What's new

6/2010 - Con đường di sản Chăm - ma Hời dẫn lối.

Hắc Y Khách, sau dạo lang thang đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc trở về, công việc của y gặp nhiều trục trặc.
Chính xác là công ty của y gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động.
Vì thế, vào dịp tháng 5, tháng 6/2010 y có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Y nhân dịp đó, định viết lách về các tháp Chăm cổ - mà y vốn ấp ủ bấy lâu.
Nhưng cần phải cập nhật về những thông tin, hình ảnh về các ngôi tháp y đã đến, và phải đến những nơi y chưa đến.
Thời gian rảnh rỗi thì nhiều, mà vì hoàn cảnh riêng, y chẳng đi đâu qua ngày được.
Thêm nữa, thường thì rảnh rỗi thời gian, sẽ không dư giả về tài chính.
Chỉ là mấy chuyến đi Tây Ninh trong ngày, đi Phan Thiết, Phan Rang trong 2 ngày.
Còn lại là vẫn cứ loanh quanh ở Sàigòn.

Rồi ... cơ hội lại đến. Y có 1 tuần tự do. Lại chuẩn bị lên đường.
Sau đợt đi bẫy đá Pinăng Tắc, con ngựa sắt của y còn mang chủ rong ruổi một chặng đi Quy Nhơn, về Nha Trang, vòng lên Đà Lạt, xuôi về lại Phan Rang, rồi về Sàigòn - Chuyến đó y đi là vì hai vị bằng hữu của y muốn đi cung đường đó, dù đứa nào cũng đi rồi, nhưng tự dưng muốn đi cùng nhau, xem "tam nhân" có "bất đồng hành" như các cụ nói không.
Rồi sau đó, y đem ngựa đi vào "bệnh viện", cấy ghép cho nó một số bộ phận nội tạng, sơn phết lại dàn lông. Ra khỏi bệnh viện (và thẩm mỹ viện), nó khác xưa nhiều. Khỏe hơn, nhưng trông "mượt mà" hơn xưa nhiều, giống một con ngựa cảnh hơn là một chú ngựa chiến.
Dĩ nhiên bên trong bộ mã của một chú ngựa cảnh, nó đã mạnh mẽ hơn xưa, và cũng nôn nao như chủ nó về một chuyến đi xa.
Con đường di sản Chăm vẫy gọi, một tuần là chưa đủ, nhưng khéo thu xếp trên đường, cũng có có thể tàm tạm.
Con đường chính là QL1A thì quá quen thuộc, y chỉ chạy cho sướng, rồi bắt đầu vào các tháp mới moi máy ảnh ra.

Giờ áp chót, có đứa "bám càng".
Gã trẻ tuổi, ngựa khỏe, lại bận cắm cúi làm quanh năm suốt tháng.
Người khỏe, ngựa khỏe mà rất rất ít dịp cưỡi ngựa rong ruổi đường xa. Gã lại sắp rời Việt Nam một thời gian dài, vì sự nghiệp.
Vì thế, khi gã xin theo, y ái ngại, vì lần này y tạt ngang nhiều, chứ không phải là long dong đi chơi. Nhưng gã đồng ý tất cả những gì y nói, nên hai anh em bắt tay vào việc chuẩn bị ngựa và đồ để lên đường.
Chặng đường từ Sàigòn ra Nha Trang, cả hai đều đã từng chạy (thậm chí y chạy nhiều đến quen cả đường). Vì thế, quyết định là đưa ngựa ra Nha Trang trước, rồi bắt đầu từ Nha Trang đi tiếp ra phía Bắc.
 
IMG_1363.jpg

Lối mòn dẫn tiếp sang khu F. Ngôi tháp trung tâm F1 đã sụp đổ phần lớn, đang được bao che bảo quản (và bắt đầu được tiến hành trùng tu từ cuối tháng 7/2010).


