What's new

722 - Lết qua "Đại lộ Kinh hoàng"!

Chúng tôi vừa về đến Sài Gòn lúc 20h30 tối hôm qua kết thúc chuyến đi 3,5 ngày theo cung đường Sài Gòn - Bảo Lộc - Đà Lạt - (Dankia - Lán Tranh - Đưng K'Nớ - Đưng T'Ra - Đạ Long) - Buôn Ma Thuột - Đăk Nông - Đồng Xoài - Thủ Dầu Một - Sài Gòn.

Thông thường một cung đường hơn 800km đi trong 3 ngày thì cũng chẳng có nhiều chuyện để kể lể nhưng riêng chuyến đi này chúng tôi phải mất hơn 1 ngày mới vượt qua đoạn đường khoảng 50km in nghiêng gạch dưới bên trên :(

Và bé Dudi, thành viên nhí nhảnh nhất đoàn, đã đặt tên chuyến đi này là "722 - Lết qua đại lộ kinh hoàng!" :D

...
(đang viết tiếp)
 
Trên đỉnh đồi là cái bản này, có nhà, có dân. Sau mới biết đó là thôn Lán Tranh, xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng:

IMG_7173.jpg


Thôi thì chí ít cũng nhìn thấy sự sống. Bác Mì Có Rì có biệt tài về dân vận. Bác ý bắt chuyện ngay với đồng bào để nắm tình hình.

IMG_7177.jpg


Thọat đầu chỉ định hỏi thăm xem có chỗ nào ăn, hỏi đường... Người đàn ông dân tộc đen trũi hồi nãy tình cờ dính vào bức ảnh trên, từ lúc nào bỗng trở thành nguồn hướng dẫn quan trọng, nhanh chóng trở nên cởi mở, khuyên và dẫn bác Rì sang nhà bên cạnh.

Bác Rì là nhà lãnh đạo kiệt xuất, đồng thời lại là người rất rân trủ, không bao giờ ép buộc cả đòan điều gì mà luôn thảo luận. Bác Den và em nghị gật nuôn. Và đó là một quyết định sáng suốt: Ở lại Lán Tranh. Cái bác dân tộc này nở nụ cười.

IMG_7182.jpg


Em thầm thuyết phục bác Rì và bác Den: Chỗ này được đấy, chí ít mình có chỗ "tặng" lại con Min Khù Khờ, coi như quà hay xóa đói giảm nghèo gì cũng được, thế đã hơn bỏ ngòai đường rùi. Hai bác ý hơi nhăn mặt.

IMG_7196.jpg


Còn em lại hơi nhăn mặt vì chuyện khác: Bà chủ nhà thì phốp pháp đon đả, ông chủ nhà thì đi vắng, tự dưng có ba gã lạ hoắc vào ngủ trong nhà thì... ngại qué...

Nhưng còn bit đi đâu được nữa. Cái mệt ập đến, những lớp áo vắt ra mồ hôi. Và trăng đã lên đỉnh non rùi ...

IMG_7191.jpg


Mấy cái bóng đèn vừa le lói thắp lên bỗng lại phụt tắt.

Mất điện...
 
Last edited:
@ CVN Trả lời nhanh: Lúc mất điện thì chồng chị chủ nhà đã có mặt ở nhà, nhé!

@ Các bạn: Cứ là cứ là ... nghĩ tốt cho người xấu thôi nhá!

“Đêm nằm năm ở” vâng các cụ đã đúc kết thì chớ có sai. Nếu chúng tôi cố đi tiếp thì cũng không thể đến được K’ Nớ (tại sao thì ngày mai sẽ rõ) trong đêm, viễn cảnh 3 ông ôm nhau ngủ qua đêm giữa rừng không chăn chiếu mùng mền, không lương thực không hay ho tí nào. Bởi vậy một đêm nghỉ lại Lán Tranh mang lại cho chúng tôi thật nhiều cảm xúc, trải nghiệm. Nếu cứ đi lướt qua thì Lán Tranh cũng bình thường như bao ngôi làng khác mà tôi đã đi qua và rồi cũng sẽ nhạt nhòa trong tâm trí khách đường xa …

Địa danh Lán Tranh có nguồn gốc từ lâu, chỉ riêng tên gọi của nó cũng đã gợi lên hình ảnh vùng đất cỏ tranh. Trước đây, người dân tộc Kơho sinh sống tại vùng này đã nhắc đến vùng đất cỏ tranh ấy với tên gọi: “DÒR JA”. DÒR có nghĩa là ngọn đồi và JA nghĩa là cỏ tranh. Vùng đất Dòr Ja chính là vùng Lán Tranh ngày nay. Theo lời dân địa phương khoảng năm 1994 chỉ có dăm hộ ngụ tại Lán Tranh nhưng hôm nay đã là một thôn khá khang trang với hơn 100 nóc nhà có trường học, trạm xá, nhà thờ … và quý nhất là có điện lưới quốc gia. Dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào Chil (một nhánh của dân tộc Kơ Ho – em không thạo lắm về món này nên chỉ nghe sao kể lại vậy)

