What's new

[Chia sẻ] #78 - Nhật ký Malaysia - Singapore - Indonesia

Mình viết bài chia sẻ này thứ nhất là để cảm ơn những người đi trước đã chia sẻ kinh nghiệm, thứ 2 là để lại thông tin cho những người đi sau. Hi vọng sau mỗi chuyến đi mọi người cùng chia sẻ thông tin nhiều hơn để cộng đồng du lịch Việt có thể dễ dàng chạm tay vào thế giới.


Giấc mơ Indo

Mình biết đến Indo từ những dòng tâm sự của John Perkins trong tự truyện "Lời thú tội của 1 sát thủ kinh tế". 1 đất nước với nhiều biến động, nhiều thăng trầm lịch sử. 1 người anh em có nhiều điểm tương đồng rất giống với Việt Nam. Đi, để cảm nhận đất nước, con người. Tạm biệt Việt Nam...

--------
Lộ trình: Hồ Chí Minh – Kuala Lumpua – Singapore – Jakarta – Yogyakarta – Probolinggo – Bali
Tổng thời gian: 13 ngày
Tổng chi phí: 12.8 triệu VND / 1 người

12696986_1175315902486549_2131658021895953067_o.jpg
 
Last edited:
Người Mã Lai

Người Mã Lai là 1 bộ phận của Người Nam Đảo (hay người Austronesia), phân bố chủ yếu ở bán đảo Mã Lai và 1 số khu vực lân cận như: Đông Sumatra, Nam Thái Lan, Nam Myanma, Brunei,... Tuyệt đại đa số những người Mã Lai hiện nay là tín đồ của dòng Hồi Giáo Sunni, và các lễ hội quan trọng nhất của người Mã Lai đều có nguồn gốc Hồi giáo, như lễ Tế Sinh Id-ul-Zuha, lễ Năm Mới Hijri,...

DSC_0021.jpg


DSC_0021a.jpg


DSC_0021b.jpg


DSC_0021c.jpg
 
Quốc hoa Malaysia

Hibiscus rosa-sinensis là quốc hoa của Malaysia, với tên gọi Bunga Raya trong tiếng Mã Lai, Sembaruthi trong tiếng Tamil và mamdaram trong tiếng Telugu, trong Tiếng Việt được gọi là hoa Dâm Bụt.

Truyền thuyết kể rằng ngày xưa có 1 cô gái rất xinh đẹp ngồi khóc bên thành cầu. Bụt thương tình hiện lên và hỏi:
- Vì sao con khóc?
- Con buồn vì không ai Make love với con.
Bụt thương tình và thế là "pặc pặc".
Sau khi mãn nguyện cô gái thỏ thẻ: "con bị sida giai đoạn cuối, cảm ơn Bụt đã thương con".
Bụt cắn lưỡi chết đi và hóa thân thành ...cây Dâm Bụt...

Đùa chút thôi chứ Hoa Dâm Bụt rất có ý nghĩa trong văn hóa của người Mã Lai, kiểu như Hoa Sen trong văn hóa của dân tộc mình. Hoa Dâm Bụt được trang trọng in lên tất cả các tờ tiền hiện nay của Malai, từ đồng có giá trị thấp nhất là 1 Ringgit đến cả tờ có mệnh giá lớn nhất là 100 Ringgit.

12651162_1178650018819804_3954694291035663572_n.jpg
 
Cầu Seri wawasan

Trở lại với Putrajaya. Từ con đường cao tốc về Kuala Lumpua, muốn đi vào Putrajaya phải đi qua cây cầu Seri wawasan. Cây cầu được xây dựng theo hình con tàu vũ trụ đang sẵn sàng phóng mình vào không gian, như khát vọng của người Mã Lai đang muốn vươn mình lên những tầm cao mới. Như ý nghĩa của cái tên Putrajaya, nghĩa là "Hoàng tử thành công"...

Screenshot%20-%2028-Feb-16%20%202_18_23%20PM.png


DSC_0040a.jpg


DSC_0040.jpg
 
Last edited:
1 góc Putrajaya

Điểm nổi bật ở Putrajaya là những tòa nhà đồ sộ, được liên kết với nhau bằng rất nhiều con đường cả trên không và trên mặt đất để nối các tòa nhà lại với nhau, tạo thành 1 khối thống nhất, rất tiện lợi cho người dân di chuyển từ cơ quan này đến cơ quan khác. Màu xanh cũng rất được chú trọng ở nơi đây, ngoài công viên trung tâm thì rất nhiều nơi được phủ bóng cây xanh: dọc bờ sông, men theo các con đường, và ngay cả...trên nóc những tòa nhà...

DSC_0058.jpg


DSC_034c.jpg


DSC_0109.jpg
 
Sau khi tham quan Nhà thờ Putra và Văn phòng chính phủ, mình quay ngược lại tham quan Cung điện Công Lý và nhà thờ sắt Iron. Trên đường đi có 1 quán nước vỉa hè nhỏ bên tay trái, có thể dừng bước nơi đây, thưởng thức 1 ly nước hoa quả và ngắm nhìn nhịp sống Putrajaya, cũng khá thú vị. 2 Ringgit cho 1 ly cam (lưu ý là cam ở đây pha bằng bột nên có vị ngọt khá gắt, kiểu như hóa chất ở chợ Kim Biên ấy, mình nhấp 1 chút rồi để đó, xem như là mua chỗ ngồi ngắm cảnh. Các bác có uống nước ở đây thì nhớ chọn món khác nhá)

12662519_1178176052200534_5671947435297360030_n.jpg
 
Cung điện Công Lý

Palace of Justice còn gọi là Tòa nhà Tư Pháp hay Cung điện Công Lý, là 1 trong những điểm tham quan rất nổi tiếng ở Putrajaya. Được kết hợp từ rất nhiều phong cách kiến trúc: văn hoá Moorish, văn hoá cổ điển Phương Tây, nhưng nổi bật nhất vẫn là phong cách cổ điển Hồi giáo, mô phỏng theo kiến trúc của ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng tại Ấn Độ.

