What's new

6/2010 - Con đường di sản Chăm - ma Hời dẫn lối.

Hắc Y Khách, sau dạo lang thang đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc trở về, công việc của y gặp nhiều trục trặc.
Chính xác là công ty của y gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động.
Vì thế, vào dịp tháng 5, tháng 6/2010 y có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Y nhân dịp đó, định viết lách về các tháp Chăm cổ - mà y vốn ấp ủ bấy lâu.
Nhưng cần phải cập nhật về những thông tin, hình ảnh về các ngôi tháp y đã đến, và phải đến những nơi y chưa đến.
Thời gian rảnh rỗi thì nhiều, mà vì hoàn cảnh riêng, y chẳng đi đâu qua ngày được.
Thêm nữa, thường thì rảnh rỗi thời gian, sẽ không dư giả về tài chính.
Chỉ là mấy chuyến đi Tây Ninh trong ngày, đi Phan Thiết, Phan Rang trong 2 ngày.
Còn lại là vẫn cứ loanh quanh ở Sàigòn.

Rồi ... cơ hội lại đến. Y có 1 tuần tự do. Lại chuẩn bị lên đường.
Sau đợt đi bẫy đá Pinăng Tắc, con ngựa sắt của y còn mang chủ rong ruổi một chặng đi Quy Nhơn, về Nha Trang, vòng lên Đà Lạt, xuôi về lại Phan Rang, rồi về Sàigòn - Chuyến đó y đi là vì hai vị bằng hữu của y muốn đi cung đường đó, dù đứa nào cũng đi rồi, nhưng tự dưng muốn đi cùng nhau, xem "tam nhân" có "bất đồng hành" như các cụ nói không.
Rồi sau đó, y đem ngựa đi vào "bệnh viện", cấy ghép cho nó một số bộ phận nội tạng, sơn phết lại dàn lông. Ra khỏi bệnh viện (và thẩm mỹ viện), nó khác xưa nhiều. Khỏe hơn, nhưng trông "mượt mà" hơn xưa nhiều, giống một con ngựa cảnh hơn là một chú ngựa chiến.
Dĩ nhiên bên trong bộ mã của một chú ngựa cảnh, nó đã mạnh mẽ hơn xưa, và cũng nôn nao như chủ nó về một chuyến đi xa.
Con đường di sản Chăm vẫy gọi, một tuần là chưa đủ, nhưng khéo thu xếp trên đường, cũng có có thể tàm tạm.
Con đường chính là QL1A thì quá quen thuộc, y chỉ chạy cho sướng, rồi bắt đầu vào các tháp mới moi máy ảnh ra.

Giờ áp chót, có đứa "bám càng".
Gã trẻ tuổi, ngựa khỏe, lại bận cắm cúi làm quanh năm suốt tháng.
Người khỏe, ngựa khỏe mà rất rất ít dịp cưỡi ngựa rong ruổi đường xa. Gã lại sắp rời Việt Nam một thời gian dài, vì sự nghiệp.
Vì thế, khi gã xin theo, y ái ngại, vì lần này y tạt ngang nhiều, chứ không phải là long dong đi chơi. Nhưng gã đồng ý tất cả những gì y nói, nên hai anh em bắt tay vào việc chuẩn bị ngựa và đồ để lên đường.
Chặng đường từ Sàigòn ra Nha Trang, cả hai đều đã từng chạy (thậm chí y chạy nhiều đến quen cả đường). Vì thế, quyết định là đưa ngựa ra Nha Trang trước, rồi bắt đầu từ Nha Trang đi tiếp ra phía Bắc.
 
Trở về sau 1 hành trình dài thăm thẳm "đúng 1 tuần", lu bu công việc và cuộc sống bữa nay mới có cơ hội bộc bạch vài tâm sự về chuyến đi cùng cả nhà.[/I

.......Sau khi tạm chia tay lão Đại tại quán cóc ven đường, một mình 1 ngựa theo con đường mà lão ấy đã chỉ nhắm hướng bảo tàng Quang Trung mà thẳng tiến, nghe đâu con đường này sẽ dẫn lên tới Gia Lai vì thấy toàn xe khách bảng số 81, con đường thì bé tí mà xe khách thì còn đông hơn người trên đường nên chẳng có cơ hội nào để dừng lại chộp vài tấm. Cứ thế mà bon bon chạy, vừa đi vừa ngắm cảnh ruộng lúa 2 bên đường, lâu lâu lại dừng hỏi thăm đường, được sự chỉ bảo quá ư là hết mình của người dân cuối cùng người và ngựa cũng đến nơi cần đến chỉ sau chừng 20 phút.

