What's new

6/2010 - Con đường di sản Chăm - ma Hời dẫn lối.

Hắc Y Khách, sau dạo lang thang đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc trở về, công việc của y gặp nhiều trục trặc.
Chính xác là công ty của y gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động.
Vì thế, vào dịp tháng 5, tháng 6/2010 y có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Y nhân dịp đó, định viết lách về các tháp Chăm cổ - mà y vốn ấp ủ bấy lâu.
Nhưng cần phải cập nhật về những thông tin, hình ảnh về các ngôi tháp y đã đến, và phải đến những nơi y chưa đến.
Thời gian rảnh rỗi thì nhiều, mà vì hoàn cảnh riêng, y chẳng đi đâu qua ngày được.
Thêm nữa, thường thì rảnh rỗi thời gian, sẽ không dư giả về tài chính.
Chỉ là mấy chuyến đi Tây Ninh trong ngày, đi Phan Thiết, Phan Rang trong 2 ngày.
Còn lại là vẫn cứ loanh quanh ở Sàigòn.

Rồi ... cơ hội lại đến. Y có 1 tuần tự do. Lại chuẩn bị lên đường.
Sau đợt đi bẫy đá Pinăng Tắc, con ngựa sắt của y còn mang chủ rong ruổi một chặng đi Quy Nhơn, về Nha Trang, vòng lên Đà Lạt, xuôi về lại Phan Rang, rồi về Sàigòn - Chuyến đó y đi là vì hai vị bằng hữu của y muốn đi cung đường đó, dù đứa nào cũng đi rồi, nhưng tự dưng muốn đi cùng nhau, xem "tam nhân" có "bất đồng hành" như các cụ nói không.
Rồi sau đó, y đem ngựa đi vào "bệnh viện", cấy ghép cho nó một số bộ phận nội tạng, sơn phết lại dàn lông. Ra khỏi bệnh viện (và thẩm mỹ viện), nó khác xưa nhiều. Khỏe hơn, nhưng trông "mượt mà" hơn xưa nhiều, giống một con ngựa cảnh hơn là một chú ngựa chiến.
Dĩ nhiên bên trong bộ mã của một chú ngựa cảnh, nó đã mạnh mẽ hơn xưa, và cũng nôn nao như chủ nó về một chuyến đi xa.
Con đường di sản Chăm vẫy gọi, một tuần là chưa đủ, nhưng khéo thu xếp trên đường, cũng có có thể tàm tạm.
Con đường chính là QL1A thì quá quen thuộc, y chỉ chạy cho sướng, rồi bắt đầu vào các tháp mới moi máy ảnh ra.

Giờ áp chót, có đứa "bám càng".
Gã trẻ tuổi, ngựa khỏe, lại bận cắm cúi làm quanh năm suốt tháng.
Người khỏe, ngựa khỏe mà rất rất ít dịp cưỡi ngựa rong ruổi đường xa. Gã lại sắp rời Việt Nam một thời gian dài, vì sự nghiệp.
Vì thế, khi gã xin theo, y ái ngại, vì lần này y tạt ngang nhiều, chứ không phải là long dong đi chơi. Nhưng gã đồng ý tất cả những gì y nói, nên hai anh em bắt tay vào việc chuẩn bị ngựa và đồ để lên đường.
Chặng đường từ Sàigòn ra Nha Trang, cả hai đều đã từng chạy (thậm chí y chạy nhiều đến quen cả đường). Vì thế, quyết định là đưa ngựa ra Nha Trang trước, rồi bắt đầu từ Nha Trang đi tiếp ra phía Bắc.
 
_MG_0887.jpg

Đang lúc ấy, một đoàn du khách nước ngoài đổ đèo ngang qua.


IMG_1464.jpg

Lão Nhị nhao ra chụp.


_MG_0888.jpg

Gái tây đổ đèo bằng xe tay ga (Nouvo)


_MG_0890.jpg

Cánh đàn ông thì cười Mơ-khìn, Win.


_MG_0892.jpg

Hello.
 
Lại lên ngựa chạy thêm một quãng.
Lão Đại đã chạy đèo Hải Vân nhiều lần, mà cũng không thấy chán phong cảnh nơi đây.
Khỏi nói Lão Nhị, lần đầu tiên vượt đèo bằng ngựa sắt, gã chạy xe mà cổ cứ ... quay ngang.
Qua khỏi khúc ngoặt cùi chỏ cuối cùng phía Đà Nẵng, gần lên tới đỉnh đèo, gã tấp ngựa lại ven đường, nhao sang bên kia đường, chĩa máy chụp biển, chụp lại con đường đèo phía bên dưới vừa vượt qua.