Vâng anh bạn người Chil mà bé Dudi giới thiệu ở trên tên là Hà Giang (một cái tên thật hay nhưng cũng rất lạ). Anh Giang rất cởi mở, dễ mến, qua vài câu chào hỏi anh sốt sắng trả lời mọi thắc mắc của chúng tôi về đường xá, thời tiết và quan trọng nhất là với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh chúng tôi đã tìm được một chỗ ăn nghỉ hợp lý và tiện nghi nhất trong thôn Lán Tranh, đó là nhà Chị Hà bán tạp hóa.

Đi theo anh Giang tôi xung phong vào trước, dĩ nhiên trước khi vào nhà cũng không quên lau lại cái kính và dụi mắt vài cái để đảm bảo có được ánh mắt thân thiện nhất! Cất tiếng chào hỏi thì nhận ra ngay là người miền bắc mới vào miền nam lập nghiệp. Chị Hà và chồng đều ở Yên Thế, Bắc Giang, anh chị vào đây lập nghiệp được gần 5 năm rồi. Oh la la thế là câu chuyện giữa chủ và khách từ đấy về sau cứ tanh tách như căn hạt dưa. Chị Hà bảo “nhà em chỉ bán hàng (tạp hóa) nếu các anh không chê thì cứ nghỉ lại có gì gì ăn nấy rau cháo với gia đình còn ngủ thì nhà nghỉ sao thì các anh cũng vậy, dân dã thôi mà”. “Vâng vâng có cơm ăn, có chăn đắp là quá tốt rồi chị ạ, anh em chúng tôi cũng là dân lao động cả thôi không đòi hỏi gì phức tạp đâu” tôi vội đỡ lời.

Nói thật lòng, vào thời điểm đó có mà xúc cơm nguội với muối cũng ngon lắm rồi, cái chính là tôi đã nhìn thấy cái phản gỗ kê ngay gian ngoài trước gian hàng tạp hóa, ôi sao mà thèm được duỗi thẳng chân …

picture.php


"Bày tay vàng" chỉ tội em chưa có bộ đồ nghề

Một cái may nữa đó là ngay sát vách nhà chị Hà có một chú em biết sửa xe máy. Được chị Hà giới thiệu sang nên chú em rất nhiệt tình nhận lời sửa xe cho bé Dudi ngay. Chúng tôi quay về nhà chị Hà để tắm rửa nghỉ ngơi để mặc chú em đánh vật với con xe giữa trời sụp tối và lâm râm mưa …

Lại tiếp tục câu chuyện, chị Hà nói nhà chả còn thức ăn gì nhưng trong kia thì có thịt lợn, thịt gà và cả thịt ngan nữa nếu chúng tôi muốn ăn thì sẽ bảo thằng cháu nó chạy ù vào bắt về còn chị sẽ thổi cơm trước. Trong kia đó là cái trang trại của gia đình chị nằm ở ngay chân dốc rẽ vào, thì ra lúc dưới dốc chúng tôi đã gặp chồng chị đèo một sọt lợn con vào trại, lúc ý tôi có hỏi thăm quán ăn thì 1 thanh niên đi cùng (sau này mới biết cũng là cháu của anh chị) trả lời là “cứ lên đầu dốc sẽ có” vậy là chúng tôi có duyên mới tìm đúng cái quán của chị Hà.

Nhà chị Hà bán tạp hóa, điển hình cho những hàng tạp hóa ở vùng sâu vùng xa đó là sự đa dạng của hàng hóa, thôi thì từ giày dép đến xăng dầu, từ mì tôm đến nước vải ép, từ thuốc lá cho đến thuốc cảm, từ dao kéo cuốc xẻng đến đồ buộc tóc cho trẻ con … ngồi ngắm nghía cái kệ hàng đầy màu sắc trong ánh điện vàng vàng thật là thú vị y như ngày xưa còn bé đứng trước hàng nước ngắm mấy lọ kẹo bột, kẹo lạc thèm thuồng nhưng chả có tiền mua!