Cổng vào bảo tàng Quang Trung ( Chụp phía sau cổng)​
CONGVAO.jpg

Lúc này là buổi trưa mọi người đang yên giấc, 1 mình lang thang chạy vào cổng không thấy bảo vệ đâu hết thế là ale hấp thẳng tiến vào trong. Trước giờ chỉ nghe nói thôi chứ chưa hề cảm nhận được cái nắng của miền Trung, ai da, chỉ biết gói gọn trong 2 chữ: KINH KHỦNG.

Đường vào 2 bên cây xanh rất nhiều và rất ư là mát nên lão Nhị ta phải tranh thủ nghỉ ngơi phục hồi sức lực và sẳn tiện tự sướng cho em nó tí nào....:D:D:D

tusuongne.jpg
 
Giây lát nghỉ ngơi phục hồi công lực đã hết, không có chỗ gởi xe nên đành để em nó nghỉ mát tại đó luôn, 1 mình lặng lẽ tiến vào Bảo tàng.

Cây cầu dẫn vào Bảo tàng
caudanvaobaotang.jpg


Tượng Anh hùng Quang Trung trước Bảo tàng.
caudanvao2.jpg

Do chỉ có ống tele nên 1 số hình ảnh bên trong bảo tàng không thể nào chộp được, xin gởi đến các bác 1 số ảnh tiêu biểu.

Chân dung 3 anh em nhà họ Nguyễn
3anhehoNguyen.jpg


Bộ binh khí 3 anh em sử dụng
binhkhi.jpg


Giếng nước gia đình họ Nguyễn
giengnuoc.jpg
 
...
Đường vào 2 bên cây xanh rất nhiều và rất ư là mát nên lão Nhị ta phải tranh thủ nghỉ ngơi phục hồi sức lực ...

@ Lão Nhị : Đường vào (bảo tàng) 2 bên cây xanh rất nhiều và rất ư là mát nên Lão Nhị mi phải tranh thủ nghỉ ngơi phục hồi sức lực hơi bị lâu đó – những 4 ngày trời. Thanh niên mà thế thì … chết :D

Lão Đại về đến điểm hẹn, chưa thấy bóng dáng Lão Nhị đâu, nên tự dưng y hơi thấy lo lo một chút.
Nhưng y chưa điện thoại cho gã ngay.
Vì y biết tuy gã chưa đi bằng đường bộ khỏi Nha Trang lần nào, nhưng không phải vì thế mà nói gã ít đi.
Thậm chí gã đi cũng nhiều, chuyện chạy trên đường của gã cũng không có gì phải lo.
Điện thoại cho gã sớm, biết đâu làm gã lo chạy về giữa chừng.
Dù sao cũng mới có hơn 1 tiếng.
Cứ chờ đã, mấy hôm nay gã phải chờ y suốt, mà có khi nào gọi điện thúc giục đâu.
Thế là y ngồi xuống, gọi … nước mía – ngày hành trình này, cả hai sống bằng nước mía.

16g chiều, Lão Nhị trở về đến điểm hẹn.
Gọi một ly nước mía – lại nước mía – gã ngồi phịch xuống cạnh Lão Đại.
- Haizz, kể ra mà lười tách khỏi ngươi, thì mang tiếng đến đất Tây Sơn mà không biết cái Bảo tàng Tây Sơn nó ra làm sao.
- Ô thế a? Nói như mi thì ta mang tiếng đó rồi đấy :))
- Ủa trời? Lão chưa đến đó? Vậy sao dám chỉ đường cho ta?
- À, chưa đến là một chuyện, chỉ đường cho mi đến là chuyện khác.
- @#$%^&, lỡ lão chỉ đường bậy bạ, ta thành chuột bạch à :Dam:Dam?
- Hô hô, ta còn tính chỉ mi đi thăm đền thờ Bùi Thị Xuân ở gần đó nữa cơ đấy. Nhưng thôi, lần này đi với mục đích khác. Để lần sau, nếu mi thu xếp được, ta lại rong ruổi cùng mi, chứ không chúi vào các ngôi tháp cổ nữa.
Bà chủ quán chốc chốc lại nghiêng ngó nhìn hai vị khách lạ, và chen vào vài lời góp chuyện.

