What's new

Tổng hợp kinh nghiệm đi rừng

Mình được người ta chỉ cho thế này:
Trị rắn cắn: cánh 1 Lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn. Cách 2 thường thì trong balo của mình hay đem theo thuốc lá (thuốc lào, rê càng tốt) khi bị rắn cắn nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương (nhớ nuốt nước nhé, cảm giác ban đầu sẽ bị chóng mặt, người nóng lên, quay cuồng nhưng chỉ khoản 10p sau sẽ thấy khỏe hơn. rồi nhanh xuống núi để vào trạm xá thui.
Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho một ít muối vào rồi đắp lên vết thương, rất công hiệu.
À : người dân tộc hay lấy lá thuốc (thuốc hút) để trị bệnh sốt rét khi không có các loại thuốc khác. Công thức như sau : miếng lá thuốc khô hoặc tơi to khoảng hai ngón tay,nhai nát khoảng 10 phút rồi từ nuốt (chậm thôi nhé) sau đó pha một ly nước muối loãng rồi uống, một ngày 3 lần (không biết uống lúc đói hay no nữa:D cái này quên hỏi, nhưng chắc uống khi đã ăn no vì nhai như vậy rất dễ say thuốc).
 
Qua thực tế đi rừng, mình mạn phép đóng góp một số ý kiến sau:

-Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)
Cái này mình thấy lực lượng kiểm lâm là hay dùng nhất, vì nó đầy đủ tiêu chí như bên trên và rẻ, còn với dân phượt hiện nay thì hầu như đều dùng ba lô chuyên dụng, giá cả ko mắc, ngoài các tính năng như trên thì các tính năng khác như: có bọc nilong bao ba lô chống mưa, các dây đai đa tác dụng để buộc, treo đồ, mặt lưng ba lô vừa dày, đủ mềm nhưng cũng đủ cứng để tránh đau lưng khi mang vác nặng....thì hơn đứt ba lô bộ đội.

-Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước thì nên dùng dép.
Di chuyển trong rừng mà mang dép là điều tuyệt đối ko nên trừ trường hợp ko còn giày để mang :D. Vì: mang giày giúp ổn định cổ chân (đối với giày cao cổ), phòng chống côn trùng cắn (kiến, rắn, rít, vắt...), chống trày xước do va quệt gai, cây nhọn...Vậy bạn chọn sự thoải mái cho cái chân hay chọn sự an toàn cho bản thân? hihihi

-Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)
Cái này mình thấy cũng ko hẳn vậy, thực tế có những lúc, mưa suốt ngày, người lúc nào cũng nhớp nháp, nhễ nhại, mặc kiểu gì cũng ướt, ướt vì nước mưa và ướt vì mồ hôi

-Uống nước, nếu có thì dùng nước tăng lực Bò Húc rất hiệu quả,
Nếu ko có bò húc thì mang theo vài trái chanh, nước chanh đường cực kỳ hiệu quả trong việc chống khát và tăng cường vitamin.

Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay.
Khi bị cắn nhưng chỗ không tagô được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài (giúp máu chảy ngược từ tim ra ngoài đẩy chất độc ra). Khi nào chảy đến ngất thì băng bó lại.
Theo kiến thức cập nhật mới nhất chính thức áp dụng trên toàn thế giới mình được học trong buổi tập huấn kỹ năng dã ngoại & mưu sinh thoát hiểm cách đây 2 tuần thì ko dùng ga-rô nữa (chỉ ga-rô nếu bạn biết cách ga-rô tĩnh mạch, là đường đưa máu về tim). Tuyệt đối ko dùng miệng hút máu nếu ko bạn có thể chết cùng nạn nhân vì nhiễm độc, tuyệt đối ko rạch vết thương, vì nọc rắn độc có 2 loại, 1 trong 2 loại đó khi tiết ra có chất chống đông máu, rạch vết thương sẽ khiến nạn nhân chết vì...mất máu :D.
Khi bị rắn cắn thì việc đầu tiên là giúp nạn nhân bình tĩnh, kiểm tra vết cắn, nếu có 2 dấu răng hoặc có triệu chứng sốt, co giật sau 1h thì chắc chắn là rắn độc, yêu cầu nạn nhân hạn chế tối đa mọi cử động khiến máu độc về tim nhanh hơn, rửa sạch vết thương, hạn chế uống nhiều nước, tiến hành băng ép chặt chi bị cắn, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, trạm xá. Àh, tài liệu thì ghi là bắt con rắn cắn để biết là loại rắn gì mà bệnh viện chữa trị thích hợp, nhưng thực tế khi bị rắn cắn thì hầu như ai hoảng loạn, mất bình tĩnh, lấy đâu mà nghĩ tới chuyện đi giết con rắn cắn mình :)).
 