Khu F chỉ còn 3 phế tích : tháp trung tâm F1, tháp cổng F2, và tháp Nam F3.
Tháp F1 là ngôi tháp tiêu biểu nhất ở Mỹ Sơn của phong cách Hòa Lai - một phong cách tiếp ngay sau phong cách Mỹ Sơn E1.
Tháp Nam F3 cũng được xác định thuộc phong cách Hòa Lai.
Còn tháp cổng F2, xét về phong cách, lại muộn hơn nhiều so với F1 và F3.
Ở khu F, tháp trung tâm F1 mở cửa về hướng Tây, còn tháp F3 lại mở cửa về hướng Đông.


IMG_1364.jpg

Phế tích còn lại của tháp cổng F2 phía trước tháp F1.


IMG_1371.jpg

Bia ký ở khu F, nằm phía Đông Nam tháp F1, phế tích phía sau là tháp F3.


IMG_1374.jpg

Phế tích tháp F3, bên trái là một phế tích của khu E, theo lối mòn là đi tới tháp E7 của khu E.
 
IMG_1377.jpg

Từ khu F trở lại khu E, lần theo con đường có lát gạch vụn - trên sơ đồ tổng quát hướng dẫn là lối ra khỏi toàn khu di tích.


Nhưng sơ đồ tổng không vẽ hết đường ra, mà để cụt lửng lơ với mũi tên ghi Lối ra.
Lão Đại lững thững cuốc bộ thử xem nó ... ra ở chỗ nào.


IMG_1380.jpg

Con đường vượt qua một nhánh khác của khe Thẻ...


IMG_1381.jpg

... và càng ngày càng hẹp, chạy giữa khu rừng thưa rợp mát bóng cây.


Con đường nhỏ râm mát
Chạy dưới khóm rừng thưa
Cơn gió chiều xào xạc
Lá trên cành đu đưa.​

Đang chang nắng, đi vào con đường rợp mát bóng cây, Lão Đại ban đầu cảm thấy rất dễ chịu.
Y vừa lững thững thả bộ, vừa nghĩ vẩn vơ, hình dung về những đoàn người Chăm ngày xa xưa hành hương về Thánh địa mỗi dịp lễ hội.

Việc khu G bị cấm vào khiến thời gian loanh quanh ở Mỹ Sơn giảm bớt.
Thực ra, ở khu A, y không gặp bất cứ ai. Ở khu E, F y gặp hai cha con dắt nhau đi xem, người cha vừa đi vừa kể sơ bộ cho con trai mình về Mỹ Sơn - y đi ngang qua họ, nghe được lõm bõm vài câu :D.
Còn chủ yếu du khách ở khu B, C, D.
Hôm đó khách Tây nhiều hơn khách Việt.
Mới hơn 15g, Lão Nhị mới gọi, thông báo là đã rời nhà bà con ở Nam Phước, đang trực chỉ Hội An, và sẽ tìm phòng nghỉ trước. Vậy là y không có gì vội.

Nhưng đi mãi, nghe nước khe Thẻ chảy róc rách bên cạnh, sau lùm cây.
Tiếng người cười nói lao xao bên kia dòng nước như rất gần mà đi mãi không đến.
Lão Đại không phải người yếu bóng vía, nhưng y chợt nghĩ, sơ đồ không vẽ đến điểm cuối của đường ra. Biết đâu cuốc bộ ra đến tận phía ngoài thì xa lắm, rồi lại vòng vào lấy xe nữa.
Nhưng con đường nhỏ giữa rừng chỉ có mình y, không biết hỏi ai.
Y ngồi lại ven đường, uống nước và nghỉ mệt một lúc, nghĩ xem đi tiếp hay quay lại.
Việc lối này dẫn ra tận phía ngoài khu bán vé, có lẽ là vô lý, nó sẽ không xa đến thế. Nhưng nó vòng vèo thế nào, bao lâu nữa, thì y mù tịt.

Lát sau, y đứng dậy, quay bước trở lại.
Qua khu E, F, qua cụm B,C,D trở ra đến con dốc đất, y đã khá mỏi cẳng.
Trên con dốc này, y bị gọi là ... Tây lần thứ hai.

