rẻ vì trong rừng không có cái gì để tiêu tiền!!!

- Đối với rắn
Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.

Lại hôm nọ buôn chuyện với ông cắt thuốc Bắc về chuyện mang đồ chống rắn cắn đi rừng.

Ông bẩu thứ 1 bị cắn thì rứt sợi tóc ( hoặc lôgn bất kỳ trên người ) dài dài đánh đi đánh lại qua vết cắn. Xong lấy lưu huỳnh rịt vào ( ặc ko biết mình có nhớ nhầm ko)

Ngoài ra có thể chuẩn bị trước 1 số vị thuốc nhai giải độc mang theo. Nhưng vì mình hẹn khi nào đi rừng thì mới quay lại hỏi tiếp nên giờ chưa có gì để buôn cả
 
Mình đang học 1 bài thuốc lá để chữa rắn cắn. Đang học cách nhận biết lá cây và nơi lá cây hay mọc :(. Thực ra là đang học lóm vì họ ko truyền bài thuốc cho mình. Đang học lóm từng tí một. Bị rắn cắn chỉ cần rạch 1 đường nơi vết cắn và áp thuốc vào là không còn nguy hiểm. Bạn mình là thợ bắt rắn, nó thường xuyên bị cắn nên hay mua thuốc này. Hiện mình và nó đang cố học bài thuốc này.
Mình cũng thỉnh thoảng đi rừng, mình thấy các bạn đi cùng thường sợ nhất là thú rừng và rắn. Nhưng với các chuyến đi của mình thì loài thú duy nhất mà mình có thể gặp trên đường là sóc hoặc voi. Các loài thú rừng khi di chuyển thì luôn đi rất nhẹ nhàng, trong khi đó con người khi di chuyển trong rừng thường rất ồn ào đặc biệt là với các đoàn du lịch và khi ấy thú thấy động sẽ trốn đi. Chúng tớ chỉ ngại nhất là lợn rừng hoặc gấu bị thương do chúng thường tấn công lại mình khi gặp bất ngờ,gấu giờ bên VN bị săn gần hết và gặp gấu cũng mừng hơn là ngại nên chúng tớ chỉ ít mong gặp lợn rừng loại đi 1 mình. Từ xưa đến giờ tớ cũng chỉ gặp dc 1 người từng bị voi tấn công và vài người bị lợn đuổi là thôi.
Với 1 chuyến đi săn, để tiếp cận thú với khoảng cách 30 - 40m ban đêm là khá khó khăn. Vào buổi chiều thợ săn phải nắm rõ cung đường đi. Khi di chuyển tránh động chạm đến mọi thứ, tránh dẫm chân lên cành cây, lá và thứ gì có thể phát ra tiếng động.
Vì vậy tớ thấy các bạn khi đi rừng thường ngại thú rừng tấn công là điều rất vô lý, các bạn đi du lịch không đi vào các vùng săn và hiện nay thú rừng cũng còn rất ít nên chuyện bị thú tấn công là rất hãn hữu.
Để đối phó với rắn thì các bạn nên đi giày và quấn cứng bọc đến đầu gối là được. Phản xạ khi dẫm phải rắn là chúng thường cắn ngay vào đoạn từ mắt cá lên đến gần đầu gối nên cần quan tâm đến đoạn này. Khi ngủ nên vãi lưu huỳnh quanh chỗ ngủ sẽ tránh được rắn bò vào đặc biệt là vào mùa lạnh do rắn cảm nhận được nguồn nhiệt và tiếp cận.
Haizz các bạn cứ sợ chứ bọn tớ đi toàn đi tìm thú và hiếm khi gặp lắm :( toàn dấu chân hoặc phân thôi.
 
Last edited:
Săp tới em có đi núi bà đen theo đường ma thiên lãnh, mà khu vực đó có rất nhiều rắn do các bác trống buôn lậu bắt được thả rất nhiều ở đó. Ngoài các cách trên có cách nào sơ cứu thật nhạnh một người bị rắn cắn không, trong trường hợp không biết được loại rắn gì cắn, cái cách cắt cho máu chảy ra đến khi nào ngất xỉu nghe có vẻ phản khoa học lắm. Bởi khi bị rắn cắn nếu sơ cứu nhanh chóng thắt tagô trước khi chất độc có thể theo mạch máu tấn công vào tim thì còn có lý, chứ vụ để mất máu quá nhiều khi ngỏm vì thiếu máu trước khi ngỏm vì bị rắn cắn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,357
Bài viết
1,175,362
Members
192,067
Latest member
vietskytourism
Back
Top