IMG_1470.jpg

Tác nghiệp trên đường đèo.


IMG_1467.jpg


IMG_1471.jpg

Khúc cua gắt nhất phía Đà Nẵng, ngay gần đỉnh đèo.


IMG_1469.jpg

Dưới kia là vịnh Đà Nẵng và thành phố xa xa.
 
Sau khi chụp chán, cả hai lên đỉnh đèo, ghé quán nước.
Cơn bản là Lão Nhị muốn dừng lại nơi đỉnh đèo ... ngó núi ngó biển, xem cảm giác nó thế nào, chứ chạy bấy nhiêu đường chưa đủ hoàn thành bước ... khởi động với chúng.
Vào quán nước, Lão Nhị ta lôi ra hai hộp xôi gà mà gã mua từ dưới Đà Nẵng chả biết từ lúc nào.
Sang đến ngày thứ năm của cuộc hành trình này, gã đã lây bệnh bỏ bữa của Lão Đại rồi, sáng không ăn sáng ... rất tự nhiên, trưa cũng chả thấy muốn ăn, còn giờ thì đã hơn 15g chiều.
(Sau này, khi kết thúc chuyến đi rồi, gã mới khai " Đi với lão khùng ngươi một tuần, giờ ta đang giảm cân rất tốt, eo ót hẳn ra, mà không thấy khó chịu khi giảm ăn")

Ăn xong xôi gà, lại vác máy đi chụp, không chạy lên chỗ biên phòng bác thienson chỉ, vì lỡ có hẹn ở Huế.
Hải Vân Quan thì hầu như ai đi qua cũng chụp, Lão Đại đầy nhóc ảnh Hải Vân Quan rồi, nên chúng không chụp cái đó nữa, mà chụp ... lung tung.


_MG_0961.jpg

Chờ chủ trên đỉnh đèo Hải Vân.


_MG_0934.jpg

Đường đèo nhìn xuôi về phía Huế, thấy Lăng Cô xa xa.


_MG_0972.jpg

Nhìn về phía Đà Nẵng. Dây diện, cây khô và tàu du lịch 5 sao ở cảng Tiên Sa.


_MG_0970.jpg


_MG_0969.jpg


_MG_0968.jpg

Các khúc đường đèo phía Huế ẩn hiện, nhìn từ đỉnh đèo.
 
Chụp hoa hoét chán, hóng gió ngắm biển ngắm trời xong, cả hai lại tiếp tục lên đường.
Đổ đèo về Lăng Cô. Lần này Lão Đại phá lệ, không tắt máy thả đèo - dĩ nhiên, chỉ đi một mình mới thế được)


IMG_1474.jpg

Thêm một tấm đường đèo phía Huế, trước khi lên ngựa đổ đèo.


_MG_1001.jpg

Đổ đèo được một đoạn ngắn, lại dừng lại chụp. Phía sau trên kia là đỉnh đèo.


_MG_0993.jpg

Đường sắt vượt đèo men theo sườn núi ở thấp hơn, sát biển hơn.

Đoạn đèo phía Huế, cũng khá gần đỉnh đèo, có một khúc có hai cua cùi chỏ liên tiếp nhau, rất gắt.


IMG_1500.jpg

Hai cua cùi chỏ liền nhau dưới kia.


IMG_1506.jpg

Ngựa cũng dòm đường : Không có gì khó, đường nào rồi cũng qua thôi.


_MG_0984.jpg

Zoom lại gần hơn, ngôi nhà trắng là chỗ trổ ra của hệ thống thông gió hầm đường bộ Hải Vân.


_MG_0999.jpg

Khúc cua chữ Z trên đường đèo phía Huế.
 
IMG_1497.jpg

Lại tiếp tục lên ngựa đổ đèo, Lão Nhị xem ra rất lấy làm sung sướng.


IMG_1518.jpg

Khúc cua cuối cùng chân đèo phía Huế, trước khi xuống đến Lăng Cô.


IMG_1520.jpg

Đã thấy cầu dẫn phía Bắc vào hầm đường bộ Hải Vân.


IMG_1509.jpg

Một góc làng chài Lăng Cô sát chân đèo.


IMG_1513.jpg

Cầu dẫn và cửa phía Bắc hầm đường bộ Hải Vân.
 
IMG_1516.jpg

Cặp ngựa lại đứng bên vệ đường chờ chủ...


IMG_1517.jpg

... chụp ngựa.


IMG_1523.jpg

Bò ra đường để chụp ...