Khi leo đến đỉnh con dốc đất - thực ra nó chả dốc lắm, nhưng đi trên đường bằng đã thấy mỏi chân sẵn rồi, nên chỉ cần dốc dốc một chút là đã ì ạch phì phò thêm nhiều rồi.
Đến đỉnh dốc nhìn xuống, y thấy một nhóm công nhân đang chuyển gạch lên khu tháp G đang ngồi nghỉ nơi chân dốc cùng với xe gạch.
Thấy y ì ạch xuất hiên trên dốc, một gã mập trẻ tuổi đang ngồi phía dưới bỗng hếch mặt lên dòm y rồi nói :

- Oải không?

Dĩ nhiên y hiểu gã hỏi y. Nhưng y rất ghét cái kiểu hỏi trỏng như thế - bình thường đã vậy, huống chi lúc này đang ... mệt - nên y thản nhiên bước tiếp vài bước, rồi quay lại chụp ảnh con dốc.


IMG_1208.jpg

Lúc đi vào băng băng, lúc đi ra, thấy nó quả là ... con dốc.


Kể thì lâu, chứ mọi việc diễn ra thì nhanh.
Ngay khi y quay lưng lại chụp ảnh con dốc, nghe gã mập bô bô với mấy người còn lại :

- Thấy chưa? Nó có hiểu tiếng Việt đâu? Tao đã bảo thằng này người Cam mà tụi bây cứ cãi.

Đến đây thì Lão Đại nhịn không được, bật cười, dù mệt bỏ bố.
Gã mập thấy y quay lại cười và lững thững buốc tiếp xuống dôc, gã chột dạ nhìn y (vẫn) hỏi trỏng :

- Sao cười? Nghe được tiếng Việt à?

Lão Đại gật gật đầu, nhất định không lên tiếng. Rồi lờ đi, cắm cúi đi tiếp.
Sau lưng, y nghe đám kia vẫn cãi nhau chí chóe rằng "Thằng đó là người Cam hay người Việt" :D
 
Những đền tháp rêu phong đổ nát
Bỗng rực lên trong nắng cuối chiều
Giữa thung lũng lá khô rơi xào xạc
Vẳng đâu đây lảnh lót tiếng chim kêu

Hồn Chăm xưa, cả ngàn năm còn đó
Giữa nắng mưa với rêu mốc của thời gian
Những vạt tường đổ nát đứng miên man
Mang trên mình cả một trời điêu khắc

Những đêm rừng, dưới trăng sao vằng vặc
Vẳng trong gió tiếng trống hội Chăm xưa
Những trưa hè, lá xào xạc đu đưa
Mỏ chim thần xa xa như đang hót

Mỹ Sơn tuy đã hoang tàn đổ nát
Nước Chămpa cũng chấm dứt thăng trầm
Những phế tích đền tháp cổ ngàn năm
Vẫn lưu dấu một hồn xưa tráng lệ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Tạm biệt Mỹ Sơn. Sẽ còn có những lần trở lại trong tương lai.
 
Em khâm phục sự hiểu biết về văn hóa Champa và cách kể chuyện hài hước của bác tunbo, khi nào đi vậy nữa cho em theo ké học hỏi mở rộng cái đầu với nhé.
 
@ huygeo : tất cả những điều đó là từ mạng, từ sách vở, báo chí. Và từ những cái đã đọc được, không thể không đi đến xem, và tìm hiểu thêm từ thực tế, từ câu chuyện của những người sở tại.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------


