What's new

6/2010 - Con đường di sản Chăm - ma Hời dẫn lối.

Hắc Y Khách, sau dạo lang thang đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc trở về, công việc của y gặp nhiều trục trặc.
Chính xác là công ty của y gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động.
Vì thế, vào dịp tháng 5, tháng 6/2010 y có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Y nhân dịp đó, định viết lách về các tháp Chăm cổ - mà y vốn ấp ủ bấy lâu.
Nhưng cần phải cập nhật về những thông tin, hình ảnh về các ngôi tháp y đã đến, và phải đến những nơi y chưa đến.
Thời gian rảnh rỗi thì nhiều, mà vì hoàn cảnh riêng, y chẳng đi đâu qua ngày được.
Thêm nữa, thường thì rảnh rỗi thời gian, sẽ không dư giả về tài chính.
Chỉ là mấy chuyến đi Tây Ninh trong ngày, đi Phan Thiết, Phan Rang trong 2 ngày.
Còn lại là vẫn cứ loanh quanh ở Sàigòn.

Rồi ... cơ hội lại đến. Y có 1 tuần tự do. Lại chuẩn bị lên đường.
Sau đợt đi bẫy đá Pinăng Tắc, con ngựa sắt của y còn mang chủ rong ruổi một chặng đi Quy Nhơn, về Nha Trang, vòng lên Đà Lạt, xuôi về lại Phan Rang, rồi về Sàigòn - Chuyến đó y đi là vì hai vị bằng hữu của y muốn đi cung đường đó, dù đứa nào cũng đi rồi, nhưng tự dưng muốn đi cùng nhau, xem "tam nhân" có "bất đồng hành" như các cụ nói không.
Rồi sau đó, y đem ngựa đi vào "bệnh viện", cấy ghép cho nó một số bộ phận nội tạng, sơn phết lại dàn lông. Ra khỏi bệnh viện (và thẩm mỹ viện), nó khác xưa nhiều. Khỏe hơn, nhưng trông "mượt mà" hơn xưa nhiều, giống một con ngựa cảnh hơn là một chú ngựa chiến.
Dĩ nhiên bên trong bộ mã của một chú ngựa cảnh, nó đã mạnh mẽ hơn xưa, và cũng nôn nao như chủ nó về một chuyến đi xa.
Con đường di sản Chăm vẫy gọi, một tuần là chưa đủ, nhưng khéo thu xếp trên đường, cũng có có thể tàm tạm.
Con đường chính là QL1A thì quá quen thuộc, y chỉ chạy cho sướng, rồi bắt đầu vào các tháp mới moi máy ảnh ra.

Giờ áp chót, có đứa "bám càng".
Gã trẻ tuổi, ngựa khỏe, lại bận cắm cúi làm quanh năm suốt tháng.
Người khỏe, ngựa khỏe mà rất rất ít dịp cưỡi ngựa rong ruổi đường xa. Gã lại sắp rời Việt Nam một thời gian dài, vì sự nghiệp.
Vì thế, khi gã xin theo, y ái ngại, vì lần này y tạt ngang nhiều, chứ không phải là long dong đi chơi. Nhưng gã đồng ý tất cả những gì y nói, nên hai anh em bắt tay vào việc chuẩn bị ngựa và đồ để lên đường.
Chặng đường từ Sàigòn ra Nha Trang, cả hai đều đã từng chạy (thậm chí y chạy nhiều đến quen cả đường). Vì thế, quyết định là đưa ngựa ra Nha Trang trước, rồi bắt đầu từ Nha Trang đi tiếp ra phía Bắc.
 
Rời khỏi tháp Mỹ Khánh, trời cũng đã vào tầm trưa.
Đã biết được khoảng cách về lại Huế cũng không xa, nên lúc này Lão Đại mới nhởn nhơ ngắm ngó cảnh vật nơi đây, chứ không cắm cúi lo tìm tháp như lúc đi.


IMG_1591.jpg

Bên tay phải đường về (phía biển) có một khu nghĩa địa ...


IMG_1592.jpg

... tuy còn lâu mới sánh được với "thành phố ma" nổi tiếng, nhưng cũng giống một "thị trấn ma" nho nhỏ.


