What's new

6/2010 - Con đường di sản Chăm - ma Hời dẫn lối.

Hắc Y Khách, sau dạo lang thang đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc trở về, công việc của y gặp nhiều trục trặc.
Chính xác là công ty của y gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động.
Vì thế, vào dịp tháng 5, tháng 6/2010 y có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Y nhân dịp đó, định viết lách về các tháp Chăm cổ - mà y vốn ấp ủ bấy lâu.
Nhưng cần phải cập nhật về những thông tin, hình ảnh về các ngôi tháp y đã đến, và phải đến những nơi y chưa đến.
Thời gian rảnh rỗi thì nhiều, mà vì hoàn cảnh riêng, y chẳng đi đâu qua ngày được.
Thêm nữa, thường thì rảnh rỗi thời gian, sẽ không dư giả về tài chính.
Chỉ là mấy chuyến đi Tây Ninh trong ngày, đi Phan Thiết, Phan Rang trong 2 ngày.
Còn lại là vẫn cứ loanh quanh ở Sàigòn.

Rồi ... cơ hội lại đến. Y có 1 tuần tự do. Lại chuẩn bị lên đường.
Sau đợt đi bẫy đá Pinăng Tắc, con ngựa sắt của y còn mang chủ rong ruổi một chặng đi Quy Nhơn, về Nha Trang, vòng lên Đà Lạt, xuôi về lại Phan Rang, rồi về Sàigòn - Chuyến đó y đi là vì hai vị bằng hữu của y muốn đi cung đường đó, dù đứa nào cũng đi rồi, nhưng tự dưng muốn đi cùng nhau, xem "tam nhân" có "bất đồng hành" như các cụ nói không.
Rồi sau đó, y đem ngựa đi vào "bệnh viện", cấy ghép cho nó một số bộ phận nội tạng, sơn phết lại dàn lông. Ra khỏi bệnh viện (và thẩm mỹ viện), nó khác xưa nhiều. Khỏe hơn, nhưng trông "mượt mà" hơn xưa nhiều, giống một con ngựa cảnh hơn là một chú ngựa chiến.
Dĩ nhiên bên trong bộ mã của một chú ngựa cảnh, nó đã mạnh mẽ hơn xưa, và cũng nôn nao như chủ nó về một chuyến đi xa.
Con đường di sản Chăm vẫy gọi, một tuần là chưa đủ, nhưng khéo thu xếp trên đường, cũng có có thể tàm tạm.
Con đường chính là QL1A thì quá quen thuộc, y chỉ chạy cho sướng, rồi bắt đầu vào các tháp mới moi máy ảnh ra.

Giờ áp chót, có đứa "bám càng".
Gã trẻ tuổi, ngựa khỏe, lại bận cắm cúi làm quanh năm suốt tháng.
Người khỏe, ngựa khỏe mà rất rất ít dịp cưỡi ngựa rong ruổi đường xa. Gã lại sắp rời Việt Nam một thời gian dài, vì sự nghiệp.
Vì thế, khi gã xin theo, y ái ngại, vì lần này y tạt ngang nhiều, chứ không phải là long dong đi chơi. Nhưng gã đồng ý tất cả những gì y nói, nên hai anh em bắt tay vào việc chuẩn bị ngựa và đồ để lên đường.
Chặng đường từ Sàigòn ra Nha Trang, cả hai đều đã từng chạy (thậm chí y chạy nhiều đến quen cả đường). Vì thế, quyết định là đưa ngựa ra Nha Trang trước, rồi bắt đầu từ Nha Trang đi tiếp ra phía Bắc.
 
Trong khuôn viên di tích, hiện còn 3 con nghê đá - nghe nói là từ thời Chăm, có điều không biết người Chăm gọi là con gì.
Một con ở ngay sau cột cờ, hai con còn lại chầu 2 bên tòa lầu bát giác hiện tại.


IMG_0675.jpg

Một con ở sau cột cờ.


IMG_0682.jpg


IMG_0689.jpg

Hai con còn lại chầu 2 bên tòa lầu bát giác.


IMG_0678.jpg

Một nền điện cũ trong Tử cấm thành.


IMG_0694.jpg

Tiếp đến lối đi thẳng vào lầu bát giác.


IMG_0680.jpg

Tòa lầu bát giác nhỏ, nơi đặt ban thờ Võ Tánh.