Last edited:
Cái này mình đã post bên box nhà NCG, nay bê qua đây để ace góp ý, chỉnh sửa thêm nếu có sai sót:
Lều trại:
1. Địa điểm dựng trại nên nằm gần suối để tiện việc nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, nhưng phải có khoảng cách an toàn, phòng khi lũ về đột ngột mà còn chạy kịp.
2. Địa hình suối nơi đóng trại ko hiểm trở, sâu, nước chảy mạnh và xiết.
3. Trước khi dựng trại phải phát quang xung quanh, xem xét thật chắc chắn là xung quanh và trong khu vực trại ko có những cây đã bị mục phòng khi cây đổ bất chợt do mưa gió. kể cả cây tươi cũng phải xem xét cẩn thận, hướng cây nghiêng về phía nào.
4. Nếu đi rừng mùa mưa thì nên đem theo bạt lớn, vì võng và tăng cá nhân khó chống chọi với những cơn mưa, gió dai và lớn.
5. Căng bạt thành 2 khu vực, 1 khu để nấu nướng phòng khi trời mưa, không thể nấu ngoài trời được, 1 khu che chỗ ngủ.
6. Mang theo bịch sả xắt nhỏ để xua rắn, rải xung quanh khu vực camp và nơi ngủ.

Nấu nướng / ăn uống:
1. Ở vùng núi non có độ cao lớn, do áp suất không khí giảm nên nấu nước rất lâu và khó sôi
2. Nếu nước ko thể sôi, khi nấu cơm, không nên bỏ chung gạo vào nước lạnh rồi mới bắc lên nấu, nếu làm vậy thì...sáng mai mới có cơm ăn, kekeke. Tốt nhất là đun nước cho sôi hoặc thật nóng trước rồi mới bỏ gạo vào nấu.
3. Với những cơn mưa quá lớn, củi quá ẩm ướt, lửa quá nhỏ, trong trường hợp xấu nhất này thì thay vì cố nấu cơm, hãy chấp nhận việc rang gạo lên mà ăn.
4. Cây tươi tuy khó cháy nhưng cháy rất đượm và cực kỳ lâu, có thể âm ỉ cả đêm.
5. Nếu chọn cây tươi để đốt thì chọn loại cây thân nhỏ, lá nhỏ, lượng nước chứa trong cây sẽ ít hơn, dễ cháy hơn loại thân to, lá lớn.
6. Nếu đi rừng dài ngày thì khâu chuẩn bị thực phẩm rất quan trọng:
rau củ quả rất tốt cho sức khỏe, nó chứa đầy đủ các khoáng chất cần thiết, mua và ăn trước những loại dễ héo, hư trước như rau sống các loại..., các loại lâu hư ăn sau như bầu bí, cà rốt...
thực phẩm: thịt heo ăn trước, gà sống mang theo làm thịt ăn từ từ. hầu như tất cả các con suối đầu nguồn trong rừng nguyên sinh đều rất lạnh và khá sạch, với thịt heo, chỉ cần tẩm muối, buộc chặt rồi ngâm xuống suối là có thể dùng trong vài ngày mà không bị hư.
6. Cái cây để xiên vào con gà lúc nướng không phải cây nào cũng dùng làm xiên được, tùy loại cây, nếu không có thể có nguy cơ bị ngộ độc vì nhựa của nó chảy ra khi gặp nóng hoặc lửa.
7. Chén dĩa, đũa nên dùng loại xài một lần rồi bỏ, có bán ở khắp siêu thị, nó cực nhẹ và khỏi cất công rửa, giữ.
8. Mang theo ít ruột xe, nó là một loại bùi nhùi cực tốt để nhóm lửa trong điều kiện ẩm ướt giữa rừng.
9. Nước 1 lít / người / ngày là tạm đủ, chỉ cần mang theo lượng nước uống cho ngày đầu tiên, những ngày sau chỉ cần dùng nước suối đun sôi cho vào bình là ổn.