Từ Thuận An đến cửa Tư Hiền là một doi đất dài và hẹp, chạy dọc theo một bên là biển, một bên là hệ thống đầm phá kéo dài với nhau - từ đầm Cầu Hai phía đất Phú Lộc, kéo lên đầm Hà Trung, đầm Thanh Loan trên đất Phú Vang, liên thông luôn lên đến phá Tam Giang.
Đoạn đường từ Thuận An đến tháp Mỹ Khánh chạy dọc theo bờ đầm Hà Trung và đầm Thanh Loan, còn phá Tam Giang nằm phía Bắc cầu Thuận An.


IMG_1594.jpg

Bên bờ đầm gần thị trấn Thuận An.


IMG_1595.jpg

Một "gia đình" nhỏ : Cha, Mẹ và Con...


IMG_1597.jpg

... cùng "hàng xóm".
 
Ôi Lão Đại ơi, sao mà phong cảnh nó đẹp thế nhỉ, lúc phi ngang qua chắc tại người và ngựa oải quá nên không còn tâm trí để chiêm ngưỡng, haizzz tiếc quá tiếc quá.

Hey lao nhi, chac dang mo mang toi co nao nen quen ca duong di loi ve luon ha (NO)!
 
Đã gần 2 tháng để trôi topic, chỉ vì con ngựa sắt.
Khi ở tháp Mỹ khánh đi bộ ra, nhìn chú ngựa sắt đen trũi đứng dưới bóng mát của hàng phi lao, tự dưng trong lòng lãng khách chợt thấy nao nao.
Vì y muốn chia tay nó. Chia tay với một người bạn đường đã gắn bó bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu chặng đường rong ruổi, thật chẳng dễ chịu chút nào. Dẫu nó vô tri vô giác, nhưng dường như nó cũng có hồn.
Bao nhiêu năm qua, nó đồng hành cùng chủ khắp nơi, vùn vụt trên đường đồng bằng, đường ven biển lộng gió cũng có; vất vả vượt đèo hoang núi thẳm cũng có; chang nắng giữa trưa hay xuyên mưa đêm cũng có. Nó luôn luôn chiều ý chủ.
Nhưng, lòng người thường nhiều mơ ước. Chủ nó bắt đầu thay đổi, y không chê nó, nhưng đã bắt đầu nghĩ về những loại ngựa khác.
...
Cuối cùng, đến nay, y cũng đã có thêm ngựa khác, nhưng cũng không đành lòng tiễn con ngựa cũ lên đường. Y đã phải đấu tranh với chính mình mãi, mới đi đến quyết định giữ nó lại. Và khi đã yên ổn như vậy, mới có chút thanh thản để tiếp tục câu chuyện rong ruổi cùng nó - mà khi đó, y đã nghĩ đó là chuyến song hành cuối cùng với nó.


Trở về với chuyến đi, sau khi rời khỏi Thuận An, trời trưa tháng 6 nắng gắt, Lão Đại tiếp tục tìm đến tháp Liễu Cốc.
Tháp Liễu Cốc nằm ngay ngoại ô thành phố Huế, nhưng ở phía Bắc, nên từ Thuận An, y lại phải vòng trở lại Huế. Tiện ghé ngang khách sạn nghỉ chân uống nước, y gọi điện xem Lão Nhị đang ở đâu.
Gã đã theo thổ địa đi chơi loăng quăng, và giờ đang còn lang thang trong lăng Minh Mạng. Có một mình, Lão Đại cũng chẳng muốn ăn lắm, nên y đứng dậy tiếp tục lên đường.