IMG_0687.jpg

Bên trong lầu bát giác.


Nguyên ngày xưa, tòa lầu Bát giác cũ lớn hơn nhiều, do Thái Đức Nguyễn Nhạc xây, Võ Tánh chất củi tự thiêu tại chính tòa lầu đó, khi thành thất thủ. Sau Gia Long lấy làm nơi thờ Võ Tánh.
Sau này do sự tàn phá của thời gian và do chiến tranh, tòa lầu cũ bị sụp đổ, và người ta dựng lại tòa lầu hiện còn bây giờ vào khoảng giữa thế kỷ XX, với các mặt vách trổ chữ Hỏa.
 
IMG_0690.jpg

Sau tòa lầu là khu mộ của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.


IMG_0691.jpg

Mộ Võ Tánh là ngôi mộ lớn đắp tròn, mộ Ngô Tùng Châu hình chữ nhật bên cạnh, phía sau là một bức án có đắp chữa Hỏa lớn.


Hai ngôi mộ hiện tại ở đó là mộ giả.
Thi hài Ngô Tùng Châu đã được đưa về táng ở Phù Cát, hài cốt của Võ Tánh sau đó đã được đưa về Sàigòn.


IMG_0685.jpg

Ngang vị trí tòa lầu Bát giác, phía tay trái từ ngoài và, ở phía bên ngoài bức tường gạch, là một di tích thời Tây Sơn mới được phát hiện năm 2004 : Thủy Hồ, một hồ cảnh hình bán nguyệt.


IMG_0688.jpg

Từ lầu bát giác nhìn ra cổng.


IMG_0672.jpg

Tháp Cánh Tiên nhìn từ Tử cấm thành Hoàng đế.


_MG_0701.jpg

Tháp Phú Lốc nằm trên một ngọn đồi xa xa về phía Đông Bắc, cách đó chừng chục km.


 
Trong các khu di tích Chăm từ trước đến giờ, duy có ở tháp Poromé có người mở cửa tháp mỗi khi có khách, và lần đến tháp Hòa Lai trong mưa, là cánh cổng bị khóa thật sự, còn những chỗ khác, hoặc bán vé vào thăm, hoặc chả có cổng rào gì cả.
Còn những chỗ có cổng, có khóa (như ở tháp Cánh Tiên, ở Tử cấm thành Hoàng đế, ở tháp Chiên Đàn) người ta chỉ giả vờ khóa.
Đúng ra là làm y như khóa thật, nhưng thật ra là không khóa.
Khi Lão Đại vào gần đến tòa lầu bát giác, ông bảo vệ - đang ở đâu đó gần đấy - mới chạy lại, Lão Nhị bèn túm lấy bắt chuyện, hỏi han đủ thứ, thế là ông cụ ... khoái, kể chuyện ngày xưa ...
Lão Đại quay ra, hỏi ông lão về cặp voi đá, thì được chỉ dẫn ngay.

Nhắm thẳng cổng Tử cấm thành, có một con đường (vuông góc với đường từ ngoài vào, tạo thành cái ngã ba ngay trước cổng Tử cấm thành) đi chừng hơn 200 met, thấy ngay cái "Bia di tích" ở một ngã ba đường.


IMG_0699.jpg

Nơi đây ngày xưa là khu vực thành Nội của thành Hoàng đế của vua Thái Đức.


Cặp voi đá đứng ngay cạnh đó, chầu hai bên con đường thẳng từ cổng Tử cấm thành đi ra.


IMG_0701.jpg

Bên trái, chắc là con voi cái, vì cổ nó có đeo vòng trang trí khá ... diêm dúa. Đôi tai đã bị mẻ vỡ gần hết.


IMG_0704.jpg


IMG_0703.jpg

Con voi đực ở bên phải đường trông rất hùng dũng, với đôi tai vểnh ra, cặp ngà cũng đã gãy.


IMG_0702.jpg

Chỗ ngã ba có "Bia di tích" và cặp voi đá, nhìn lại Tử cấm thành.
 