Rời khỏi Mỹ Sơn, không khỏi nao lòng, vì cứ mỗi lần đến, lại cảm thấy nó đổ nát thêm một chút, mất mát thêm một chút.
Nhưng cũng có chút tự an ủi trong lòng rằng, dù sao cũng ghi lại được thêm nhiều hình ảnh về các góc cạnh, các chi tiết của khu đền tháp này.
Nắng vàng vẫn rự rỡ trong buổi cuối chiều, con đường nhỏ vẫn mơn man gió, uốn lượn trên vùng đất Chăm xưa.
Chẳng bao lâu, Lão Đại đã trở ra đến Nam Phước, lại rẽ trái nhập vào QL1A, nhắm hướng về Vĩnh Điện thẳng tiến.
Tháp Bằng An là điểm đến cuối cùng trong ngày hành trình thứ tư này, cũng là ngôi tháp cuối cùng còn tồn tại trên đất Quảng về phía Bắc.
Qua cầu Vĩnh Điện chút xíu, rẽ trái vào đường DT609 chừng gần 2km, thấy tháp Bằng An ngay bên trái đường.


IMG_1407.jpg

Tháp Bằng An nằm tại làng Bằng An, xã Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.


Khu vực này chỉ còn lại 1 ngôi tháp Bằng An này, nhưng những nghiên cứu khảo cổ đã chỉ ra rằng, nơi đây ngày xưa từng có nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, mà ngôi tháp hiện còn được cho là đền thờ chính.
Trong số các tháp Chăm cổ còn lại, tháp Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác, nó cũng không có bất cứ một đặc điểm đặc trưng nào của các tháp Chăm truyền thống : không cột ốp, không có cửa giả ở các mặt tường, không có các tầng mái, không có luôn cả các hoa văn trang trí.


IMG_1425.jpg

Tháp Bằng An trông xa giống như một búp măng khổng lồ. Phần thân hình bát giác trông giống hệt các cột trụ nhà dài ở khu tháp Pô Nagar ở Nha Trang.


IMG_1441.jpg

Phần mái vuốt lên và chụm vào nhau thành hình chóp nhọn có 8 mặt hình tam giác.


Người ta cho rằng, mái của tháp Bằng An xưa kia, 8 mặt mái cũn có lớp vỏ trang trí giống ở Tháp Đôi - Quy Nhơn - nhưng giờ đã bị mất không còn dấu vết.


IMG_1442.jpg

Cửa vào tháp hiện nay, là kết quả đợt trùng tu và ... làm lại của người Pháp năm 1940. Cấu trúc cửa vào tháp là dạng một tiền sảnh lớn có cửa ra vào chính và 2 cửa ngách, nay được sửa thành hai cửa sổ cao ở hai bên mặt Bắc, Nam.


IMG_1408.jpg

Hai bên cửa ra vào, phía ngoài, là hai tượng con vật đầu voi, thân sư tử bằng đá - tượng Gajasimha.
 
IMG_1424.jpg

Có hai linh vật Gajasimha trông coi ... ngựa sắt, nên an tâm đi chụp tháp :D, phía ngoài xa là đường ĐT 609.


IMG_1437.jpg

Bia ký Bằng An.