Tháp cổ Liễu Cốc nằm ở xã Hương Xuân, huyện Hương Trà - đó là tất cả những thông tin y biết. Nghe nói nó đã đổ nát lắm rồi từ năm 2004, nhưng vẫn còn hình hài. Có lẽ (nếu còn), thì nó là cụm tháp Chăm xa nhất về phía Bắc còn tồn tại.
Y hỏi thăm bà hàng nước nơi cửa khách sạn về ngôi tháp cổ, nhưng bà ấy không biết, đành hỏi đường đi đến xã Hương Xuân rồi tính sau.
Bắt ra QL1A ngược về Bắc, qua cầu An Hòa mấy km, bắt đầu vào địa phận Hương Xuân, Hương Trà.
Đất rộng mênh mông, con đường thì như một sợi chỉ vắt qua những đồng ruộng hai bên, thỉnh thoảng mới có cụm dân cư, Lão Đại cắm cúi đi một hồi, chợt nhận ra đã qua địa phận xã khác, nên lại quay ngược trở lại. Đang tính hỏi thăm đường, y chợt thấy một cái cổng làng ngay bên lề bên kia đường QL1 (phía tay phải nếu đi từ Huế ra) mà lúc nãy đi qua không để ý.


IMG_1663.jpg

Một cổng làng mà lúc nãy y đã đi qua nhưng không để ý.


IMG_1664.jpg

Xóm Tháp


Cái tên làng có vẻ đúng là nơi y cần tìm, lập tức y quặt ngựa sang đường hỏi thăm. Quả là đúng nơi cần tìm.
 
Rẽ vào con đường làng nhỏ hẹp chạy dưới bóng cây, chừng 2km thì ... hết đường. Dừng lại hỏi thăm, người ta nói là cứ đi đến hết đường, sẽ thấy một bãi nghĩa địa, "tháp nằm trong khu ấy".
Lão Đại chạy đến hết đường, thấy trước mặt là mênh mông những gò lô nhô trên một cánh đồng trông như bỏ hoang, cỏ lác vàng úa.
Từ điểm cuối của con đường trở ngược lại, cây cối xanh um, nắng không chiếu xuống được lối đi, còn từ đó nhìn tới phía trước thì mênh mông là nắng và cỏ úa, thật là tương phản.
Bãi nghĩa địa một nửa nằm ngoài đồng nắng, một nửa còn nằm trong tàng cây râm mát âm u.
Lãng khách dừng ngựa cuối đường, đi bộ vào khu nghĩa địa. Y len lỏi qua các ngôi mộ chi chít ngoài nắng, không thấy có chỗ nào khả dĩ là có dấu tích của ngôi tháp nào.
Phần nghĩa địa nằm trong lùm cây thì trông quá âm u, cây cối um tùm, đứng ngoài cũng không thấy được gì.
Y tiếp tục vạch cây chui vào bên trong.


IMG_1662.jpg

Cây cỏ um tùm trong khu ngĩa địa, chẳng có lối mòn, cứ đạp cỏ đi bừa.


Lão Đại cứ vạch cây cỏ lần mò trong khu nghĩa địa dưới tàng cây. Những ngôi mộ nằm đủ hướng, có ngôi được xây, có ngôi chỉ là những nấm đất nhỏ cỏ mọc um tùm.
Y len lỏi khắp nơi, nhưng không thấy tháp đâu, cho đến lúc, vừa chui qua khỏi một lùm cỏ lác cao ngang đầu người, y giật mình thấy ngay dưới đất là một dãy gần chục cái bát hương đặt thành một hàng thẳng, chân hương cũ chi chít. Tiếp phía sau đó là một lùm lớn nữa, cây cối um tùm khuất cả tầm mắt.
Y đành quay trở ra lên ngựa ngược vào làng hỏi thăm.
Dừng chân trước một ngôi nhà có sân rộng, y hỏi thăm tháp. Bà chủ nhà cười bảo, người lạ khó tìm được lắm, vì tháp đổ hết rồi. Bà ấy lại nói cậu con trai lớn dắt y vào tháp.
Chàng thanh niên dắt y len lỏi qua một khu vườn um tùm, rồi bất chợt dừng lại tại một cái gò. Lập tức y nhận ra đó chính là dấu tích còn lại của ngôi tháp cổ ngày xưa.


IMG_1660.jpg


IMG_1645.jpg


IMG_1644.jpg

Vết tích của một ngôi tháp gạch đã sập đổ, cây cối mọc xanh um.