Lúc ấy cũng đã 9g, còn phải đi rất nhiều, nên cả hai lục tục lên ngựa phi trở ra QL1A để lên tháp Phú Lốc.
Trở lại đường 1A, rẽ ra phía Bắc chừng 6km, bên phải đường có tấm biển báo thị trấn Gò Găng, cạnh một cây cầu.
Chỉ nhình thấy thế thôi, chứ chưa chạm vào được, vì con đường vào tháp Phú Lốc rẽ phải xuống ngay trước tấm biển Gò Găng chục mét.
Ngay từ trong thành Chà Bàn và tháp Cánh Tiên đã trông thấy tháp Phú Lốc trên đồi cao, càng đi càng thấy nó gần hơn.
Rẽ xuống con đường bê tông nhỏ, chạy ngoằn ngoèo trong làng khoảng 2km, cảm thấy đã đến chân đồi.


_MG_0659.jpg

Tháp Phú Lốc nhìn từ chỗ tháp Cánh Tiên.


Hai tên tưởng bở là có thể phi ngựa sắt lên tận tháp, nên cứ cố đi và gặp ai cũng hỏi đường lên.
Nhưng chỗ cuối cùng gặp dân để hỏi, sau khi nghe chỉ đường cặn kẽ, chúng mới ngơ ngác, vì tháp thì đã thấy rất gần, nhưng đến được chân đồi cũng còn khá xa, và ... không biết đi lối nào để đến được chân đồi - dù đã nghe "chỉ đường".
Cuối cùng là xộc vào nhà dân - mà chúng cho là chân đồi nằm ngay phía sau - để gửi xe và hỏi lại thật kỹ đường lên tháp.
Kết quả là, sau một hồi được hướng dẫn đường lên tháp, Lão Nhị ... tình nguyện ở lại uống nước, nói chuyện với gia chủ.
Còn Lão Đại phải nhờ bà chủ nhà cho đứa con trai bà ấy dẫn đường lên tháp.
Ra khỏi nhà, gặp thêm 3 nhóc tỳ trong xóm, chúng thấy Lão Đại ôm 2 cái máy ảnh, nên chạy theo luôn.
Quả thật là giờ cho đi lại, tự y cũng không thể nhớ được con đường lũ trẻ đã dẫn đi, vì nó chả phải là đường. Chúng cứ luồn lách qua các khóm tre, qua các vũng bùn lầy to tướng, khi đến chân đồi, nhìn lại y không nhận ra đã đi từ hướng nào tới :D.
Đoạn từ con đường bê tông vào chân đồi chừng nửa cây số.
Đến chân đồi nhìn lên, càng tắc tị, hoàn toàn không thấy bóng dáng của con đường mòn nào hết (sau bọn trẻ công nhận là con đường mòn lên tháp ngày xưa, nay đã bị cây dại che lấp, xóa hoàn toàn).

Bọn trẻ dẫn đường bắt đầu leo lên đồi, trong đám ấy có cả một bé gái.
Cây gai, cây dại mọc ken dày, khó nhìn thấy mặt đất dưới chân, đám trẻ cứ vạch cây mà chui, mà luồn qua, còn Lão Đại cứ nhè theo bước chân của đứa đi sau cùng mà đạp bừa lên cây dại.
Không dễ dàng chút nào.
Cuối cùng, cả con bé con cũng tít trên cao, còn y vẫn dò dẫm tìm ... mặt đất, và vạch cây đặt bước chân.
Gai cào te tua hai tay. Mồ hôi to như hột đỗ đen lăn vào mắt cay xè, mồ hôi chảy vào vết xước trên 2 tay xót như cào, nhưng không thò tay lên lau mồ hôi trên mặt được, luôn phải quơ ra trước, vẹt đám cây dại có gai quất vào mặt.

Cuối cùng, khi bọn trẻ lên đến đỉnh đồi đã ngồi núp nắng dưới bóng ngôi tháp được một lúc, y mới lò dò lên đến nơi.


IMG_0707.jpg

Lưng đồi. Tháp trên cao kia. Trẻ dẫn đường ẩn hiện trong lùm cây dại.


IMG_0711.jpg

Tháp Phú Lốc nằm trên đỉnh đồi, cửa chính quay về hướng Đông, phần chóp đã bị sạt mất khá nhiều.