Vấn đề gay go là ở vùng này bà con dùng nước lấy từ nguồn tự nhiên trên núi nhưng hôm đó nước chảy chậm nên không đủ nước để tắm giặt cho nên chúng tôi chỉ tranh thủ rửa ráy qua loa thay quần áo rồi trèo tót lên phản ngơi, bé Dudi khuyên mỗi người nên làm lon bia uống thật chậm cho lại sức, đúng là uống chậm thấy khỏe ra thật, mọi khi tôi cứ tu ừng ực chỉ thấy đã miệng nhưng rất dễ đau bụng (khi tính tiền) uống theo kiểu bé Dudi rất lành!

picture.php



picture.php


3 chúng tôi ngồi nhấm nháp bia bóng bàn về đoạn đường đã qua và dự liệu cho đoạn đường ngày mai. Thỉnh thoảng lại có một anh bạn đen trũi vụt xuất hiện trước mắt bước nhanh vào sát ô cửa bày hàng thầm thì gì đó với chị Hà hoặc cô cháu dâu phụ bán hàng rồi quay ra đút vội vào nách một cái chai nho nhỏ. Bạn Den có vẻ lạ lẫm nhưng tôi, với kinh nghiệm dày dạn trong việc cắm, ký thời sinh viên, hiểu ngay rằng các bạn thèm rượu nhưng chưa sẵn tiền mặt nên mua theo hình thức chậm trả!

picture.php


Trong lúc chờ cơm bé tranh thủ lên cân, tròn 75kg, đủ tiêu chuẩn bé khỏe bé ngoan. Tôi thì tệ hơn thuộc nhóm BP nhõn có 80kg, cu Den thì thuộc tốp SDD ... bao nhiêu cân vào khai ra nhé!

picture.php


Từ trái qua phải: Anh Bảy chủ nhà, bác Ba quê ở Quảng Ngãi vừa mới vào để làm cho trang trại của anh Bảy, anh Khanh người địa phương mối bán lợn giống cho anh Bảy.

Một lúc sau thì chồng chị Hà cũng vừa về đến, anh tên Bảy hơn tôi 3 tuổi dáng người nhỏ thó, da tái tái nhưng săn chắc và lộ rõ vẻ phong trần lì lợm thường thấy ở những người đàn ông miền ngược! Anh Bảy tắm rửa xong mời chúng tôi vào nhà uống nước, chuyện nối tiếp chuyện mới biết gia đình anh nguyên ở Lào Cai, năm 1979 chiến tranh biên giới nên chuyển về Yên Bái, sau đó vài năm lại chuyển sang Bắc Giang. Cũng vẫn khó làm ăn nên anh phiêu bạt vào tận xứ Lâm Đồng này lập nghiệp. Anh và chị cùng quê lấy nhau xong vào định cư ở Lán Tranh và có 1 cháu trai 3 tuổi.

Đang lúc ngồi uống nước thì nghe tiếng Minsk rú ầm lên păm păm păm rất hoành tráng, tiếng rồ ga vào số rồi vút xa ồn ào nhưng không hỗn loạn ... giống như một chú ngựa hoang đã bị chế ngự !

(mất điện lúc mình uống nước phải không bác Dudi nhỉ?)

picture.php


Đến đây thì mâm cơm được dọn ra khói bay nghi ngút ...
 
Last edited:
Công nhận là lên các miền ngược có rất nhiều dân Bắc lên lập nghiệp, thường thì các hàng tạp hóa hay hàng cơm đều là dân Bắc cả :)

Bé ru ri và bạn Mì viết hấp dẫn vãi, mỗi lần vào toàn phải xem topic này trước
 
...đặc biệt từ lúc phát hiện ra bạn Mì có Rì cùng với cái sự mất điện ...

Bác Baxu này đáng :T wá . Nhũ ranh của người ta, nhất là bậc VIP, mà bác lại lúc viết hoa lúc không viết hoa. Mà cái chỗ cần viết hoa nhất lại không hoa. :shrug:

Xe có thể hỏng, núi có thể bùn, nhưng chân lý sau là không thể thay đổi: Bác Mì là Có Rì ! (NT)

Chữ "Có" là cực wan chọng đóa bác ợ, phải hoa, mà phải là A Hoa (beer)
 
Địa danh Lán Tranh có nguồn gốc từ lâu, chỉ riêng tên gọi của nó cũng đã gợi lên hình ảnh vùng đất cỏ tranh. Trước đây, người dân tộc Kơho sinh sống tại vùng này đã nhắc đến vùng đất cỏ tranh ấy với tên gọi: “DÒR JA”. DÒR có nghĩa là ngọn đồi và JA nghĩa là cỏ tranh. Vùng đất Dòr Ja chính là vùng Lán Tranh ngày nay. ..

Bác Rì rân vựn được thông tin này hay wá.

Một số chỗ khác cần chỉnh tý tẹo:

- Bác Giang này, tên đầy đủ là Liêng Hót Hà Giang, trong đó Liêng Hót là theo họ mẹ

- Dân tộc: Cil (chứ không phải Chil), một nhánh của dân tộc K'Ho.