Chàng thanh niên nói rằng, lúc trước còn 2 tháp, nay một ngôi đã không còn nhìn ra, chỉ còn một ngôi còn lại chút phế tích đó. Mấy năm trước, Sở Văn hóa có tổ chức ... chặt cây phát cỏ, cho đến nay cũng lâu lắm rồi. Cây cỏ lại mọc trùm lên phế tích, càng ngày càng che lấp.


IMG_1651.jpg


IMG_1647.jpg

Cây cỏ mọc trùm lên, che khuất phế tích.
 
IMG_1657.jpg


IMG_1642.jpg


IMG_1641.jpg

Những gì còn lại của một ngôi đền tháp Chăm xưa.


Giữa um tùm cây cỏ và gai góc, Lão Đại không định được ra phương hướng, y đi vòng quanh cái gò có phế tích tháp, và đến cuối vòng tròn, y bất ngờ nhận ra đó chính là cái gò lúc nãy y mò tới, nơi bên cạnh có một dãy bát hương để ngay trên mặt đất.


IMG_1640.jpg

Lúc nãy, từ hướng cánh đồng, y đã mò được đến đây. Có lẽ vì khung cảnh quá âm u, cùng dãy bát hương đặt ngay giữa lối, làm y phân tâm.


Vậy là hết. Không thể tính được phế tích này là một ngôi tháp nữa.
Nếu có người nói nó là phế tích một cái lò gạch cũ, chắc cũng khó mà phản bác.

Chàng trai mời Lão Đại trở về nhà uống nước. Người dân ở đây rất nhiệt tình, ông bà chủ nhà nhất định mời y ở lại ăn cơm. Lúc đó cũng sắp 13g, nhưng nhà ấy còn đang nấu nướng chưa xong.
Khách cám ơn và xin phép từ chối để đi, ông chủ nhà trạc ngoài lục tuần bèn giữ y lại uống nước trò chuyện hồi lâu cho bớt mồ hôi, mới cho đi.
Trong câu chuyện của mình, ông ấy nói về chuyện quá trình dời đô của các chúa Nguyễn từ Ái Tử về Phú Xuân, về chuyện Tây Sơn - Nguyễn triều,...
Những chuyện ấy thì Lão Đại chỉ muốn ngồi cả ngày để nghe, để bàn, nhưng y phải đi, vì cơm nước đã xong. Y không muốn làm phiền gia đình họ.
 
Rời khỏi Xóm Tháp, Lão Đại chạy trở lại Huế, lờ luôn bữa trưa.
Năm trước y ra Huế, cuốc bộ hơn 5 tiếng, sục sạo khắp gần như hết Đại Nội , còn lần này có sẵn ngựa, y phi lung tung khắp Kinh thành xưa, chụp đủ các cửa thành.
Hơn 14g, y dừng lại gọi điện cho Lão Nhị. Gã phều phào trong điện thoại :
- Ta đánh nhau với Tào Tháo, thua, chạy về khách sạn mà còn bị rượt.
- Thế có muốn cuốc bộ vào Đại Nội không?
- Lão về qua đây, nếu ta đi được, thì lại vào Nội vậy.
15g, Lão Đại về lại khách sạn, thấy lão Nhị còn nhăn nhó, nhưng đã đóng bộ ngồi chờ. Lại qua bờ Bắc sông Hương.

Cũng trước đây, Lão Đại bỏ cả nửa ngày lang thang trong chùa Thiên Mụ, nhưng lại quên khuấy mất, không đi tìm xem phế tích con rùa bằng gạch trong truyền thuyết. Lần đó y cũng không có xe máy, mà cuốc bộ quá nhiều nên cũng lười. Lần này sẵn có xe, tính vòng qua chùa Thiên Mụ tìm chụp phế tích rùa gạch. Nhưng thấy trời đang nắng lại có dấu hiệu mây sắp kéo đến, nên Lão Nhị sốt ruột bàn quay lại Đại Nội.


IMG_1709.jpg

Thế là chỉ chụp đoạn sông Hương trước cổng chùa Thiên Mụ, rồi quay lại Đại Nội



Đại Nội thì dĩ nhiên cả hai đều đi rồi, đi nhiều lần, nhưng lần này Lão Nhị ta có vác theo máy ảnh, nên cũng muốn vòng vào chụp choẹt cho nó máu. Còn Lão Đại, lần năm trước sục sạo khắp, nhưng do sát giờ lên xe đi tiếp ra Hà Nội, phải bỏ qua mất Cung Trường Sanh và Cung Diên Thọ, nên lần này quay lại muốn sục vào cho hết.