Khu vực tháp Bằng An không còn để lại nhiều di vật cổ, nhưng còn lại một bia ký cổ, được các nhà khoa học đặt tên là "Bia ký Bằng An".
Một điều đáng tiếc là niên đại của bia không còn đầy đủ, chỉ còn số " 8... saka", tức là vào năm 8xx Chăm lịch.
Vì kỷ tây lịch muộn hơn kỷ saka là 78 năm, nên người ta đành cho rằng niên đại Bia ký Bằng An nằm trong khoảng thời gian từ năm 878 đến năm 977 Công nguyên.
Bia ký Bằng An được xác định là của "vua" Badravarman II - cha của vua Indravarman II, người sáng lập ra vương triều Indrapura (Đồng Dương)
Tuy nhiên dựa trên các bia ký khác ở Đồng Dương và một số địa phương khác ở Quảng Nam, người ta được biết rằng " Indravarman II được lên làm vua nước Chămpalà nhờ quyền lực của thần Mahesvara (tức Siva), nhờ công tu luyện khổ hạnh cũng như trí tuệ thông minh của ông, chứ không phải nhờ cha hoặc ông của ông"
Từ thời điểm Indravarman II mở ra vương triều Indrapura, cái tên nước Chiêm Thành bắt đầu xuất hiện trong sử Trung Quốc, trước đó, nước của người Chămpa được sử Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương.
Như vậy, sử Chăm xác nhận Indravarman II là vị vua sáng lập của một vương triều, chắc sau đó - giống một số nơi khác - cha của ông ta mới được tôn là "vua" : Badravarman II.
Bia ký Bằng An cho biết rằng, "vua" Badravarman II đã ra lệnh xây một Linga Paramesvara (Thượng đế Tuyệt đỉnh - một danh hiệu của thần Siva).
Vì thế, các nhà khoa học cho rằng, tháp Bằng An chính là đền thờ Linga Paramesvara của vua Badravarman II.
Tuy nhiên, vì cấu trúc tháp Bằng An không giống với bất cứ ngôi tháp Chăm nào khác, nên việc xác định niên đại bằng cách so sánh phong cách là không thể được.
Sau này, bằng việc so sánh nhiều chi tiết nhỏ với các tháp Chăm khác, một số nhà khoa học cho rằng tháp Bằng An được xây dựng vào thế kỷ XII.
Rồi tiếp sau đó, nhóm nghiên cứu của ông Ngô Văn Doanh lại tìm cách chứng minh được rằng, ở thế kỷ XI, đền thờ Linga Paramesvara "vẫn còn được thờ phụng" - tức là niên đại của nó không thể là ở thế kỷ XII mà phải sớm hơn thế kỷ XI.
Và đến nay, vẫn có hai luồng ý kiến về niên đại tháp Bằng An :
- Một luồng ý kiến cho rằng niên đại tháp Bằng An ở vào thế kỷ XII
- Một ý kiến khác cho rằng niên đại tháp Bằng An ở vào cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X - bằng với niên đại Bia ký Bằng An.

(Đọc các tài liệu bảo vệ ý kiến của các nhà nhiên cứu mà thấy hoa mắt nhức đầu quá đi, nhưng thấy ý kiến về niên đại tháp trùng với niên đại Bia ký Bằng An, xem ra các chứng cứ đưa ra có vẻ hợp lý hơn)

Nhưng thôi, đó là công việc của các nhà ... Chăm học, họ dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật Chăm. Còn lãng khách, chỉ vì chút đam mê nho nhỏ mà cười ngựa xem hoa, không đủ "tuổi" để theo xách dép hóng chuyện các vị tiền bối ấy.


IMG_1451.jpg

Khuôn viên tháp Bằng An có nhiều hoa. Hoa và Tháp.


IMG_1450.jpg

Tháp và Hoa.
 
Lúc này đã hơn 17g, nắng vẫn vàng hanh, nhưng đã dịu hẳn cái nóng, trời vẫn xanh ngắt.
Lão Nhị đã nhắn tin báo địa điểm khách sạn sẽ lưu trú ở Hội An, và báo là gã đã đi thăm bà con đang sống ở Hội An, nên Lão Đại cũng chả vội gì.
Vĩnh Điện về Hội An chỉ chục km, vì thế, y nán lại ở tháp Bằng An uống nước, hỏi chuyện cô gái bán căn-tin, kiêm bán vé tham quan di tích.
Cô ấy nói rằng, xưa kia còn hay tổ chức lễ hội ở đây, còn hiện nay rất ít khi tổ chức, lâu lắm rồi.