IMG_1527.jpg

... và ngồi đờ ra suy nghĩ xem, tại sao mãi đến giờ mới chạy qua nơi này.


IMG_1530.jpg

Lăng Cô trong nắng cuối chiều.


Đã gần 16g30, đi Huế thôi. Cả hai không muốn chạy tối nữa.
Huế là điểm đến cuối của hành trình.
Từ Hội An qua Đà Nẵng và trên đường tới Huế, dường như Lão Đại tạm thoát ra khỏi ám ảnh của tháp Chăm. Suốt thời gian ấy, Lão Nhị muốn gì, y chiều nấy. Trên đèo, gã muốn đi nhanh hay chậm, muốn dừng lại chỗ nào bao nhiêu lâu, y cũng vui vẻ đồng ý.
Nhưng đến Huế, Lão Đại lại trở lại với những ngôi tháp Chăm mà y mới chỉ nghe đến, đọc đến, chứ hoàn toàn chưa biết tí gì. Chắc chắn đến Huế, y lại chỉ nghĩ đến mấy ngôi tháp đó.

Đường từ Lăng Cô về Huế không xa, nhưng lúc trưa ngồi ở Đà Nẵng, bác thienson có nhắc nhở về chuyện công an giao thông bắn tốc độ rất rát.
Lão Đại qua lại đèo Hải Vân bằng xe máy nhiều, nhưng hầu hết y chỉ loanh quanh trong Lăng Cô, vòng vèo vào khu vực đầm Lập An rồi trở lại Đà Nẵng. Chạy từ Lăng Cô ra Huế (và quay lại Đà Nẵng) bằng xe máy, y mới chạy có 1 lần, lại vào ngày mưa gió tầm tã, nên cũng chẳng gặp chuyện bắn tốc độ.
Vì thế, khi nắng tắt dần sau rặng núi - nhưng trời còn sáng lắm - hai con ngựa sắt đen trũi lầm lũi chạy trên đường về Huế. Chạy tà tà.
Qua khỏi đèo Phú Gia, Lão Nhị bắt đầu khó chịu vì cứ phải chạy tà tà 40 - 60km/h trên đường.
Thỉnh thoảng, qua khỏi những khu dân cư nhỏ ven đường, gã cứ vọt bừa lên.

CSGT bắn tốc độ xe cộ trên đường, thường thì khi bị chặn lại, tức là đã bị ... bắn chết từ đoạn trước rồi, chạy trên đường thường ít khi phát hiện thời điểm, địa điểm bị bắn, vì các bạn Huỳnh Y bang khi bắn thường chọn chỗ kín đáo - thường là trong khu dân cư, nơi tốc độ cho phép không cao.

Nhận rõ điều đó, nên qua các khu vực có dân cư hai bên đường, Lão Đại cẩn thận ép Lão Nhị chạy đúng tốc độ cho phép, nhưng đến những đoạn hai bên là cánh đồng hoặc đầm phá trống trơn, chính y cũng vọt lên chạy nhanh. Hai bên đồng trống, không bóng người bên đường, các bạn Huỳnh Y bang dĩ nhiên không có chỗ núp, sẽ bị phát hiện ngay.

Cứ như thế, lúc tà tà, lúc phi nước đại, 18g thì hai người vào đến thành Huế, vừa khi Huế lên đèn.
Lúc này liên lạc với tên thổ địa ở Huế lại không được, nên cả hai bèn tự kiếm chỗ nghỉ.
Festival Huế vừa xong, nên việc tìm chỗ nghỉ không khó chút nào.
Chúng vào thuê phòng một khách sạn ngay sát sân vận động Tự Do.
Đến lúc này, tên người Huế lại lò dò liên lạc lại :D. Cả ba dạo lòng vòng khắp phố, rồi sang bờ Bắc sông Hương ăn tối.
Huế mưa, Lão Đại có một cuộc hẹn, nhưng bị cơn mưa phá hỏng, nên y uống hết 2 chai bia thì ra ngựa về trước.
Lão Nhị ngồi lại nhậu và xem bóng đá cùng chú em người Huế.
Khi gã trở về khách sạn lúc khuya lắm, thấy Lão Đại còn thức, đang cắm mặt vào mấy cuốn sách và cái bản đồ trên màn hình laptop.
 