Vậy là gần hết ngày hành trình thứ ba (chủ nhật 13/6/2010), hai tên vẫn còn ở giữa đất Bình Định, và … chưa ăn gì ngoài bữa điểm tâm sáng. Ngày hôm nay chúng sống nhờ hơn chục ly nước mía.
Đường còn dài. Theo kế hoạch, đêm ấy ngủ tại Tam Kỳ.
Từ chỗ nghỉ chân này trở ra QL1A, rồi đi Tam Kỳ, cũng chừng gần 250km nữa.
Lão Nhị có vẻ hơi sốt ruột vì đã chiều rồi, nhưng bản thân gã không biết rõ đường còn bao xa nữa, nên gã cứ trông vào Lão Đại, mà y thì tỉnh bơ ngồi uống nước.

Rồi cũng đến lúc phải lên đường.
Giờ thì là chạy đường dài, và sẽ chạy trong cả buổi tối, nên cả hai nai nịt cẩn thận bộ đồ đi đường. Cả máy ảnh cũng được buộc kỹ vào thùng đồ luôn.
16g30, hai con ngựa sắt gầm vang thị trấn nhỏ của đất Tây Sơn, rồi tung vó trên con đường DT636 trở ra QL1A.
Bụi đất đỏ cuốn mù mịt khi vó ngựa vụt qua.
Bà chủ quán nhìn theo đám bụi, chép miệng :
- Hai thằng quái, không lúc nào ngơi chọc nhau, thằng Nam, thằng Bắc. Tối đến nơi rồi mà còn chạy ra tận Tam Kỳ. Nhìn tiết trời thế này, không khéo gặp mưa dông dọc đường thì khổ.

Trên đường quay trở ra ngã ba Gò Găng trên QL1A, lúc ra đến sân bay Phù Cát, sau một khúc cua, con đường chiếu thẳng tắp về phía ngọn đồi có ngôi tháp Phú Lốc.
Dưới ánh nắng cuối chiều, ngôi cổ tháp sừng sững trên đỉnh đồi, đỏ rực lên trong ánh nắng cuối ngày, thật là một cảnh tượng khó quên trong lòng kẻ bị "ma Hời ám".
Nhưng ngựa thì đang phi nước đại, máy ảnh đã buộc kỹ rồi, y đành ngắm và ghi lại trong lòng.
 
Chẳng mất nhiều thời gian, hai tên quái khách đã vượt qua con đường 636, trở ra đến thị trấn Gò Găng.
Chúng rẽ trái vào QL1A, hướng thẳng ra phía Bắc chạy miết.

Nói gì thì nói, phàm đã là kỵ sĩ, đã trót mê ngựa sắt, ắt phải mê rong ruổi đường xa gió bụi.
Đối với một kiếm khách, kiếm cũng như người.
Trừ phi kiếm khách rửa tay gác kiếm – như khi Yến Thập Tam vạch thuyền dìm kiếm, hoặc như Tạ Hiểu Phong tự chặt 2 ngón tay cái sau khi chứng kiến uy lực vô địch của chiêu Thập Ngũ đoạt mệnh kiếm của Yến Thập Tam – còn thì kiếm luôn ở bên người.
Đối với kỵ sĩ cũng gần gần như vậy.
Được ngựa hay, thường suốt ngày chăm chút từng tí.
Nhưng đã là ngựa hay mà lâu không bung vó, sống trong sung sướng mãi, nó cũng hỏng vó.
Dẫu sao nó cũng là ngựa. Ngựa thì phải chinh chiến dặm trường, dù lâu lâu một lần :D.

Ngựa của hai quái khách không phải ngựa hay, ngựa quý, nhưng nói chung cũng thuộc loại được chủ chăm chút khá kỹ.
Mà thường ngày chăm sóc khá kỹ, rốt lại cũng để lâu lâu rong ruổi cho đỡ cuồng.