Theo lịch trình, đêm đó ngủ tại Hội An, hôm sau chạy qua Đà Nẵng ... chơi phố một chút rồi dẫn Lão Nhị vượt đèo Hải Vân về Huế.
Đèo Hải Vân thì Lão Đại qua lại nhiều lần, cả bằng xe máy, ô tô, tàu hỏa, và ... máy bay.
Y cũng từng ngồi thuyền máy từ bãi Xuân Thiều ra đến sát hòn Sơn Chà (đảo Ngọc, hòn Chảo của các bạn PDN), nên từ dưới biển trông lên đèo cũng đã có cả.
Nhưng dẫn Lão Nhị đi đường bộ, chắc cũng mất khá nhiều thời gian cho gã ngắm cảnh, chụp choẹt, nên đành cắt bớt thời gian ở Đà Nẵng, không dám lên Phượt í ới với PDN.
Tuy vậy, khi ngồi uống nước ở tháp Bằng An, y lại nghĩ, dẫu sao cũng dừng ở Đà Nẵng vài giờ, đủ để cafe càfáo, nên y móc điện thoại ra, gọi cho ... "hàng" :D
"Hàng" là một em có cái tên rất đẹp : Châu Anh - "cao trên mét bảy, trắng như trứng gà bóc".
Có 'hàng" như thế mà bỏ thì cũng phí. :))
Nhưng thật tiếc, "hàng" vừa đến Quy Nhơn mất rồi - cũng nghi nghi, nhưng không thể ở lai Quy Nhơn gặp "hàng".
Để tới Đà Nẵng rồi tính sau vậy.

Lão Đại buộc áo khoác vào phía sau, rời tháp Bằng An lên đường trở về phố Hoài.
Giờ mát rồi, ních cái lò xông hơi vào làm gì cho mệt.

Qua cầu Vĩnh Điện, trong ánh nắng cuối ngày, y lại trông thấy đỉnh núi Chúa ở Mỹ Sơn - đầu chim thần Garuda - hiện ra trong nắng, mà chắc lúc nãy trên đường đến tháp Bằng An, mải để ý đường đi mà không nhận ra.


IMG_1456.jpg

Núi Chúa ở Mỹ Sơn - nhìn từ trên cầu Vĩnh Điện.


Tới giữa Vĩnh Điện, rẽ vào con đường 608 đi Hội An.
10km vượt qua trong chốc lát. Tìm đến địa chỉ khách sạn được báo trước, đã thấy Lão Nhị đi thăm bà con trở về, đang hì hục chăm sóc ngựa trước tiền sảnh.
Kết thúc một ngày sục sạo khắp các cụm tháp trên đất Quảng Nam.
Dẫu Mỹ Sơn bị cấm mất một khu, nhưng nói chung cũng đã ... sục sạo được khá nhiều.
Tự dưng đến lúc đó mới nhớ ra rằng cần phải ... ăn, rằng bữa trưa lại bị bỏ quên :D
 
Sau khi vỗ về chăm sóc hai chú ngựa sắt một hồi, hai người lên phòng tắm giặt gột sạch bụi đường.
Lúc đó cũng đã tối, túc tắc ra phố ... kiếm ăn.
Đồ ăn ngon, bia cũng ngon, nhưng thực khách trong quán vừa ăn vừa xem đá bóng ồn ào quá. Đến giờ thì chả còn nhớ là trận đấu giữa 2 đội nào nữa, nhưng cơ bản lúc đấy hồn vía vẫn còn lảng vảng nơi các khu tháp Chăm cổ, nên không có tâm trí xem đá bóng mấy.
Vì thế, ăn no, uống đủ là lên ngựa ngắm phố Hoài.
Lão Nhị thì quê ở đó, nên dĩ nhiên gã quá quen Hội An, còn Lão Đại hôm đó cuốc bộ cũng nhiều, nên không hứng thú lắm trong việc đi bộ ngắm phố - mà cơ bản, y cũng cuốc bộ Hội An nhiều lần rồi - nên lúc đi ăn, chả ai mang máy ảnh, cứ thế người không lên ngựa chạy lòng vòng thôi.
Đi tới lui, ra Cửa Đại rồi vòng về, đã gần 22g, vào phố cổ vẫn bị chặn, đuổi, nên về thẳng khách sạn.
Ở đó có cả đống ảnh trong ngày, hấp dẫn hơn..