IMG_1692.jpg

Lúc mới đến Đại Nội, trời xanh, nắng vàng, gió lồng lộng.


IMG_1714.jpg

Trên cầu Trung Đạo nhìn ra Ngọ Môn...



_MG_1551.jpg

... và nhìn vào điện Thái Hòa.


IMG_1716.jpg

Hàng cột phía mặt sau điện Thái Hòa


IMG_1717.jpg

Cái cây ở sân sau điện Thái Hòa, tên rất quen mà nhớ mãi không ra :D


Đến đây hai tên chia tay nhau. Lão Đại vác máy sục ngay vào Cung Trường Sanh và Cung Diên Thọ, còn Lão Nhị cũng ôm máy đi ... vẩn vơ trong Đại Nội, hẹn gặp nhau ở Thế Miếu để quay ra về.
Hơi vội vì sợ hết giờ mở cửa Đại Nội.
 
Sau khi sục sạo chụp choẹt hết trong Cung Trường Sanh và Cung Diên Thọ, Lão Đại thấy sắp hết giờ thật, bèn vội quay lại Thế Miếu tìm Lão Nhị, thấy gã đang loanh quanh ở trước sân Thế Miếu tự khi nào rồi.


IMG_1836.jpg

Lang thang ... ngóng :D


IMG_1837.jpg


IMG_1838.jpg

Cạnh Cao Đỉnh trước Hiển Lâm Các - Lão Nhị ...


_MG_1589.jpg

... Lão Đại.

Sau đó là vội vã hòa theo dòng du khách quay trở ra Ngọ Môn, vì đã hết giờ tham quan Đại Nội.


IMG_1842.jpg

Khi trở ra khỏi Đại Nội, mây bắt đầu vần vũ.
 
Tháo chạy khỏi Đại Nội, vừa kịp về đến khách sạn thì mưa. Lão Nhi muốn ngồi thuyền đêm trên sông Hương, nên đã nhờ lễ tân đặt chỗ.
Sau đó hai gã tắm giặt, rồi lên ngựa đi măm.
Trời đã hết mưa, nhưng vẫn đe dọa mưa tiếp. Sau khi đến ăn bánh bèo ở gần cung An Định trở ra, hai tên bị ... lạc đường. Đi ban ngày thì không sao, tối đến lại lạc đường lãng xẹt.
Giờ xuống thuyền sắp đến gần, mà vẫn loay hoay tìm đường về :D.
Cuối cùng đành chơi cách : đường ở mồm chứ ở đâu.
Gặp hai em gái nhỏ đèo nhau bằng xe đạp, Lão Nhi tranh phần ... hỏi đường. Em gái chỉ đường rẽ bên trái, nhưng lai đưa tay phải cong vẹo về bên trái, làm Lão Nhi ta cứ ngơ mặt ra.
Rồi cuối cùng, sát rạt giờ, cũng mò về được khách sạn, lập tức ra bến thuyền, ngựa cất lại khách sạn.
Vụ nghe ca Huế trên sông Hương, cả hai đều đã từng, cũng chả thích lắm, nhưng thich ngồi thuyền trên sông là chính.
Trời mưa lắc rắc, bồng bềnh trên sông đêm, ngó đèn màu nhấp nháy, nghe lời ca trầm bổng, kể cũng hay hay.
Rồi lên bờ, lang thang trong mưa đến khuya. Ướt rượt, ghé một cái quán lạ hoắc làm mấy lon bia cho ngon giấc.
Kết thúc ngày bằng một giấc ngủ thẳng cẳng.

