What's new

6/2010 - Con đường di sản Chăm - ma Hời dẫn lối.

Hắc Y Khách, sau dạo lang thang đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc trở về, công việc của y gặp nhiều trục trặc.
Chính xác là công ty của y gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động.
Vì thế, vào dịp tháng 5, tháng 6/2010 y có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Y nhân dịp đó, định viết lách về các tháp Chăm cổ - mà y vốn ấp ủ bấy lâu.
Nhưng cần phải cập nhật về những thông tin, hình ảnh về các ngôi tháp y đã đến, và phải đến những nơi y chưa đến.
Thời gian rảnh rỗi thì nhiều, mà vì hoàn cảnh riêng, y chẳng đi đâu qua ngày được.
Thêm nữa, thường thì rảnh rỗi thời gian, sẽ không dư giả về tài chính.
Chỉ là mấy chuyến đi Tây Ninh trong ngày, đi Phan Thiết, Phan Rang trong 2 ngày.
Còn lại là vẫn cứ loanh quanh ở Sàigòn.

Rồi ... cơ hội lại đến. Y có 1 tuần tự do. Lại chuẩn bị lên đường.
Sau đợt đi bẫy đá Pinăng Tắc, con ngựa sắt của y còn mang chủ rong ruổi một chặng đi Quy Nhơn, về Nha Trang, vòng lên Đà Lạt, xuôi về lại Phan Rang, rồi về Sàigòn - Chuyến đó y đi là vì hai vị bằng hữu của y muốn đi cung đường đó, dù đứa nào cũng đi rồi, nhưng tự dưng muốn đi cùng nhau, xem "tam nhân" có "bất đồng hành" như các cụ nói không.
Rồi sau đó, y đem ngựa đi vào "bệnh viện", cấy ghép cho nó một số bộ phận nội tạng, sơn phết lại dàn lông. Ra khỏi bệnh viện (và thẩm mỹ viện), nó khác xưa nhiều. Khỏe hơn, nhưng trông "mượt mà" hơn xưa nhiều, giống một con ngựa cảnh hơn là một chú ngựa chiến.
Dĩ nhiên bên trong bộ mã của một chú ngựa cảnh, nó đã mạnh mẽ hơn xưa, và cũng nôn nao như chủ nó về một chuyến đi xa.
Con đường di sản Chăm vẫy gọi, một tuần là chưa đủ, nhưng khéo thu xếp trên đường, cũng có có thể tàm tạm.
Con đường chính là QL1A thì quá quen thuộc, y chỉ chạy cho sướng, rồi bắt đầu vào các tháp mới moi máy ảnh ra.

Giờ áp chót, có đứa "bám càng".
Gã trẻ tuổi, ngựa khỏe, lại bận cắm cúi làm quanh năm suốt tháng.
Người khỏe, ngựa khỏe mà rất rất ít dịp cưỡi ngựa rong ruổi đường xa. Gã lại sắp rời Việt Nam một thời gian dài, vì sự nghiệp.
Vì thế, khi gã xin theo, y ái ngại, vì lần này y tạt ngang nhiều, chứ không phải là long dong đi chơi. Nhưng gã đồng ý tất cả những gì y nói, nên hai anh em bắt tay vào việc chuẩn bị ngựa và đồ để lên đường.
Chặng đường từ Sàigòn ra Nha Trang, cả hai đều đã từng chạy (thậm chí y chạy nhiều đến quen cả đường). Vì thế, quyết định là đưa ngựa ra Nha Trang trước, rồi bắt đầu từ Nha Trang đi tiếp ra phía Bắc.
 
IMG_0987.jpg


IMG_0940.jpg


IMG_0933.jpg

Hoa văn trên những vạt tường bị thời gian âm thầm ... gặm


IMG_0984.jpg


IMG_0975.jpg


IMG_0986.jpg

"Thành quả" của thời gian sau ngót ngàn năm trên tường tháp Khương Mỹ.
 
Rời khỏi tháp Khương Mỹ, Lão Đại chạy theo con đường đá lổn nhổn sát tường bao khu tháp và lên đường tránh thành phố Tam Kỳ, rẽ tay trái thẳng hướng Đà Nẵng. Lúc đó đã gần 10g30.
Từ tháp Khương Mỹ, chạy chừng 7 – 8km thì qua hết Tam Kỳ, tiếp tục chạy thêm khoảng 4km, thấy khu tháp Chiên Đàn ngay bên trái đường.


IMG_1042.jpg

Khu tháp Chiên Đàn gồm 3 tháp trong một khuôn viên rộng nằm ngay bên trái QL1A, cách Tam Kỳ chừng 5km về phía Bắc.