Trang bị cá nhân:
1. Nón vải: bảo vệ đầu khỏi côn trùng, cành cây đâm phải, mưa tạt vào mặt.
2. Ba lô loại chống nước càng tốt và nhất thiết phải có bọc che mưa cho ba lô
3. Dù ba lô chống nước và được bảo vệ tốt thế nào thì cũng phải mang theo vài túi nilon to, nhỏ để đảm bảo các vật dụng quan trọng ko bị ẩm ướt: đồ điện tử, túi ngủ, võng, quần áo mặc lúc ngủ, áo lạnh, pin dự phòng…
4. Áo mưa: không nên mang theo và dùng áo mưa cá nhân, vì nó quá mỏng và sẽ rách tả tơi chỉ sau vài chục phút lội rừng, không nên mang theo và dùng áo mưa poncho, vì nó nặng, thùng thình, vướng víu khi di chuyển và khá nguy hiểm khi phải thực hiện các thao tác khó như leo trèo, di chuyển, nhảy qua suối, đá…Nên dùng loại áo quần đi mưa, nó chống nước tốt, mặc gọn gàng, dễ thao tác và cũng không quá nặng.
5. Giày: giày vải bộ đội là loại giày được ưa dùng của ace nhà phượt vì nó rẻ, bền, mau khô và hoạt động tốt trong mọi điều kiện, tuy nhiên nó lại rất dở khi di chuyển qua những khu vực trơn truợt, ẩm ướt, sình lầy do rêu phong, tảo, nấm mốc. Loại giày mà ae kiểm lâm hay dùng nhất và cho rằng tốt nhất để đi rừng là giày chơi cầu lông, vài chục K / đôi, nó nhẹ, mau khô, bền và khả năng di chuyển cực kỳ tốt, an toàn trên nền đá rêu phong hoặc đường ẩm ướt trơn truợt. Nhược điểm duy nhất của nó là không bảo vệ được cổ chân vì nó ko phải loại cao cổ. Ngoài ra thì nên dùng loại giầy chuyên dụng, tuy nhiên giá khá đắt, ít nhất là vài trăm K / đôi
6. Survival kit là tuyệt đối không thể thiếu
7. Lội rừng dài ngày vào mùa mưa, ace nhà phượt thường có thói quen hay thay đồ mỗi ngày, thậm chí khi bị ướt vì không chịu được sự dơ bẩn và ướt. Kinh nghiệm của các anh kiểm lâm cho thấy: mùa mưa thì hầu như ngày nào cũng mưa, thậm chí mưa dầm dề vài ngày liền, cho nên trừ phi bộ đồ mặc trên người nó quá dơ bẩn và hôi hám đến mức ko chịu được thì hãy thay, còn không thì cứ việc mặc lại bộ đồ hôm qua, dù nó dơ hay ẩm ướt cũng chả sao, vì nếu có thay đồ mới vào thì tí nó cũng lại dơ và ướt như cũ . Quan trọng là: lội rừng ban ngày có dơ có ướt như chuột thế nào cũng được, nhưng tối ngủ bắt buộc phải mặc một bộ thật khô và sạch. Cho nên các bạn phải luôn giữ 1 bộ đồ ngủ thật khô và sạch như mục 3. nhé
8. Đi rừng ko nên mặc áo ngắn tay, quần short, nên mặc quần dài, áo dài tay để chống côn trùng cắn
9. Không nên dùng tất chống vắt ni lông, nó rất mỏng và sẽ bị rách tả tơi, ko còn tác dụng chỉ sau vài chục phút do va quệt cây cối, gai...Nên dùng tất vải có bán ở ngoài hoặc tự may lấy (nó rất đơn giản và dễ may)
 
