What's new

Tổng hợp kinh nghiệm đi rừng

Theo kinh nghiệm bị rắn cắn của e thì khác mấy bạn. Hồi trước e được anh người dân tộc chỉ cho cách sơ cứu nhanh khi bị rắn cắn là sau khi bị rắn căn, đầu tiên phải xác nhận bị rắn gì cắn.
Sau đó hãy cố bắt lại con rắn đã cắn mìnḥ̣̣̣ :D, chủ yếu là có dám bắt lại hay kô, :D nhưng các bác cố mà bắt lại nhá, vì đó là quan trọng nhất). Nó cắn mình một lần là hết độc rồi, đừng sợ phải chịu phát thứ hai.
Các bác vuốt mạnh dọc thân con rắn cho đến khi nào nó phụt phân của nó ra thì dùng phân của nó bôi vào vết thương.
Tiếp tục cắn, hay chặt, chém vào đuôi của nó và hut' máu đuôi của con rắn đó đến khi nào không hút được nữa.
Bước thứ ba là quan trọng nhất, phải tìm cho bằng được cái mật của con rắn :) Vì vậy khi bắt lại con rắn đừng đập nát phần gần đầu nó và cố gắng nuốt cái mật của nó ,cái này hình như là lấy độc trị độc thì phải ,dù là loài rắn gì thì cái mật của nó rất bổ.
Khi nuốt vào sau mười lăm phút các bác sẽ thấy hơi phê phê, người hay lắc lư nhưng không đau đầu nên các bác cứ yên tâm sau đó băng bó garo lại và tìm về các trạm y tế gần nhất nếu có thể hoặc ngồi chờ nếu không thể.

P/s:nếu như các bác thấy nó thấy mỗi ngày nó càng tím tay hay chân thì các bác chờ khi nào nó tím tới gần chỗ caro thì hãy ngủ một giấc đến sáng mai.
Nếu như nó bớt tím thì các bác đã sống sót qua mùa đông, còn không chỉ còn một cách là các bác tự sướng nhá :help chặt tay hay chân gì đó nếu như các bác chưa tìm được trạm y tế gần nhất:help . Em chỉ nói vậy thui nhưng cũng nhờ cách này mà e đã bỏ ý định chặt tay hai lần nhưng khoảng time từ lúc bị rắn cắn->sơ cứu như cách của e->garô->đến lúc có ý định chặt tay tối đa là ba ngày. Các bác cứ xem xét lại cách của em đi rùi thực hành nhá.
Ah,cái này em học của một người dân tộc Cơ Tu tại xã Hòa Bắc - huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng.
Thanks.
 
Last edited by a moderator:
...Nó cắn mình một lần là hết độc rồi, đừng sợ phải chịu phát thứ hai...

Mình chưa đồng ý về điểm này, vì chưa có tài liệu khoa học nào xác nhận chính thức việc con rắn vừa cắn xong là nó đã hoàn toàn hết nọc độc, vì nọc độc không phải nằm trong răng con rắn mà nằm trong cái bầu đựng chất độc, lượng nọc độc tiết ra trong lần cắn thứ 2 có thể ít hoặc rất ít hoặc do may mắn chứ chưa chắc là hoàn toàn không có. Việc này lại liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng.

Về vấn đề garo: để không bị hoại tử thì thời gian garo không quá 6 giờ và phải tiến hành nới garo mỗi 1 giờ. Cái này là theo khoa học đã nghiên cứu và chính thức công bố, còn "dân gian" thì trong bao lâu thì mình chịu, không biết, bạn nào đã có kinh nghiệm xương máu thực tế thì chỉ giúp nhé.
 