Sáng ngày hôm sau, 14/6/2010, cả hai dậy sớm.
Lão Nhị phải qua chùa Chúc Thánh thắp hương viếng các bậc tổ tiên tiền bối.
Khi sắp hành lý lên đường, mới lòi ra 2 chai "hàng cấm" không mang được lên máy bay chặng về. Thế là chắc chắn phải tìm cách gửi về Sài Gòn trước bằng đường bộ. Việc ấy sẽ tiến hành khi ghé Đà Nẵng.
Loằng ngoằng chuẩn bị nhồi nhét đồ đạc, cuối cùng lúc ra đường, nắng cũng đã lên, lại ... quên ăn sáng.
Sau khi vào chùa thắp hương trở ra, đã hơn 9g30, cả hai rời Hội An, theo đường Điện Ngọc - Non Nước phi ra Đà Nẵng.
Đường ven biển rộng thênh thang, gió lồng lộng, nắng chói chang, biển xanh ngắt bên đường.
Ngựa bung vó phi nước đại, nắng nóng làm mặt đường xa xa phía trước trông rung rung, lấp loáng.
Dãy Casino năm sao ven biển chẳng mấy chỗ cũng vụt lại phía sau. Qua Mỹ Khê, vượt cầu quay sông Hàn sang đến nội thành Đà Nẵng đúng 10g30.
Vì cần tìm một hãng chuyển phát nhanh, nên tốt nhất là ... nhờ thổ địa.
Bạn bè Lão Đại ở Đà Nẵng cũng nhiều, nhưng lần này trong số chúng, chỉ có 1 đứa biết y đang có mặt ở đó. Nhưng y muốn tranh thủ gặp mặt cafe với PDN, nên lại nhờ "em Châu Anh" cho số của bác "quan văn PDN" - phải liên hệ quan văn trước, cứ theo nguyên tắc "tiền lễ hậu binh", y biết thế nào quan văn chả kéo quan võ đi cùng, sau quả không sai.

Gọi điện, bác Quan văn nhiệt tình hẹn ra ngay, và cho hai khách chọn địa điểm.
Tiện đang ở ngay chân cầu quay, Lão Đại hẹn bác Quan văn vào Cafe Thư viện luôn. Chỗ này, năm 2006 về trước y hay ngồi cafe sáng. Mấy năm sau này ít ra Đà Nẵng hơn hẳn khi xưa, nhưng năm nào cũng ra, và lần nào cũng không qua khu vực đó vào ban ngày.


_MG_0863.jpg

Đôi ngựa bên chân tường cafe Thư viện trên đường Bạch Đằng ven sông Hàn.


IMG_1459.jpg

Trong lúc chờ bác Quan văn đến, Lão Nhị lang thang chụp chẹp bên bờ sông Hàn.


_MG_0865.jpg


_MG_0877.jpg

Sông Hàn nhìn qua khe tường rào quán cafe : cột đèn hiện đại, nhà cao tầng và con thuyền nan cũ trên sông.


_MG_0876.jpg

Xichlo chở hàng chạy ngược chiều trên đường Bạch Đằng giữa ban ngày.


_MG_0871.jpg

"Quan văn PDN" - thienson - có mặt sau 10 phút, y như hẹn.


_MG_0870.jpg

"Quan võ" Shogun - đúng phong thái quan võ, đến sau hơn một chút.


Vì đang giữa ngày đi làm bình thường, nên có lẽ các bạn PDN cũng mắc bận công việc, chỉ có hai bác này thu xếp được, ra cafe cùng. Sinh tố bia mà chơi vào buổi trưa thì mệt, vả lại vẫn còn phải đi đường.
 