Ngày vừa qua đối với Lão Nhị là một ngày khá sung sướng. Gã vừa được chạy thoải mái, vừa được ngắm cảnh, vừa được chụp ảnh. Và quan trọng nhất, là ... không phải chờ Lão Đại lang thang.
Đến Huế rồi, gã cũng không ngại, đường sá thì không đến nỗi mù tịt, lại cũng có thổ địa sẵn.
Nên trước khi sập mí mắt xuống, gã uể oải nói với tên đồng hành :
- Ngày mai lão khùng ngươi muốn đi đâu thì đi thoải mái, không phải lo đến ta nhé. Chỉ cần tối mò về sơm sớm, lên thuyền nghe ca Huế đổi gió một tí.

Sáng hôm sau, Lão Đại dậy sớm, khi mà Lão Nhị vẫn còn ... phá rừng ầm ĩ.
Ngày hôm nay, ngày áp chót của cuộc hành trình, y "chỉ" phải tìm đến hai khu tháp loanh quanh ở ngoại ô thành phố Huế.
Mặc dù đã điều nghiên nhiều lần, nhưng cơ bản nhất là đường đi đến hai nơi đó, đến giờ, sắp xuất phát, y vẫn không biết cụ thể chi tiết.
Tháp Mỹ Khánh có vẻ xa hơn, nên y sẽ đến nới đó trước.
Phải xuống phố uống cafe và hỏi thăm đường trước. Y nhẹ nhàng lách qua cửa xuống phố, không muốn làm gã trẻ tuổi thức giấc.

Ngồi cafe vỉa hè bên phía sân Tự Do, y bắt đầu hỏi han về đường đi đến tháp Mỹ Khánh và tháp Liễu Cốc.
Cũng gần, nhưng ... chúng gần như đối xứng qua thành phố Huế, tức là gần, mà phải đi nhiều.

7g30 sáng 16/6/2010, Huế đã ngập nắng, có thể vì tối qua mưa lớn và lâu, nên sáng nay trời chả còn tí mây nào hết.
Lão Đại đập Lão Nhị dậy, chỉ để nói : "Ta đi đây, thôi mi ngủ tiếp đi, hay làm gì thì làm"
Rồi y xuống đường, lên ngựa, nhắm hướng ra biển Thuận An thẳng tiến.

Mẹ con bà bán cafe cũng không rõ xã Phú Diên (nơi tháp Mỹ Khánh tọa lạc) chính xác ở khoảng nào, nên y phải vừa đi vừa hỏi đường. Chỉ biết rằng "muốn tìm đến chỗ khai thác quặng titan (nơi tháp Mỹ Khánh được phát hiện) thì cứ tới Thuận An rồi hỏi tiếp" - bà bán cafe nói chắc như đinh đóng cột vậy.
Thực ra, y biết nhiều hơn thế một chút, rằng đến Thuận An, phải rẽ tay phải vào đường 49B (Thuận An - cửa Tư Hiền). Nhưng chỉ biết đến thế thôi, muốn hỏi xem có đường khác không.

Tuy nhiên đến Thuận An, y cũng cẩn thận dừng lại hỏi đường. Người ta nói đi chục cây số nữa là tới xã Phú Diên, còn thôn Mỹ Khánh, đến Phú Diên hỏi cho chính xác.
Đo công-tơ-met đúng chục km, y dừng lại hỏi tiếp. Đã vào đất xã Phú Diên, nên người dân ở đây chỉ luôn chỗ ngôi tháp. Chỉ cặn kẽ.
Tuy nhiên sau khi hỏi đường, y thấy chạy càng ngày càng xa mà không thấy như được chỉ dẫn. Người chỉ đường nói là đã đến gần lắm rồi, mà y đi qua khỏi chỗ ấy đã 4km.
Lại dừng lại hỏi đường, được cho biết " Anh vượt qua chỗ tháp Chăm xa lắm rồi, quay lại đi"
Thế ra, y đi sai, còn cả hai người chỉ đường, đều chỉ về cùng một địa điểm.
Cuối cùng, y cũng tìm thấy lối vào tháp. Rất đơn giản, ngay bên vệ đường - như đươc chỉ dẫn - có điều, tấm biển chỉ đường ... khuất trong lùm cây, nên phải đến lần thứ 3 chạy qua, y mới để ý thấy nó.


IMG_1588.jpg

Lối vào tháp Mỹ Khánh cách Thuận An hơn 11km, trên đường 49B đi cửa biển Tư Hiền. Cột km cách lối vào tháp chừng gần trăm met.


IMG_1589.jpg

Đây : Thuận An 11km - QL 49B.


IMG_1590.jpg

Từ Thuận An chạy tới thì : C(ửa). Tư Hiền 27km.