Last edited:
Tiếp theo:
Mẹo vặt linh tinh:
1. Khi bị vọp bẻ:duỗi thẳng chân, ép mạnh bàn chân về phía người, giữ nguyên 3 phút rồi thả ra rồi làm lại, kết hợp xoa bóp bắp chân vuốt xuôi theo chiều từ trên xuống dưới gót chân, xoa bóp nhượng chân.
2. Không phải tất cả, nhưng hầu hết rắn độc là rắn loại nhỏ và rất nhỏ.
3. Tháo giày ra lúc mang vào phải giũ mạnh để kiểm tra xem có con gì chui vào ko, võng cũng vậy. Buổi tối hạn chế đi lại, ban đêm phải có đèn pin, gậy xua, đi giày, quần dài, dày. Sau mưa, lũ rắn rất nhiều.
4. Nếu thời tiết giá rét, khi mang theo gà sống thì cho chúng vào bao nilon để vác để chúng khỏi chết sớm vì lạnh cóng.
5. khi bỏ vào bao nilon, nhớ khoét lỗ và cho đầu chúng thò ra ngoài để chúng thở, ko thì sẽ ko chết vì lạnh mà vì ngạt thở :D
5. Ở vùng núi có độ cao lớn, không chúc ngược đầu gà xuống đất, chúng sẽ chết sớm. Vịt thì không sao.
6. Trước khi đi hãy kiểm tra kỹ về tình hình thời tiết để mang theo áo lạnh hợp lý, nhưng hãy chú ý: định nghĩa “lạnh” của dân thường xuyên sống với rừng như người địa phương hay kiểm lâm khác xa với dân làm văn phòng ở xứ nóng như SG !
7. Ngoài viên sủi C hay tăng lực mà ace nhà phượt hay dùng thì lúc mệt, khát và đổ nhiều mồ hôi có thể uống thật ít 1 ít nước mắm, nó giúp hạ khát, hàm lượng đạm cao và muối bổ sung cho cơ thể.
8. Phải lượng định và phân bổ sức lực hợp lý khi leo dốc, leo núi. Nếu dốc gắt và ngắn thì hãy leo nhanh nhẹn, dứt khoát, nếu không sẽ mau mệt, lỳ và mỏi. Nếu dốc dài thì hãy leo chậm rãi, bước đều chân, giữ nhịp thở, dốc dài mà leo nhanh thì sẽ rất mau chóng mệt, rã chân và không qua nổi dốc nếu ko nghỉ nửa chừng lấy sức, thậm chí có thể không đủ sức để leo những dốc tiếp theo vì cơ thể đã quá tải, và dù nếu có leo nổi thì sẽ mệt hơn người leo đều đặn, chậm rãi rất nhiều lần.
9. Không chỉ có loài người săn ếch nhái ban đêm mà loài bò sát như trăn, rắn cũng vậy, vậy thì hãy cẩn thận, kẻo 2 kẻ đi săn gặp nhau thì mệt, hĩ hĩ.
10. Ở những cánh rừng rậm rạp, nguyên sinh chỉ cần người trước cách người sau trên 5m là đã có thể không còn thấy, khi di chuyển hãy tập trung quan sát và cố gắng đi sát với nhau, đừng ỷ y, nếu ko còn thấy người phía trước hãy ra dấu hiệu bằng âm thanh ngay để nhận biết khoảng cách.
11. Đường mòn ở rừng nhiều đoạn rất mờ nhạt, không rõ dấu và rất dễ lạc lối, hôm trước mới đi qua, hôm sau đã có cây đổ chẳn ngang đường mất dấu là chuyện bình thường và đã xảy ra, vậy hãy cố gắng theo sát kiểm lâm khi di chuyển. Để người đi sau nhận biết đường đi, có thể lưu dấu bằng một vết khắc, phạt lên thân cây hoặc bẻ 1 ít cánh cây tươi rải dọc đường.
12. Nếu thấy đi sai hoặc thấy có khả năng đã lạc, hãy quay trở lại điểm chắc chắn ban đầu trước khi bị lạc và chờ ở đó, kiểm lâm sẽ quay lại tìm bạn, đừng hoảng loạn và cố gắng đi lung tung.
13. Mạng sống của bạn rất quý giá và những chuyến đi rừng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lực lượng kiểm lâm, nhưng bạn sẽ làm gì để sống sót khi bất trắc xảy đến ngoài mong đợi và bạn hoàn toàn lạc lối giữa rừng hoang rộng lớn hoang vu? vậy bạn hãy trang bị cho mình thật chắc chắn và thuần thục những kiến thức, kỹ năng về phương hướng, la bàn, bản đồ, nút dây, ước đạt....
 