Đúng ra, ban đầu không tính í ới gì với các bác PDN vì Lão Nhị định vào nhà bà con ở Đà Nẵng để chào hỏi vài câu - gì thì thì gã cũng sắp đi xa một thời gian dài - trong lúc ấy, Lão Đại tận dụng thời gian, phóng vào Bảo tàng điêu khắc Chăm để chụp thêm một số hiện vật từ các khu di tích Chăm được mang về đây.
Nhưng sau, vì 2 chai "hàng cấm" mà phải lo gửi về Sài Gòn trước, nên Lão Nhị phá kế hoạch, Lão Đại cũng tặc lưỡi chiều gã, bỏ Bảo tàng điêu khắc Chăm.
Mất cái này, được cái kia. Thế là có dịp ngồi cafe tán gẫu với hai bác PDN, tai ngay nơi ngày trước vẫn hay ngồi.
Lại may, có bác Shogun gọi giúp cty chuyển phát nhanh phái nhân viên đến tận nơi lấy hàng đi.
Mỗi tội cái bọn Tiến Thành ở Đà Nẵng chúng hứa đến ngay, nhưng rồi chúng măm chán mới đến (và sau này hàng về đến Sài Gòn, chúng ... quên mãi, cho tới khi Lão Nhị sực nhớ ra là đáng nhẽ nó phải đến lâu rồi, gọi điện cho chúng, chúng mới ... mang đến ngay)

Ngồi nói đủ thứ chuyện trên rừng dưới biển, rồi hơn 13g, chia tay các bác PDN, lên đường.
(Biết bác Quan văn muốn gạ đi dùng sinh tố Beer lắm, nhưng còn chạy xe nữa, vả lại món ấy Lão Nhị tiếp các bác tốt, chứ Lão Đại ta thì loại từ vòng ... gửi xe)
Hẹn lần sau thời gian dư giả hơn vậy, cám ơn các bác PDN rất nhiệt tình với bạn phương xa.

Chạy bọc hết đường Bạch Đằng, qua Nguyễn Tất Thành lên Nam Ô rồi bắt đầu vào đèo, Lão Nhị có vẻ rất háo hức. Cầu Thuận Phước gã cũng bỏ qua, chỉ nhăm nhăm đến con đèo.

Lần này đèo dài hơn, qua đèo cũng phải chạy xa hơn mới đến đích (so với đêm đầu tiên từ Tuy Hòa đi Quy Nhơn trên QL1D) nhưng giờ mới đang trưa, nên qua đèo hai tên chạy rất nhởn nhơ, thích là dừng.
Lần này cũng không giống như ở đèo Cả, không phải ... mời chào nhiều, Lão Nhị chạy được một quãng bèn dừng lại chụp ảnh.


IMG_1465.jpg

Cặp thiết hắc mã bên đường đèo Hải Vân, phía Đà Nẵng. Xa xa, chỗ eo núi là Hải vân quan.


_MG_0894.jpg

Đường đèo phía Đà Nẵng và Hải vân quan trên cao.


_MG_0911.jpg

Nhìn xuống vịnh Đà Nẵng. Chỉ thấy hai trụ cầu Thuận Phước và thành phố mờ trong mù biển.


_MG_0920.jpg

Nhìn về hướng bãi Xuân Thiều, thấy cả mấy cây cầu trên sông Hàn mờ mờ.


_MG_0922.jpg

Chân đèo phía Đà Nẵng.


_MG_0883.jpg

Lão Nhị đi sau lừa gọi để Lão Đại ta quay lại, rồi chụp ... trộm.


IMG_1463.jpg

...rồi gã nhờ chụp gã làm hàng bên ngựa.
 
Last edited:
_MG_0903.jpg

Đúng lúc ấy ở đường sắt phía dưới có đoàn tàu hỏa cũng đang vượt đèo.


_MG_0910.jpg

Khả năng leo dốc của tàu hỏa không cao, nên đường sắt vượt đèo ở cao độ thấp hơn đường bộ nhiều, và tàu hỏa "vượt" núi bằng các hầm đường bộ, như cái hầm này chẳng hạn ...


_MG_0914.jpg

Đây, đoàn tàu sắp "vượt" núi.


_MG_0907.jpg

Đường sắt ở dưới, còn đường bộ ở trên. Một khúc cua ôm lấy mỏm núi chìa ra biển.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,573
Bài viết
1,169,127
Members
191,425
Latest member
shopdancing123
Back
Top