Tháp Phú Lốc có một vị trí khá đặc biệt trong số các ngôi tháp còn lại ở đất Bình Định.
Nó nằm trên ngọn đồi cao nhất, từ tháp Phú Lốc, có thể nhìn thấy gần hết các khu tháp còn lại : gần nhất là tháp Cánh Tiên ở phía Tây Nam, xa hơn là tháp Bánh Ít ở phía Nam.
Chắc là hôm trời trong, từ đây cũng có thể trông thấy tháp Dương Long (vì lúc đó chưa đến tháp Dương Long, nên không biết định vị nó ở đâu, chứ khi đi vào gần đến Dương Long, thì lại vẫn có thể trông thấy tháp Phú Lốc)


_MG_0699.jpg

Tháp Cánh Tiên, nhìn từ tháp Phú Lốc.(Tháp Bánh Ít thì trông thấy, nhưng chụp lên chả nhìn ra được)


IMG_0722.jpg

Con đường gần chân đồi là đường ra biển Cát Tiến gần đó.


_MG_0709.jpg

Cây cầu phía xa xa là cây cầu trên QL1A.
 
Lên được tháp Phú Lốc, công rất lớn nhờ đám trẻ dẫn đường.
Người lớn leo lên thì vất vả, chứ đối với chúng, leo lên đó chơi là chuyện rất bình thường.
Leo lên đến nơi, chúng chạy nhảy tung tăng, hò hét ầm ĩ, thật hồn nhiên biết bao.


_MG_0713.jpg

Hai chàng trai chân đất, nói mãi mới bá vai nhau chụp một phát.


_MG_0717.jpg

Bé gái thì cứ thấy chĩa máy vào là ... né, nên toàn phải chụp bất chợt.


_MG_0719.jpg

Mỗi tấm này chịu đứng im nhìn vào ống kính, thì trông ... cứng đơ.


_MG_0718.jpg

Trên đó có gì mà chú chụp hoài thế?

Người dẫn đường chính - con trai bà chủ nhà - thì đã là một gã trống choai 15 - 16 tuổi rồi thì phải, nên ... nói không với ống kính.

Lúc lên thì mệt, lúc xuống thì khó khăn.
Đám trẻ xuống đồi theo một lối khác, nhưng đến lúc đó, Lão Đại đã phát hiện ra cách tìm đường của chúng : Nước mưa trên đồi chảy xuống, tạo thành các rãnh đất nhỏ, rộng chỉ khoảng 30 cm, nhưng không có cây dại mọc, và đám trẻ len lỏi theo vết nước chảy xuống, để lên xuống đồi.
Nhưng xuống dễ trượt vì rất dốc, và không có nhánh cây to nào để bám, toàn cây gai nhỏ tí. Hai cái máy ảnh va vào nhau lốp cốp.
Xuống đến nơi để xe, đã 11g trưa.
Lão Nhị đang ngồi nói chuyện với ông bà chủ nhà, rất ư là thảnh thơi :D.
Thấy Lão Đại trở lại, mồ hôi nhem nhuốc tay xước tùm lum, y thở dài : Nào, chuẩn bị hành xác tiếp.
Đã trưa, nắng gay gắt, ông bà chủ nhà mời ở lại ăn cơm, nhưng chúng cám ơn và cương quyết lên ngựa, sau khi đã gửi tặng con bé con ông bà ấy ít tiền mua quà cho nó gọi là … phấn khởi.
Lúc đó là 11g30 ngày 13/6 – ngày hành trình thứ ba.
 
Đây là lần đầu tiên mình lên đường chinh chiến dài ngày như thế, càng đi càng cảm nhận được sự mến khách, tốt bụng của người dân miền Trung. Chỉ là những gã lang thang tạm dừng chân bên đường thôi thế mà luôn nhận được những sự giúp đỡ hết lòng của họ. Xin cám ơn khúc ruột miền Trung nhiều và nhiều lắm.
 
Quay trở ra đường 1A, đi tiếp ra phía Bắc, đến cuối thị trấn Gò Găng, gặp ngã ba đường 1A với đường DT636.
Rẽ trái vào đường DT636, đi vài km, ngang qua sân bay Phù Cát, tiếp tục chạy sâu vào chừng chục km, đến thị trấn Mỹ An, bất ngờ thấy tháp Dương Long sừng sững hiện ra.
Quả thật Lão Đại bất ngờ vì nghĩ phải hơn chục km nữa mới đến.
Trước khi đi, lịch trình đến tháp Dương Long là bằng QL19, còn thực tế, đi đường DT636 là trực tiếp từ QL1A thẳng đến tháp luôn.
Từ thị trấn Mỹ An (Mỹ Yên) ra đến Gò Găng có 13km, từ đó lên Phú Phong trên QL19 còn khoảng 10km.
Hai người phi luôn vào khu tháp.
12g trưa, nắng chang chang héo cả cỏ cây.
Lão Nhị kiếm được một chỗ có bóng cây nho nhỏ, nhận trông xe. Còn Lão Đại tiếp tục xách 2 cái máy đi bộ vào tháp.