Trời miền Trung giữa trưa tháng 6 nắng như thiêu đốt.
Trong bộ áo đi đường xa, người như ở trong phòng xông hơi.
Từ trên đường, thấy 3 cánh cổng đều đóng kín, lại thấy đối diện khu tháp bên phải đường có một quán nước nhỏ, Lão Đại tấp ngựa vào quán nghỉ.
Tháo chiếc áo khoác đường xa ra khỏi người, cảm giác như vừa ra khỏi phòng xông hơi, y nốc 2 nhát, cạn 1 chai Coca, rồi gửi ngựa, gửi áo khoác lại quán, đi bộ sang khu tháp bên kia đường.
Y chẳng buồn hỏi xem có vào tháp được không, vì y tin chắc chắn sẽ vào được, dù có vẻ như cổng khóa.
Vả lại, khuôn viên khu tháp trong hoang vắng, xa nhà dân. Nếu cổng thực sự khóa, thì … leo tường vào thôi, chứ biết tìm đâu người giữ chìa khóa cổng.
 
Nắng giữa trưa hoa cả mắt. Y chợt nhớ tới chiếc khăn rằn trong túi đồ.
Nhiều năm rồi, từ khi bắt đầu rong ruổi trên lưng ngựa sắt cùng đồng bọn xưa, chúng đã mỗi tên một chiếc.
Khăn rằn đơn giản sọc đen trắng. Một số đứa thì dùng bịt mặt, còn đa số quấn cổ, để 2 đuôi khăn lệch nhau, bên ngắn bên dài, hất ra đằng sau.
Có những đoạn đường lộng gió, đuôi khăn sau gáy nằm ngang thẳng tắp y như đuôi con ngựa lúc phi nước đại. Thấy cũng hay hay.
Nhưng đã nhiều năm qua rồi.
Từ khi bước vào con đường độc hành, y không còn vắt khăn rằn lệch phất ra sau nữa.
Thậm chí, chạy trên đường, y cũng không mang khăn, nhưng như một thói quen, mỗi chuyến đi, y đều xếp chiếc khăn cũ ấy vào tay nải.
Mấy hôm trước quên mất, cứ phải giang nắng đầu trần.
Nhưng hôm nay thì y nhớ ra. Ít ra lấy nó bịt lên đầu, hoặc để thấm mồ hôi cũng tốt.


IMG_1044.jpg

Cổng vào khu tháp Chiên Đàn với các cánh cổng đóng kín.

Cũng giống như ở tháp Cánh Tiên và lăng Võ Tánh, y lập tức lọt vào được bên trong khuôn viên tháp Chiên Đàn, sau khi khám phá chiêu giả vờ khóa nơi cổng vào.
Hơn nữa, tường bao khu tháp xây thấp, bí quá, y sẵn sàng trèo vào, lỡ có ai đó đến “hỏi thăm”, cũng không có ngại, vì mục đích không có gì khuất tất.
 
IMG_1047.jpg

Toàn cảnh khu tháp Chiên Đàn với 3 ngôi tháp và vết tích nền móng của một kiến trúc có thể là Nhà Dài phía trước.


Trong số 3 ngôi tháp ở Chiên Đàn, chỉ ngôi tháp giữa là còn tương đối nguyên vẹn hình thù của một ngôi tháp , với thân và một tầng phía trên.
Hai ngôi tháp còn lại, tháp Nam (bên trái ảnh) và tháp Bắc (bên phải ảnh) đã mất hoàn toàn phần các tầng bên trên.
Ba ngôi tháp đều thuộc loại tháp Chăm truyền thống và khá giống nhau về hình dáng cũng như cấu trúc.
Phía trước 3 ngôi tháp, còn lại dấu tích nền móng của một vài kiến trúc khác, mà với hàng móng dài phía trước, rất có thể trước đây tồn tại một ngôi Nhà Dài (giống kiến trúc D1, D2 ở Mỹ Sơn, hay di tích nhà dài còn lại ở Tháp Bà)
Ở Chiên Đàn, các ngôi tháp mang phong cách Mỹ Sơn A1, nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu chuyển tiếp sang phong cách mới : Phong cách Bình Định.
Nghiên cứu kỹ các tháp Chiên Đàn để chỉ ra sự chuyển tiếp về phong cách ở các tháp này, giới khoa học lại gặp những vấn đề bí hiểm chưa giải thích được - giống các cụm tháp cổ có 3 ngôi tháp khác - đó là việc ngôi tháp Nam mang nhiều yếu tố cổ nhất, và ngôi tháp Bắc mang nhiều yếu tố "mới" nhất.