Đường miền Trung đi hoài không chán.
Cuối chiều nắng vàng rực trên con đường láng bóng.
Ngựa phi nước đại, bóng nắng đổ dài về phía Đông, thỉnh thoảng những cơn gió cuốn bụi mù mịt ven đường.
Lần lượt, thị trấn Ngô Mây (Phù Cát), thị trấn Phù Mỹ, đèo Nhông, thị trấn Bình Dương, đèo Phủ Cũ, thị trấn Bồng Sơn, thị trấn Tam Quan,… mau chóng trôi lại sau lưng.
Cặp ngựa sắt phi nước đại vùn vụt trên đường chiều, tuy có chú ý người của Huỳnh Y bang, nhưng tuyệt nhiên cả gần trăm km trên đất Bình Định, tuyệt không gặp người của bang phái ấy.

Mặt trời sắp khuất hẳn sau dãy Trường Sơn, nhưng ánh dương vẫn hắt bừng lên phía chân trời, hai quái khách vượt qua đèo Bình Đê, tiến vào địa phận Quảng Ngãi.
Hơn 18g, chúng dừng lại ở cuối thị trấn Đức Phổ cho ngựa nghỉ ngơi một chút. Hơn tiếng rưỡi cho đoạn đường khoảng 120km cũng không phải là quá tệ.
Ngựa nghỉ, người cũng nghỉ theo, thế mới chợt nhớ cả ngày toàn uống nước mía. Nhưng lại ở cuối thị trấn rồi, nên có gì ăn nấy.
Mỗi người một tô gì đó – như là hủ tíu thì phải :D.

Trời sắp tối, sắc trời ánh lên một màu là lạ.
Lão Đại lẩm bẩm “Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa”. Màu trời này rõ ràng không phải màu mỡ gà, vậy chắc sắp mưa rồi.
Nghỉ chừng nửa tiếng, người ngựa lại lên đường. Trời bắt đầu tối nhanh.

Rõ ràng là sắp mưa dông, trời đang tối, bỗng như sáng lên với một sắc màu xam xám.
Cặp kỵ mã phi nước đại trên đường, gió bắt đầu nổi lên.
Lũ côn trùng bay ra như hoa muỗi, khiến hai miếng kính chắn gió của hai người dính be bét xác côn trùng.
Chạy hết tốc lực, vừa tới giữa thị trấn Mộ Đức thì trời mưa. Hạt mưa to như hạt lạc (đậu phộng).
May, lúc đó trời đã tối hẳn, mấy căn nhà mặt tiền QL1A đã đóng cửa, nhưng không cuốn bộ mái che. Lão Đại tấp ngay vào núp mưa. Lúc ấy là 19g.
Lão Nhị khi đó không biết rằng, gã sắp chứng kiến cơn khùng của Lão Đại :D
 
Last edited:
Cơn mưa giông như trút nước.
Hai khách dạ hành núp mưa trong mái hiên ở thị trấn Mộ Đức.
Lão Đại thản nhiên ngó mưa trên đường, còn Lão Nhị đang nhớ lại thời điểm tối hôm trước, giờ này gã cùng Lão Đại ngồi gặm gà vịt trong một tấm bạt thủng.
Lần đầu tiên gã được trải qua một bữa nhậu như thế - ở một thị trấn lạ hoắc miền Trung, trong một tấm bạt thủng giữa con mưa tối.
Nhưng rồi mưa mãi không dứt, Lão nhị bắt đầu sốt ruột khi đã gần19g30, nhưng y thấy Lão Đại vẫn thản nhiên nhìn mưa, chả có biểu lộ cảm xúc gì, cứ như là y đang ngồi trong nhà mình nhấp trà xem mưa vậy.
Mà còn gần trăm cây số nữa mới đến Tam Kỳ.
Mưa nhỏ dần, gã trẻ tuổi bắt đầu nhấp nhổm muốn lên đường, Lão Đại vẫn lạnh băng :
- Hết mưa ta mới đi. Đằng nào cũng tối rồi, kiểu gì chả đến Tam Kỳ trong đêm nay.
- Đi thôi lão, mưa nhỏ rồi.
- Không. Mưa dù nhỏ, cũng có thể làm cái áo khoác của ta “thơm lừng” khi ngấm nước. Vả lại, đường đang ướt, bùn sình xe trước văng vào kính chắn gió, khó đi nhanh.