IMG_0744.jpg

3 ngôi tháp Dương Long.


Cụm tháp Dương Long là cụm tháp Chăm đồ sộ nhất hiện còn tồn tại. Mặt khác, chúng lại có hình dáng đặc biệt, không giống bất cứ ngôi tháp cổ Chăm nào khác.
Cụm tháp Dương Long lai tạp nhiều yếu tố về kiến trúc cũng như họa tiết trang trí của các tháp Khơme.
Các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại cụm tháp Dương Long ở vào thế kỷ XII, điều đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, khi mà từ những năm 1177 đến 1220, giữa Chămpa và nước Campuchia của người Khơme có nhiều mối quan hệ vừa thân thiết, vừa rất thù địch. Thậm chí từ năm 1203 đến 1220, Chămpa còn bị người Khơme đánh chiếm, biến thành một tỉnh của đế chế Ăngco.


IMG_0747.jpg

Tại khu vực tháp Dương Long, người ta tìm thấy rất nhiều phế tích điêu khắc đá, chúng đươc chất đầy trong khuôn viên.


_MG_0746.jpg


_MG_0745.jpg


_MG_0753.jpg


_MG_0767.jpg


_MG_0769.jpg

Các phiến đá có khắc các họa tiết, và các tượng cổ, được tìm thấy rất nhiều, và chất đống trong khuôn viên khu tháp.
 
IMG_0826.jpg

Tháp phía Nam, mặt sau.


IMG_0770.jpg

Tháp giữa, mặt sau.


IMG_0791.jpg

Tháp phía Bắc, mặt trước.


Khu tháp Dương Long từ nhiều năm nay dường như công việc tu bổ đã ngưng lại, hệ thống giàn giáo bao kín xung quanh cả 3 ngôi tháp đã rỉ sét rất nhiều.
Cũng giống như ở các cụm tháp Chăm cổ gồm 3 ngôi tháp khác (như tháp Khương Mỹ, tháp Chiên Đàn, tháp Hòa Lai, và cả tháp Đôi - tháp Đôi đã được xác định vốn có 3 ngôi tháp), các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều kỳ lạ : bao giờ ngôi tháp phía Bắc cũng được xây dựng sau cùng.
Nhưng thôi, những điều đó sẽ nói kỹ ở chuyện về Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, còn ở đây đang chuyện về chuyến đi.

14g, Lão Đại quay ra, thấy Lão nhị đang ngồi há mồm vì nắng, vì đã uống hết sạch số nước gã mang theo.
Còn Lão Nhị cứ trố mắt ra như mọi khi : Lão khùng chang nắng giỏi thật, mà mấy cái tháp ấy có ma hay sao mà lão cứ bị nó ám vậy?

Cái bóng cây bé tí của Lão Nhị không đủ làm giảm nhiệt của đất của trời. Hai tên lập tức lên ngựa quay ra thị trấn cách đó chừng 1km, kiếm một hàng bên đường sà vào.
Lần này Lão Nhị không kêu đói nữa, thấy xe nước mía là gã tấp vào ngay.
2 người 3 ly, trong đó Lão Nhị làm 2 ly.
 