Last edited:
Quần lót trừ phi quá chật hoặc vải thô, cứng thì sẽ xảy ra tình trạng trên, còn thì loại bình thường thì mình chưa thấy bị tình trạng trên bao giờ, ngoài ra khi đi treck dài ngày trong rừng, thông thường các điểm hạ trại đều gần suối nên chúng ta có thể tắm rửa nên có thể hạn chế tình trạng mồ hôi, hâm.... Với lại, mình thấy mặc quần lót sẽ giúp..."ổn định" hơn :D và tránh một số bất tiện khác nhất là trong đoàn có nữ.
Cái này còn tùy vào thể trạng con người nữa bác,những người hay ra mồ hôi nhiều như em(hình như bị "phong thấp" thì phải,cũng chả nhớ rõ) rất dễ gặp phải tình trạng này.Và không phải chỗ nào cũng có nơi để tắm rửa hàng ngày trong khi có người lại thích di chuyển nhiều nên em thấy nếu được thì cứ "thả rông" cho nó thoáng,nếu đoàn có chị em thì độn thêm cái quần cộc vào(em chưa thử vì trước giờ toàn bọn đực rựa đi không à) :D
 
Hi anh Long , cái số là mấy bữa học cuối đang kẹt công tác ở bắc kinh anh ạh , nên đành ngậm ngùi trốn mí ngày:D em xin nợ anh một chầu nước mía nếu hôm nào đó đi off anh nhé. Bỏ mấy ngày học cũng tiếc hùi hụi nhưng may mắn cho cái số của em là qua bển được mí chuyên gia hướng dẫn cho các kỹ năng sinh tồn trong rừng hoang dã, giờ thì cũng bết chút đỉnh cây nào ăn được, trái nào ăn được và một số loại bẫy thú hoang sơ dễ làm..ke ke ke.. thiệt là may mắn hết sức luôn :D .
 
Mình chưa đồng ý về điểm này, vì chưa có tài liệu khoa học nào xác nhận chính thức việc con rắn vừa cắn xong là nó đã hoàn toàn hết nọc độc, vì nọc độc không phải nằm trong răng con rắn mà nằm trong cái bầu đựng chất độc, lượng nọc độc tiết ra trong lần cắn thứ 2 có thể ít hoặc rất ít hoặc do may mắn chứ chưa chắc là hoàn toàn không có. Việc này lại liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng.

Về vấn đề garo: để không bị hoại tử thì thời gian garo không quá 6 giờ và phải tiến hành nới garo mỗi 1 giờ. Cái này là theo khoa học đã nghiên cứu và chính thức công bố, còn "dân gian" thì trong bao lâu thì mình chịu, không biết, bạn nào đã có kinh nghiệm xương máu thực tế thì chỉ giúp nhé.


Cái này thì em đồng ý với cả hai người luôn nè :D
Nếu ngồi im cho con rắn cắn rùi nó tự nhả, thì yên chí nhát cắn thứ 2 sẽ nhẹ đến rất nhẹ, có thể nói sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu lúc nó cắn , theo phản xạ ta rút tay lại, thì nộc rắn vẫn chưa hết đâu, nhát thứ 2 hãy coi chừng :D ke ke ke. Nhưng theo em biết , khi rắn cắn nó sẽ bỏ chạy đi thật nhanh và không có ý định tấn công nữa đâu. (trừ hổ mang nhé )
 
Cái này còn tùy vào thể trạng con người nữa bác,những người hay ra mồ hôi nhiều như em(hình như bị "phong thấp" thì phải,cũng chả nhớ rõ) rất dễ gặp phải tình trạng này.Và không phải chỗ nào cũng có nơi để tắm rửa hàng ngày trong khi có người lại thích di chuyển nhiều nên em thấy nếu được thì cứ "thả rông" cho nó thoáng,nếu đoàn có chị em thì độn thêm cái quần cộc vào(em chưa thử vì trước giờ toàn bọn đực rựa đi không à) :D

Theo em thì tốt nhất mua cái baby fresh quấn vào :D vừ nhẹ nhàng, êm ái, vừa manly và vừa có mùi hương dễ chịu =))
 
Đừng giỡn mặt với tấm bản cảnh báo cá sấu ở Bàu Sấu Nam Cát Tiên nhá mấy Bác.

Con này đủ sức nuốt chửng người không?