Rồi mưa cũng dứt hẳn, hai khách dạ hành lại lên đường.
Đến giờ Lão Nhị mới bắt đầu thấy khó khăn trên đường.
Mặt đường ướt, làm ánh đèn pha giảm tác dụng nhiều, thêm nữa, ánh đèn xe ngược chiều cũng trở nên khó chịu hơn nhiều.
Và nữa, gã cảm thấy Lão Đại bắt đầu … khác thường.
Y cứ cắm cổ phi nhong nhong một cách không bình thường, cứ như đang chạy ban ngày.
Gã chợt nhớ lời dặn của vị bằng hữu của Lão Đại :
- “Nó” chạy đường xa một mình quen rồi, nên mi phải chú ý. Lắm lúc nó quên là có mi chạy cùng đấy.

Đến Sông Vệ, gặp đèn đỏ, Lão Nhị nhận ra nguyên nhân, khi Lão Đại quay sang nói :
- Còi thì tịt, còn cái đồng hồ công-tơ-met hú như còi, ta … đấm sập mặt kính của nó rồi ku.

Lão Nhị không nói gì, gã biết là không nên nói gì với Lão Đại lúc này, dù gã cảm thấy buồn cười.
Lão Đại đúng là khùng. Khi chạy đến tầm 80km/h, y không thể nghe tiếng hú của cái đồng hồ công-tơ-met, nhưng y biết là nó đang kêu. Có thế mà cũng nổi điên :D
Qua thị trấn Sông Vệ, bắt đầu tiến vào thành phố Quảng Ngãi, Lão Nhị chạy phía sau, nhìn cách chạy của Lão Đại, gã biết y vẫn đang khùng, nhưng không ngờ rằng cơn khùng ấy chưa đến đỉnh điểm.
 
...Lão Nhị chạy phía sau, nhìn cách chạy của Lão Đại, gã biết y vẫn đang khùng, nhưng không ngờ rằng cơn khùng ấy chưa đến đỉnh điểm...

Giờ thì ta mới hiểu sao lão Đại lại lên cơn thế, mấy ngày nắng nóng lang thang đầu trần chụp chộp mấy cái Tháp như thế thì hỏi sao không lên cơn mới là lạ. :)):)):))
 
Vào Quảng Ngãi, đường phố bắt đầu đông, hai tên không còn phi nước đại được nữa.
Bỗng có đám thanh niên choai choai dàn hàng 4 xe máy trên đường. Tự dưng cơn khùng của Lão Đại có cơ hội phát tiết.
Vì còi xe đã tịt, Lão Đại chạy lên ngang với 4 xe kia, cắt côn, nẹt ga ầm ầm, rồi cứ lừ lừ ép về lề phải, biến hàng 4 giăng ngang kia thành một dây dọc.
Phía sau, y nghe Lão Nhị bóp còi inh ỏi và cũng nẹt ga như trợ oai :D.
Ép xong đám thanh niên vào lề phải, Lão Đại lại vọt lên ngay, y thấy Lão Nhị bám bén gót.
Lão Nhị nghĩ : “ !%@$#$, đến đất lạ mà khùng, ép người ta thế, gặp đám choai choai háu đá, khéo nó quây lại múc cho chết”

Lão Nhị chạy sát phía sau, thấy Lão Đại vẫn phi ầm ầm, có những bùng binh, y rất tự tin vọt qua, có những bùng binh, y ngập ngừng một chút rồi mới vọt tiếp.
Lão Nhị thấy kiểu khùng của y, vừa bực, vừa buồn cười, gã đang cầu mong Lão Đại lạc đường : “Đồ … khùng, ta chỉ mong lão lạc đường, xem cái vẻ mặt của lão ra sao khi phải thông báo cho ta điều đó :))”

Lão Đại vẫn lầm lũi phóng trước, Lão Nhị chạy ngay phía sau và … chờ y lạc đường.
Rồi phố xá lùi lại phía sau, con đường phía trước lại tối om.
Qua một cột cây số, Lão Nhị đọc thấy : Tam Kỳ XXkm.
Vậy là Lão Đại vẫn đi đúng đường.
Lão Nhị ngao ngán nghĩ : “ Lão … quái vật, dường như sự điên khùng và sự tỉnh táo song song tồn tại trong lão à?”