Theo suy nghĩ của Lão Đại, từ đó đến tháp Thủ Thiện, chim bay chừng 5km, nhưng đường bộ phải 10km nữa.
Nhưng y không định được phương hướng.
Hỏi chủ quán về tháp Thủ Thiện, bà ấy lắc đầu. Y nghĩ mãi, và hỏi tháp Bình Nghi, lập tức bà ấy cười :
- Gần đây thôi, đi qua tháp Dương Long vào làng, vượt qua cây cầu tạm bằng tre bắc qua sông Côn, đi vài km nữa là đến.
Thì ra tháp Thủ Thiện tọa lạc tại xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn), nên dân sở tại gọi là tháp Bình Nghi, hỏi Thủ Thiện, rất ít người biết, đa số là ngơ ngác.
Lão Đại nhắc Lão Nhị ăn trưa, nhưng lần này chính gã lắc đầu. Uống liền 2 ly nước mía một lúc, ních gì được cơm nổi.
Và lần này gã phải làm một việc gì đó cho xứng. Gã nói :
- Giờ ta đi Bảo tàng Tây Sơn, lão đi cái tháp của lão, rồi ai xong trước sẽ quay lại quán này chờ người kia.
- Ha ha, thanh niên có chí khí. Từ đây đi Bảo tàng Tây Sơn, còn khoảng chục km nữa, mi cứ đi tiếp đường này khoảng 8 – 9km thì phải dừng lại hỏi, kẻo đi vượt mất. Ta chắc chắn sẽ về lại đây trước. Ta sẽ chờ, cứ yên tâm đi đi, có gì trục trặc, gọi điện, ta đến giúp cho. Thanh niên phải có tính chiến đấu.

14g30, hai anh em gã chia tay ở Mỹ An, Lão Nhị tiếp tục chạy DT636 về hướng QL19 để ghé Bảo tàng Tây Sơn, còn Lão Đại lại ngược vào con đường qua tháp Dương Long để đi tắt qua Bình Nghi.

Qua tháp Dương Long chừng 3km ngoằn ngoèo trong làng thì đến bờ sông Côn.
Đường cũng không quá khó đi, chỉ cần rẽ phải đúng ở cuối con đường chính để vào đường làng, là kiểu gì cũng đến chỗ cây cầu tạm bằng tre.


IMG_0833.jpg

Cây cầu hoàn toàn bằng tre, bắc qua sông Côn mùa cạn nước. Bờ Bắc sông Côn.


5000đ/lượt người và xe máy qua cầu.
So với cây cầu gỗ ở lối vào Gành Đá đĩa, cây cầu này không dài bằng, nhưng cảm giác khi vượt sông Côn trên cây cầu này thì phiêu hơn nhiều.
Cầu gỗ ở Phú Yên lát mặt bằng gỗ, có lan can chắc chắn, lại có những chỗ lồi ra để có thể đậu xe ngắm ngó mà không làm vướng đường.
Còn cầu tre qua sông Côn thì hoàn toàn bằng tre.
Tre cắm dưới sông làm trụ, 5 - 6 thanh tre gác dọc, và ván tre đập dập gác ngang bên trên làm mặt cầu. Không có lan can gì hết.
Lâu lâu, chỗ những tấm phên tre tiếp giáp bị gãy, bánh xe như muốn tụt xuống giữa hai thân tre đỡ dọc cầu.


IMG_0834.jpg

Sông Côn mùa cạn nước - đi được một quãng ngắn trên cầu, vẫn đang trong lạch nước bờ Bắc.


IMG_0874.jpg

Vừa sang tới bờ Nam sông Côn, thấy tháp Thủ Thiện nằm giữa cánh đồng. Con đường nhỏ sau lùm cây và đống cát, là đường 636B - từ thị trấn Bình Định trên QL1A tới thị trấn Xóm Tây trên QL19, gần như song song với sông Côn.


Lên khỏi cầu tre, nhập vào đường 636B, chạy chừng 500m vào đến khu dân cư, gặp một ngã ba đường láng bê tông.
Rẽ trái vào con đường ây, đi thêm chừng hơn 1km.
Đường cong thế nào, cứ đi theo thế ấy, không rẽ ngang rẽ ngửa, con đường thu nhỏ thành đường đất, chạy vào cánh đồng ven sông.
Vào đến đoạn đường đất trên cánh đồng, tháp Thủ Thiện đột ngột hiện ra.


IMG_0873.jpg

Tháp Thủ Thiện đứng giữa cánh đồng ở bờ Nam sông Côn. Đi tới tháp từ phía sau


IMG_0871.jpg

Khuôn viên tháp không có tường rào, con đường đất chạy ngay cạnh tháp. Ngựa dừng bên đường.


IMG_0849.jpg

Tháp Thủ Thiện, cổng chính quay về phía Đông.


IMG_0838.jpg

Phần chóp tháp cũng bị sạt lở mất khá nhiều.
 