IMG_1119.jpg

Tháp Nam, ngôi tháp đã sụp hết các tầng trên, nhưng mang nhiều yếu tố cổ nhất.


IMG_1053.jpg

Tháp giữa (được gọi là tháp trung tâm) còn lại được một tầng trên.


IMG_1105.jpg

Tháp Bắc cũng chỉ còn phần thân, nhỏ nhất trong 3 ngôi tháp, và bắt đầu xuất hiện các yếu tố của phong cách Bình Định mới hơn.
 
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, khu di tích tháp Chiên Đàn chỉ có một vị trí khiêm tốn trong danh mục các đền tháp cổ Chămpa với một số ít các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy trước đó.
Tuy nhiên, năm 1989 trong đợt dọn dẹp và trùng tu khu tháp Chiên Đàn, người ta phát hiện ra hàng trăm tác phẩm điêu khắc đá lớn nhỏ dưới chân cả 3 ngôi tháp.
Nghiên cứu kỹ các tác phẩm điêu khắc đá đó, người ta nhận thấy chúng có tính chất bản lề trong việc chuyển tiếp giữa hai phong cách nghệ thuật Chămpa : Phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.


IMG_1060.jpg

Sư tử đá ở Chiên Đàn, xa xa là tấm bia ký.


IMG_1180.jpg

Bia ký Chiên Đàn.


IMG_1052.jpg

Hai bệ thờ Linga - Yoni lớn bằng đá, phía sau là nhà trưng bày cac hiện vật điêu khắc đá tìm thấy ở Chiên Đàn.



Với những phát hiện năm 1989, khu tháp Chiên Đàn đã được xếp vào hạng các di tích nghệ thuật nổi tiếng của Chămpa – không một cụm di tích kiến trúc Chămpa cổ nào có nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị như ở đây).
Cũng chính nhờ những phát hiện đầy giá trị năm 1989, các nhà khoa học càng có thêm cơ sở để xác định niên đại khu tháp Chiên Đàn là ở vào khoảng cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI.
 
Khu cổ tháp hoàn toàn vắng lặng trong buổi trưa hè.
Duy nhất một kẻ “bị ma Hời ám” đi tới lui vòng quanh chụp ảnh.
Y cứ đi tới đi lui, đi vòng quanh 3 ngôi tháp cổ mấy vòng, rồi đi vào nhà trưng bày một số tác phẩm điêu khắc được phát hiện tại Chiên Đàn.
Rồi chợt nhớ, xem đồng hồ, thấy đã thấy gần 12g30, y vội chụp nốt những gì còn lại, rồi trở ra quán nước bên kia đường.
Trả tiền nước, nai nịt trở lại rất nhanh, người ngựa lại lao đi trên con đường nóng hầm hập, vẫn nhắm ra phía Bắc.



Từ khu tháp Chiên Đàn, theo QL1A chạy hơn 30km tới thị trấn Nam Phước.
Y chẳng nhớ chính xác là bao nhiêu, vì lúc ấy vừa sợ không đủ thời gian cho Mỹ Sơn, vừa “cậy” giữa trưa, các nhân vật Huỳnh Y bang chắc không xuất hiện trên đường, nên y phi nước đại, cứ lấy mốc xe phía trước gần nhất làm “mục tiêu” để vượt qua.
Vì thế quãng đường cũng mau chóng vụt qua.
Đến Nam Phước thì thấy ngay tấm biển chỉ đường “Di sản văn hóa Mỹ Sơn” to vật ngay ngã ba. Còn 30km nữa.
Đường vào Mỹ Sơn nhỏ, nhiều bóng cây, uốn lượn qua những vạt đồi thấp.
Đường nhỏ, nhưng giữa trưa vắng, nên ngựa vẫn phi nhanh. Qua Trà Kiệu cũng không dừng lại, vì ưu tiên Mỹ Sơn.
Rồi Mỹ Sơn cũng hiện ra trước mắt. 13g30.
Ngày bình thường, Mỹ Sơn cũng vắng, mua vé xong, phóng ngựa vào bãi để xe, thấy chả có chiếc xe nào, cũng chẳng thấy ai trông xe, y bèn phi tiếp vào trong.
Định vượt qua con dốc đất vào tận trong chỗ tập kết cuối cùng, nhưng y nghĩ lại, quay trở ra chỗ bãi xe, đem gửi cái can-tin ở đó, rồi bịt khăn lên đầu, lóc cóc cuốc bộ vào trong.


IMG_1212.jpg

Con dốc đât dẫn vào khu di tích.