Xí cho em hỏi là cái võng của quân đội mỹ, loại có màn chống mũi ấy, em mới dc tặng. mở ta thì nó y như tấm bạt, chỉ có có 4 đầu dây 4 góc và 2 thanh ngang để kéo màn lên. Loại này văng sao mấy anh ?
 
Võng thì anh móc như bình thường, còn hai thanh cây anh luồn vào đầu cái màn chống muỗi ấy, rồi buộc dây cao hơn dây móc võng khoản 300 đến 400 cm là được, nếu nhớ không lầm thì còn một tấm bạt che mưa ở phía trên nữa ( cái này đi rừng là vô đối:D, hình như đủ bộ của nó là 4 sợi dây để móc màn và võng, 1 sợi dây dài để căng tấm bạt che mưa còn lại đóng cọc 4 góc tấm bạt )
 
Theo em thì khi đi vào những môi trường ẩm ướt,lại hoạt động tương đối mạnh thì không nên mặc quần lót vì khi cọ xát trong thời gian dài bẹn sẽ bị hâm,nếu tình trạng đó tiếp tục trong thời gian dài sẽ gây lở loét,dẫn tới nhiễm trùng và hơn hết là nó làm giảm khả năng di chuyển,tinh thần giảm sút.
 
Theo em thì khi đi vào những môi trường ẩm ướt,lại hoạt động tương đối mạnh thì không nên mặc quần lót vì khi cọ xát trong thời gian dài bẹn sẽ bị hâm,nếu tình trạng đó tiếp tục trong thời gian dài sẽ gây lở loét,dẫn tới nhiễm trùng và hơn hết là nó làm giảm khả năng di chuyển,tinh thần giảm sút.

Quần lót trừ phi quá chật hoặc vải thô, cứng thì sẽ xảy ra tình trạng trên, còn thì loại bình thường thì mình chưa thấy bị tình trạng trên bao giờ, ngoài ra khi đi treck dài ngày trong rừng, thông thường các điểm hạ trại đều gần suối nên chúng ta có thể tắm rửa nên có thể hạn chế tình trạng mồ hôi, hâm.... Với lại, mình thấy mặc quần lót sẽ giúp..."ổn định" hơn :D và tránh một số bất tiện khác nhất là trong đoàn có nữ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top