(Các chi tiết này là em phải giở sổ ra coi lại, lấy theo đúng chữ do chính tay bác Giang này tự ghi)

(beer)
 
Rõ là bần bật, người ngợm nhầy nhụa bùn đất lẫn mồ hôi, ngoài trời thì mửa rỉ rả, nói chuyện phà ra khói, thể xác rã rời ... chụp mà không cần ngắm nghía hay xem lại :D

Chắc bà con xem ảnh cũng thông cảm :">
 
Rung bừn bựt nó mới đúng hoàn cảnh ạ. Người run vì đói khát, chân tay bủn rủn vì phải căng ra liên tục. Mắt mũi thì ba cà tóe. Sương, mưa lất phất, mồ hôi tỏa ra làm nhòe cả ống kính. Ánh sáng thì không đủ.

Quan trọng nhất, cái máy AF bị bụi dính vào đỏ hoe, bấm nhẹ nó không thèm quay ống kính nữa. Nó bị kẹt đầy bụi gồi.

Rung này:

IMG_7166.jpg
 
Đang lúc ngồi uống nước thì nghe tiếng Minsk rú ầm lên păm păm păm rất hoành tráng, tiếng rồ ga vào số rồi vút xa ồn ào nhưng không hỗn loạn ... giống như một chú ngựa hoang đã bị chế ngự !

(mất điện lúc mình uống nước phải không bác Dudi nhỉ?)

Đến đây thì mâm cơm được dọn ra khói bay nghi ngút ...



Nhìn trên mâm toàn là " sơn lương " , đến lúc này thì chén anh chén chú , quê anh quê chú cứ lấy ra mà phang thôi ...

...Cao trào nhất là đoạn " xe teng ...xe thiếc dớp ...xe bọc thét... " hai bác hở =))
 
Cái nhà này, gồm hai căn nhà nhỏ chung nhau một lối đi ghập ghềnh ở giữa dẫn xuống vực, nơi chứa nước, nhà tắm, vệ sinh. Căn bên phải làm cửa hàng kiêm phòng ngủ, đằng sau là bếp củi.

IMG_7205.jpg


Căn bên trái là phản khách, nơi để xe, đằng sau là phòng khách, kiêm phòng ăn và phòng ngủ. Bốn phòng, ba ngọn đèn đỏ đòng đọc, trừ cái phòng ăn có một bóng neon.

IMG_7221.jpg


Cái bản này, trầm lặng trong bóng sương, bỗng trở nên ồn ào khi có ba chàng "chai chẻ" xuất hiện. Trai làng đổ về cái nhà bên cạnh, xúm xít quanh cái xe Min Khù Khờ:

IMG_7202.jpg


Họ líu tíu tranh luận, ngọng nghịu bằng cả tiếng Kinh lẫn tiếng Cil. Một loạt thày bói vào sờ voi, rồi một bác quả quyết rằng cháy lá côn rồi, không thể chữa được.

- Cháy rồi thì thay, có được không?

- Ừ, thay cũng được, nhưng lại không có cái khóa (cờ lê) lục giác, nên không mở được, phải mang về Đà Lạt thôi.

Bây giờ mà lộn lại đường cũ, mang về Đà Lạt có mà ốm, thà tặng xe cho xong, lại còn được tiếng. Nghĩ thế, nhưng em là người hiểu con xe này nhất, bảo với mấy trai làng:

- Không cháy đâu, chỉ là lỏng con ốc thôi, xiết vào cái chỗ này này...

Bác Rì (và nhiều người khác) bảo đi xe Min là đi bằng niềm tin. Đúng như thế. Em luôn tin, rằng nó là con xe chẳng có gì để hỏng. Hai thì, khỏe vô độ lại cực đơn giản, mọi thứ đều chìa sẵn ra ngoài.

Mặc cho các zai làng "để xem", em quay về căn nhà, ngồi nhâm nhi lon bia. Không có điện thì uống bia với đèn cầy le lói.

Bác Rì với bác Den thì lịu tịu gì đó ở nhà trong với bà chủ nhà. Chuyện gì chả nhớ, chỉ nhớ là giọng rất đong đưa như trên mạng. Thi thoảng chủ, khách cười ặc ặc.

Điện lại bật lên, hai bác ra ngồi bia với em, bà chủ nhà, trông cũng hao hao như bà Phó Đoan, tung tít lượn qua lượn lại:

IMG_7214.jpg


Tiếng lạch bạch và tiếng bi bô làm ấm cả chiều sương giá.

Tiếng xe máy lạ bỗng xịch vào cửa. Ông chủ bất ngờ về. Một tia nhìn hất lên. Mặt ông ấy có vẻ sường sượng, thấy nhà cửa sao bỗng ào ào như sôi, phản trên đã thấy ba gã nhảy tót sỗ sàng, quần áo cởi phăng tung toé, lại còn ngả ngốn bia bọt...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,067
Members
192,337
Latest member
xjjrc
Back
Top