IMG_1209.jpg

Lối lên khu H nằm ngay con dốc. Chắc người Chăm xưa vào khu vực các đền tháp bằng lối khác.


IMG_1211.jpg

Di tích duy nhất còn lại của khu H : một vạt tường tháp rêu phong đổ nát trên một gò thấp.


IMG_1214.jpg

Sơ đồ di tích Mỹ Sơn được đặt nơi khu đất trống sau khu H, trước khi vào khu B, C, D.
 
Con đường vào Mỹ Sơn hiên nay, bọc vào phía Tây khu B, C, D, rồi mới qua được khu A, A', E, F.
Các ký hiệu đặt ra cho các khu vực ấy do H. Parmentier đặt ra khi khảo sát Mỹ Sơn hồi đầu thế kỷ XX.


CopyofIMG_1214.jpg

Sơ đồ khu vực B, C, D di tích Mỹ Sơn.


Khu B, C, D là khu vực còn lại nhiều nhất, và các di tích ở đây thuộc loại còn nguyên vẹn nhất của di tích Mỹ Sơn.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, số lượng các tháp ở khu B, C, D cũng không còn được nhiều.
Giữa các khu B, C, D có các tường ngăn phân chia rõ ràng.


IMG_1215.jpg

Lối vào khu B, C, D. Phía xa là ngọn núi Mahaparvata, dân địa phương còn gọi là núi Chúa, ngọn núi có hình đầu chim thần Garuda.


IMG_1403.jpg


IMG_1404.jpg

Lại gần hơn khu tháp.


IMG_1218.jpg

Gần như toàn cảnh khu B di tích Mỹ Sơn.
 
Khu B hiện chỉ còn 2 ngôi tháp tương đối lành lặn (tháp B3 và B5), cùng một số tháp sụp lở một phần (tháp B4, B6, B7), một số gần như sụp đổ hết (tháp cổng B2, tháp B9).
Ngôi tháp trung tâm khu này là tháp B1 hiện chỉ còn nền móng.
Mặc dù là tháp trung tâm, nhưng nó được xây dựng muộn nhất - chính là ngôi tháp được xây dựng sau cùng ở Mỹ Sơn.
Ngay tại B1, người ta tìm thấy một bia ký có niên đại 1263, và rất có thể, đó là niên đại của ngôi tháp này.


CopyofCopyofIMG_5111.jpg

Sơ đồ các tháp khu B, C, D - sơ đồ này không "giống" thực tế lắm ở vài điểm, nhưng dễ nhìn hơn.


IMG_1244.jpg

Nền móng tháp B1 - ngôi tháp được xây dựng sau cùng ở Mỹ Sơn, ngôi tháp Chăm duy nhất có nền và chân tháp bằng các khối đá lớn.


IMG_1248.jpg

Tháp B2 (bên trái) và B7.


Tháp B2 đã sụp đổ gần hết, chỉ còn lại bức tường phía trước, cùng khuôn cửa bằng đá, theo sơ đồ bố trí, chức năng nó giống như một tháp cổng.
Tháp B7 chỉ là một ngôi điện nhỏ bên cạnh tháp B5.


IMG_1219.jpg

Tháp B3.


IMG_1246.jpg

Tháp B4 (phía trước; sụp lở nhiều) và B3. Các tháp B3, B4, B5 nằm trên một trục dọc.
 
IMG_1240.jpg

Tháp B5, ngôi tháp còn lành lặn nhất ở Mỹ Sơn, với bộ mái cong hình yên ngựa, đây là kiến trúc phụ, phục vụ cho ngôi đền chính B1.


IMG_1239.jpg

Tháp B5 nhìn từ cửa tháp B6, bên trái là phế tích tháp B2, B7, bên phải là phế tích nền tháp B1.


IMG_1236.jpg

Tháp B6, đối diện với tháp B5 - xa xa là phế tích tháp B2 và tháp B7.


IMG_1323.jpg

Phế tích tháp B9 - một điện thờ nhỏ sát tháp B5 và B4, nay chỉ còn hai trụ gạch thấp (gần nhất trong hình, cái Linga đá phía sau nằm giữa hai trụ gạch phế tích B9).
 
Bạn có vào khu Đồng Dương không?

Trên đường vào Mỹ Sơn, ngang qua Trà Kiệu, thì tuy trên đỉnh núi ở Trà Kiệu không còn gì, nhưng có một nhà ngay dưới chân núi có một bộ sưu tập hàng chục cổ vật đào được ở chỗ này. Hồi tôi vào ông chủ nhà có khoe, và nói sẽ mở thành một bảo tàng nhỏ về kinh đô của người Chăm, không biết đến giờ đã thành hiện thực chưa?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top