IMG_0860.jpg

Chóp tháp Dương Long nhô lên mờ mờ giữa các khóm cây ở phía bờ Bắc sông Côn.


Tháp Thủ Thiện đứng một mình, giống như tháp Bình Lâm, tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc, cho nên đi vòng vòng chụp ảnh cũng không mất quá nhiều thời gian. Nhất là cái ống Tele Lão Nhị lại xách theo đi Bảo tàng Tây Sơn.
Tự dưng Lão Đại lại thấy lo lo cho gã đồng hành tếu táo đang lần đầu một mình mò mẫm nơi xứ lạ.
Chụp khẩn trương các góc cạnh cần thiết của tháp Thủ Thiện, y nhanh chóng quay ra, trở về điểm hẹn ở Mỹ An.


IMG_0876.jpg

Bờ Nam sông Côn, chuẩn bị vượt cầu tre sang sông trở lại.


Sông Côn mùa cạn nước, có chút gì đó giống giống sông Hồng.
Cũng là những bãi cát mênh mông giữa lòng sông, và các lạch nước gần hai bên bờ.
Mỗi khi nước thượng nguồn đổ về vào đầu mùa lũ, người ta bắt đầu vội vã dỡ cây cầu tre.
Có khi kịp, có khi không kịp. Dỡ được nhiều chừng nào, quý chừng ấy.
Lũ về, cây cầu tre tạm ấy nếu không kịp dỡ, cũng chẳng thọ được bao lâu.
Dòng nước lũ cuồn cuộn hung hăng phá tan cây cầu. Có những năm không dỡ kịp cầu, người ta lại đi dọc hai bờ sông, vớt lấy những phần của cây cầu - còn có thể tận dụng được cho mùa sau - bị nước cuốn tấp vào bờ.
Nhưng đấy là mùa lũ, còn giờ sông Côn đang mùa cạn, cây cầu tạm làm cho người dân 2 bên bờ sông thuận tiện trong việc qua lại. 5.000đ/lượt .


IMG_0882.jpg

Nhìn về bờ Nam với những dãy núi xa xa. Giữ dòng sông cạn, mặt cầu cao hơn mặt cát chỉ chừng 1,2met.


IMG_0877.jpg

Bờ Bắc với rặng cây xanh um bên bờ.


IMG_0880.jpg

Phía thượng nguồn.


IMG_0881.jpg

Phía hạ lưu, dòng nước chảy về vịnh Quy Nhơn.


Lão Đại dừng ngựa trên cầu tre chụp ảnh.
Y chọn dừng ở chỗ mà phía dưới là bãi cát, cách mặt cầu có 1,2met thôi. Cùng lắm là nhào xuống đó. Muỗi.
Y đang chụp, phía bờ Nam có một chiếc xe chạy sang (cùng chiều với y). Một chiếc Dream cõng cả một gia đình nhỏ với hai vợ chồng và một đứa bé ... nhỡ nhỡ.
Khi chiếc xe vượt qua - vì cầu khá hẹp, lúc dừng, y đã nép tối đa về bên phải - nó hơi lượn sang bên trái.
Lúc đó mới biết : tuy "Muỗi" mà chẳng muỗi tí nào. Cây cầu nghiêng rõ về bên trái, làm y và con ngựa của mình như muốn bênh lên.
Thế là chờ cầu hết bồng bềnh, chĩa theo về phía trước chụp thêm một nhát, Lão Đại chạy thẳng lên bờ, không quên dừng lại nộp 5.000đ nơi cái lán ở đầu cầu bờ Bắc.


IMG_0878.jpg

Chiếc Dream chở 3 be bé phía trước. Lán thu phí bên phải cây cầu.


Đến 2 ngôi cổ tháp trên đất Bình Định, phải vượt qua 2 cây cầu tre bắc ngang sông.
Cây thì dài hun hút, cây thì ngắn ngủn, đều để lại cảm giác mạnh cả.

Lúc đi thì mất công hỏi đường, còn lúc về, ở nơi nông thôn làng mạc thế này, không thể lạc được.
Qua bờ Bắc sông Côn, Lão Đại cắm cúi phi miết, chỉ 15 phút sau, y đã đến điểm hẹn với Lão Nhị ở thị trấn Mỹ An.
Lúc đó mới 15g30, dĩ nhiên gã đồng hành của y còn đâu đó trên đường.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,134
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top