Con đường 49B từ Thuận An đến cửa Tư Hiền, chạy dọc một doi đất nhỏ hẹp. Một bên là biển, một bên là đầm Thanh Loan - đầm Hà Trung nối tiếp nhau và nối thông với đầm Cầu Hai.
Đến km thứ 11, theo hướng từ Thuận An đi Tư Hiền, là đến lối vào tháp Mỹ Khánh. Nơi đây người ta gọi nó là tháp Phú Diên - gọi theo tên xã, còn Mỹ Khánh là tên thôn - cụ thể hơn nữa.
Tháp Mỹ Khánh được tìm thấy năm 2001 bởi dân khai thác quặng titan ở bờ biển. Nó nằm cách mép nước có hơn trăm met.​


IMG_1586.jpg

Từ QL 49B, rẽ tay trái về phía biển, để đến tháp cổ Mỹ Khánh.


IMG_1583.jpg

Đây, biển báo chỉ đường vào tháp, khuất trong lùm cây bên phải đường, chạy qua chạy lại 3 lần mới phát hiện ra. Chăc phải đeo kính rồi.
 
IMG_1577.jpg

Thẳng con đường nhỏ bên trái, qua con dốc là trông thấy biển. Tháp nằm bên trái con đường này.


IMG_1580.jpg

Ngang dốc, trước khi chạy xuôi về phía bãi biển, có con đường nữa rẽ tay trái...


IMG_1581.jpg

Từ đây, thấy toàn cảnh tháp Mỹ Khánh.


Ngày 18/4/2001, những người khai thác quặng titan trên bãi biển thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế đã phát hiện thấy vết tích một ngôi tháp Chăm cổ bị vùi sâu dưới cát, chỉ cách mép nước biển chừng 120met.
Sau đó, người ta đã tiến hành đào cát và xây tường bao kè xung quanh.
Bằng phương pháp (hình như gọi là) đo đồng vị Carbon (C14), người ta xác định được niên đại ngôi tháp ở vào khoảng năm 710 - 790.
Hơn ngàn năm tồn tại, nhiều trăm năm bị vùi trong cát, ngôi tháp vẫn khá nguyên vẹn, nhưng chỉ sau gần 3 năm được (tái) phát lộ, nó đã xuống cấp trầm trọng, nên năm 2007, người ta đã tiến hành làm nhà kính bao che toàn bộ ngôi tháp để bảo vệ.
Tháp Mỹ Khánh nằm sâu gần 5 mét dưới cát.


IMG_1575.jpg


IMG_1533.jpg

Quay trở lại con đường dẫn xuống bãi biển, tháp ở bên tay trái. Lối xuống tháp.


IMG_1573.jpg

Từ đường beton vào khuôn viên tháo chừng trăm met, toàn cát trắng, nên cứ dựng ngựa đứng đại ở trên đường, dưới bóng phi lao.


IMG_1534.jpg

Lối xuống phía Đông - phía cửa chính của tháp. Ngôi tháp nằm sâu gần 5met so với mặt đất, nay chỉ còn phần thân, phần mái đã sụp đổ hết.
 
IMG_1535.jpg

Người ta trổ 4 cầu thang xuống tháp ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Lão Đại đếm được 46 bậc cấp để đi từ trên mặt tường bao xuống đến mặt bằng tháp, mỗi bậc là một hàng gạch ống, kể cũng suýt soát 5mét.


IMG_1537.jpg

Toàn cảnh mặt bằng khu tháp ở độ sâu gần 5met. Tuy chỉ còn thân tháp, nhưng xung quanh còn dấu tích nền một số kiến trúc nhỏ khác.


IMG_1541.jpg

Cửa tháp mở về phía Đông, trong lòng tháp hẹp, thấy có một bệ thờ. Tất cả ở đây đều bằng gạch.


IMG_1542.jpg


IMG_1546.jpg

Các mặt tường thân tháp.


IMG_1545.jpg

Tượng ở cửa giả của tháp.


Tiếc là ngôi tháp đã được trùng tu năm 2007, nên những bệ thờ, tượng ở các khuôn cửa giả rất có thể là sản phẩm đã qua sửa chữa.
Tháp Mỹ Khánh thuộc loại tháp lùn của người Chăm, với niên đại khoảng giữa thế kỷ VIII nó trở thành ngôi tháp Chăm cổ nhất còn tồn tại trên đất Việt (tuy không còn nguyên vẹn hoàn toàn).

Ở đây thì cửa ngôi nhà kính thực sự được khóa chặt, nên đánh phải chụp ảnh qua lớp kính (thấy hình phản chiếu tùm lum qua lớp kính này :D)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,318
Bài viết
1,175,159
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top