Ngày cuối cùng của hành trình, cả hai dậy sớm, ăn sáng ngắm phố, rồi 6g30 trả phòng, cột đồ đạc hành lý còn lại (vứt được gì, vứt hết :D) thong dong ra ga Huế gửi ngựa lên tàu.
Không ngờ gửi ngựa từ Huế về Saigon lại nhanh vậy - họ nói là chỉ 1 ngày, hôm sau là đến, để cho chắc thì 2 hôm sau đến lấy sớm là có.
Lại tiện có tàu Thống Nhất vào Nam, chạy từ Huế lúc 8g, đến Đà Nẵng khoảng hơn 11g. Chuyến bay về Saigon cất cánh ở Đà Nẵng lúc 13g, nên hai anh em bèn mua luôn vé tàu về Đà Nẵng - lâu lắm rồi chúng chưa ngồi tàu hỏa.


IMG_1900.jpg

Gửi được ngựa và hành lý trên ngựa, còn mũ trụ thì không.


IMG_1905.jpg

Lão Nhi vừa ăn sáng, giờ lại phải ăn nữa - tính chụp cô gái phía sau kia :D


Mãi đến 8g30, rồi tàu cũng về đến ga Huế. Tạm biệt Cố đô.
 
Lên tàu, toa máy lạnh mát rượi, kín cửa, êm ru. Chỉ trong chốc lát, Lão Nhi đã ... khò khò, còn Lão Đại hếch mặt ngó ra ngoài cửa sổ.
Lâu lắm rồi y mới ngồi tàu, dễ cũng phải gần 3 năm nay.
Khi xưa còn ở ngoài Bắc, đi tàu như cơm bữa, nhất là gần 6 năm ăn-chơi-học ở Hà Nội. Ngày đó, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, y nhẵn mặt, từ tàu chợ cho tới tàu nhanh.
Mất gần 1 năm đầu đi tàu có vé rất nghiêm chỉnh, rồi sau đó là đi tàu ... chùa gần 5 năm. Từ việc lẩn vào ga bằng mọi cách, rồi đến ... nhảy tàu.
Chờ ngay cánh cổng sắt chỗ Cửa Nam, tàu mới ra đến đó, chạy còn chậm, phi lên mấy toa đầu. Cứ nguyên tắc, nhảy lên thì nhảy lên phía các toa đầu, còn khi nhảy xuống, nhảy từ các toa cuối (khi đó phía đầu tàu đã vào trong sân ga, đã chạy chậm lại). Đôi khi tốc độ lớn quá, không dám nhảy xuống, thì nán lại, chờ tàu chạy tiếp, lại chen lên phía đầu tàu để phóng ra.
Nghĩ lại hồi đó, tuổi trẻ liều lĩnh, đôi khi đến ngu ngốc.
Y còn gặp một chuyện dở cười dở mếu. Một lần về nhà trốn vé trên tàu, đang tính leo lên nóc toa trốn soát vé, bỗng bị tóm cẳng lôi xuống; vừa sợ, vừa bực, tiện mỏ văng tục luôn. Ngoái xuống thấy 2 bác nhà tàu đang lôi mình. Bị xách gom về với một lũ trốn vé, rồi cũng nhân lúc lộn xộn ở một ga xép, nhảy được xuống, rồi lại ... nhảy lên, và về được thoát.
Sau đó ít lâu, về ăn đám cưới bà chị họ. Lúc vào đám, giật thót mình, vì chú rể trông ... quen quen. Hóa ra, anh ta là trưởng tàu Hải Phòng, chính là một trong hai vị lôi cổ y xuống khi đang leo nóc toa dạo nào.
Vậy mà gần hai chục năm qua cái vèo rồi.

Lão Đại không nghĩ ngợi nữa, trời bên ngoài nắng đẹp, y lôi máy ra chụp linh tinh.


IMG_1933.jpg


IMG_1915.jpg

Những cây cầu trên đường bộ chạy song song với đường sắt


IMG_1975.jpg

Chẳng mấy chốc, tàu chạy qua đầm Lập An, vào Lăng Cô


IMG_1944.jpg


IMG_1961.jpg

Con đường phía Tây đầm Lập An, ngay trước khi vào ga Lăng Cô.


IMG_1977.jpg

Cầu dẫn vào cửa Bắc hầm đường bộ Hải Vân.


IMG_1989.jpg

Lăng Cô chụp từ trên tàu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,318
Bài viết
1,175,146
Members
192,042
Latest member
bomwinclub
Back
Top