Ban đêm có chú cá sấu mắt sáng như đèn đây ạ:

IMG_9523.jpg
 
Nếu cá sấu ở Bàu Sấu to như con này thì mệt mỏi với nó đấy, còn nhỏ hơn thì hi vọng, hihihihi
 
Mình xin bổ sung thêm một số kinh nghiệm đi rừng:

1. Về nơi dựng trại, căng lều
Khu đất hạ trại nên bằng phẳng, quang (ít tán cây che, ít bụi rậm) và khô ráo, gần suối.
Không hẳn càng gần suối càng tốt. Ngoài yêu cầu tránh lũ trong đ/k trời mưa, tiếng ồn của suối trong đêm thanh vắng sẽ rất đáng kể và ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của bạn (chúng tôi đã bị 1 lần rồi).

Thông thường rất khó kiếm 1 mặt bằng cho vừa đáy lều. Khi đó bạn đừng lười mà không san mặt bằng đặt lều. Chúng tôi đã bị 1 lần phải dậy giữa đêm để 'san lấp mặt bằng' rồi. Do nằm 2 người, địa hình quá dốc, bọn tôi phải san thành 2 bậc nữa cơ. Tất nhiên là bạn nên có một xẻng gấp cho công việc này. Tuy mang xẻng nặng thêm, nhưng nó rất hữu ích (tôi sẽ bổ sung ích lợi sau).
Để tạo độ êm ấm của lều, bạn nên trải một lớp lá cây bên dưới đáy lều. Lớp lá cây rất hữu ích khi mưa và giữ đáy lều sach sẽ.

2. Đi tè ban đêm trong rừng lạnh giá, ẩm ướt, nguy hiểm...luôn là v/đ với nhiều bạn, nhất là bạn nữ. Một số cậu bạn tôi thổ lộ rằng vì sợ tối, sợ rừng, nửa đêm không dám ra khỏi lều nên tè… ngay trước cửa lều (!). Thực ra việc này có thể là ‘được phép’ đôi lần: lý do là nước tiểu có muối và một số kháng chất, có tác dụng ngăn côn trùng và thú rừng (như thú đánh dấu lãnh thổ vậy). Bạn cũng có thể tè vào một chai lavie để hôm sau xử lý sau.

3. Lửa trại (nên nhóm lửa trại ngay khi bắt đầu hạ trại)

Ít ai hỏi tại sao con người thích có lửa: từ thuở hồng hoang cho đến tận bây giờ, cả khi ở trong căn nhà tiện nghi (?) Tôi xin dành câu trả lời cho các bạn. Còn đống lửa trong rừng, càng hoang dã thì càng quí. Ngọn lửa xua tan âm khí lạnh lẽo, làm ấm con người, ngăn thú dữ, nấu sôi nước để tiệt trùng, nấu thức ăn, mang lại ánh sáng vv…

Điều cần nói là tuyệt đối không nên chặt cây rừng làm củi. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cành cây khô, mục làm củi. Ngoài việc chặt vài cây nhỏ làm gậy chống, gác bếp, chúng ta cố gắng không động chạm gì đến rừng.

Có một công dụng của lửa nữa là xua đuổi côn trùng, muỗi, vắt…Con người là động vật máu nóng và nguồn nhiệt của chúng ta định hướng cho nhiều loại côn trùng. Khi có lửa thì toàn bộ khung cảnh phát nhiệt thay đổi và nguồn nhiệt rất cao của lửa (từ 500-1500ºC) làm cho côn trùng bị nhiễu, và thú dữ hoảng sợ. Đó cũng là phản xạ có đk của động vật trải qua hàng triệu năm bị cháy rừng đe doạ. Ngoài ra khói của lửa cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. Nơi có nhiều côn trùng như muỗi nên tạo khói bằng cách cho cành cây tươi vào đống lửa.

Để giữ lửa qua đêm, bạn nên có 1-2 thanh củi thật lớn, cỡ Ø15-20cm để lửa có thể cháy ngầm bên dưới. Với một vài thanh củi cháy như vậy, thậm chí một trận mưa vừa và ngắn cũng không dập tắt được.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,213
Members
192,044
Latest member
monkey111
Back
Top