Châu Ổ, Núi Thành cũng lần lượt trôi lại sau lưng, 21g15 hai khách dạ hành dừng chân tại Tam Kỳ.
Không mất nhiều thời gian để Lão Nhị tìm được một khách điếm nhỏ có wifi. Quê gã ở Duy Xuyên, thì Tam Kỳ cũng là đất quen của gã rồi.
Lấy phòng, tắm rửa xong đã 22g, chúng thả bộ xuống phố đi ăn, tiện thể xem bóng đá.
(Vì lúc ghi lại hồi ức này, Đức vừa thua bán kết, World Cup coi như kết thúc với Lão Đại, nên y quên béng mất đêm đó ở Tam Kỳ ăn cái gì, và xem đội nào đá đội nào. Với Lão Nhị, WC còn kết thúc sớm hơn, ngay từ vòng tứ kết, khi Arghentina thua Đức)
Ngày hành trình thứ ba kết thúc khá muộn, lúc gần nửa đêm.
 
Sáng ngày thứ tư của cuộc hành trình – thứ hai là ngày đầu tuần 14/6/2010 - hai lữ khách dậy sớm, xuống phố uống café rồi … tạm chia tay.
Lão Đại bắt đầu lang thang vào các khu tháp cổ ở Quảng Nam : Khương Mỹ, Chiên Đàn, Mỹ Sơn, Bằng An.
Lão Nhị ở lại khách điếm, giải quyết một số công việc ở Saigon qua mạng.
Gã có vẻ khoái ở trần để làm việc trên mạng, nên mới phải kiếm nơi nghỉ có wifi, chứ các quán café wifi thì đầy.
Sau đó đến trưa, gã về Nam Phước thăm thú họ hàng, rồi về Hội An trước, lo việc tìm chỗ nghỉ … có wifi.

Với số lượng điểm đến như dự kiến, lẽ ra Lão Đại phải lên đường thật sớm, nhưng chúng ngồi café cóc bên đường khề khà trêu nhau khá lâu. Mãi hơn 8g, y mới lên đường.
Lão Nhị thì không rành đường ở Quảng Nam, nhưng từ Tam Kỳ đi Nam Phước vừa gần, vừa dễ, lỡ gã có lạc, thì chỉ việc gọi điện cho thân nhân ra đón, nên lần này Lão Đại không lo nhiều về chuyện đi lại của gã đồng hành.

Rời khách điếm trên đường Phan Chu Trinh, Lão Đại chạy ngược trở lại phía Nam.
Vừa qua cầu Tam Kỳ, con đường 1A cong về tay trái, có một con đường nhỏ láng bê tông gần như thẳng từ cầu đổ xuống.
Lão Đại không bọc theo QL1A mà xuôi theo con đường nhỏ bên phải, chạy chừng 500met, thấy khu tháp Khương Mỹ hiện ra bên trái con đường.
Từ đường bê tông nhìn vào, thấy mặt Tây (phía sau lưng) 3 ngôi tháp.
Một con đường đá lổn nhổn chạy sát lưng 3 ngôi tháp, dẫn lên đường QL1A – đoạn vòng tránh thành phố Tam Kỳ.
Cổng vào khuôn viên khu tháp nằm phía Nam. Từ đường bê tông rẽ vào, gặp đường đá, rẽ phải đi hêt tường bao, và rẽ trái chục met là đến cổng.
Có cổng mà không có cửa, nên y thản nhiên xộc vào thôi.


IMG_0886.jpg

Ba ngôi tháp Khương Mỹ ngoảnh về hướng Đông trong nắng đầu ngày.


Ấn tượng ban đầu của khách lạ về các ngôi tháp Khương Mỹ là, dường như không đủ chỗ cho các nghệ nhân Chăm xưa thể hiện tài điêu khắc.
Các hoa văn được phủ kín 3 ngôi tháp.
Những hoa văn trên các ngôi tháp mang theo những yếu tố của cả phong cách Đồng Dương (nửa cuối thế kỷ IX) và phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X) - tức là chúng đã đứng ở đây cả ngàn năm.


IMG_0974.jpg

Hoa văn dày đặc trên tường.


IMG_0925.jpg

Hoa văn trên các góc mái nay đã sạt lở, rêu phong mọc dày.


IMG_0954.jpg

Hoa văn trong các ô vòm.


IMG_0948.jpg

Hoa văn trên chóp tháp.


IMG_0946.jpg


IMG_0931.jpg

Cả những điêu khắc đá được tìm thấy phía dưới chân các ngôi tháp sau cuộc khai quật năm 2004.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,064
Members
192,337
Latest member
xjjrc
Back
Top