Công trình gồm có 2 khu vực Toà án Phúc Thẩm và 6 toà nhà dành cho Toà án Liên bang, khu vực cách ly nhân chứng, bị cáo và công chúng. Ngoài ra nơi đây còn có một khu phức hợp bao gồm các khu văn phòng, nơi làm việc của quan chức ngành tư pháp. Điểm nhấn nổi bật nhất của tòa nhà là những khối cầu khổng lồ ngự trị trên nóc tòa nhà, giống như rất nhiều kiến trúc Hồi giáo cổ điển khác ở khắp nơi trên thế giới.

DSC_0132.jpg


DSC_0136.jpg


DSC_0148.jpg


DSC_0147.jpg
 
Nhà thờ Iron

Đối diện với Cung điện công lý là nhà thờ sắt Iron, còn có tên khác là nhà thờ Tuanku Mizan Zainal Abidin. Sở dĩ có cái tên Iron vì 70% kết cấu của nhà thờ được là bằng Thép.

Xa xa là nhà thờ Iron
DSC_0141.jpg


Cổng vào nhà thờ
DSC_0160.jpg


Bên trong nhà thờ
DSC_0153.jpg
 
Điểm chung của các Nhà thờ Hồi Giáo

Có 1 điểm thú vị ở các nhà thờ Hồi Giáo là mặc dù bên ngoài trang trí khá hoành tráng nhưng nội thất bên trong lại cực kỳ đơn giản. Nơi quan trọng nhất trong nhà thờ chính là vị trí đặt cuốn kinh Koran, là 1 hốc nhỏ khoét sâu vào tường để mọi người định hướng, quay mặt về thánh địa Mecca khi cầu nguyện.

DSC_0153.jpg


Đền thờ Hồi Giáo không phải là nơi để các tu sĩ hành lễ như nhà thờ Công Giáo hoặc các chùa Phật Giáo. Đền thờ Hồi Giáo chỉ là nơi họp mặt của các tín đồ để cầu nguyện tập thể mà thôi. Hồi Giáo không có tu sĩ vì họ quan niệm ai cũng có thể nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa nên không cần qua trung gian của bất cứ người nào khác. Hơn nữa, khác với Công Giáo, Hồi Giáo không có một "phép bí tích" nào nên không cần một thứ chức thánh nào (linh mục, giám mục, hồng y...). Hồi Giáo có nhiều thánh địa nhưng không có giáo đô nên không cần có giáo hoàng.

Hồi Giáo tối kỵ việc thờ ảnh tượng của Chúa và các Thánh nên bên trong và bên ngoài đền thờ luôn luôn trống trơn, không có một hình tượng nào cả. Đền thờ Hồi Giáo cũng tương tự như đền thờ Do Thái Giáo (Sinagogue), cả hai đều được định nghĩa là nơi họp mặt với nhiều dụng đích. Ngoài việc được dùng làm nơi hội họp, đền thờ còn có thể được dùng làm trường học, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho những người tỵ nạn hoặc nạn nhân trong các vụ thiên tai v.v...

Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ và dù ở bất cứ nơi nào cũng phải hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a. Phải có chỗ rửa mặt và tay chân sạch sẽ trước khi cầu nguyện.
b. Bên trong nhà thờ phải trống trải để các tín đồ có chỗ xếp hàng cầu nguyện.
c. Mọi đền thờ phải có một cái hốc khoét sâu vào tường (a niche) để định hướng cho mọi người quay mặt về thánh địa Mecca khi cầu nguyện, vì tại đó có nhà của Chúa, tức đền thờ Ka'ba (House of God).
d. Mỗi nhà thờ phải có một bục cao để IMAM giảng kinh vào ngày thứ Sáu hàng tuần.
e. Không được trang trí tường bằng tranh ảnh. Chỉ có thể trang trí bằng các hình kỷ hà học hoặc bằng nghệ thuật viết chữ Ả Rập (Calligraphy) hoặc bằng các hình vẽ nghệ thuật của hình học (geometrical decorations).

Ki Tô Giáo chọn ngày Chủ Nhật làm ngày lễ chính trong tuần, Do Thái Giáo chọn ngày thứ Bảy (Sabath) trong khi Hồi Giáo chọn ngày lễ chính trong tuần là ngày thứ Sáu.

Nguồn: http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TGHG/Mohinh.php
 
Góc bình dân ở Putrajaya

Bên cạnh nhà thờ sắt Iron là 1 khu chợ tạm khá bình dân, tương phản hoàn toàn với những tòa nhà đồ sộ ở phía xa xa. Nơi đây bán đủ loại hàng hóa: từ quần áo, đồ ăn, cho đến những món quà lưu niệm nho nhỏ

DSC_0150.jpg
 
Di chuyển từ Putrajaya về Kuala Lumpua

Sau khi tham quan những điểm chính ở Putrajaya, mình tìm đường đến bến xe bus Putrajaya để bắt xe về Kuala Lumpua. Đang lang thang đi bộ dọc các con phố thì thấy chiếc xe bus đậu ở bên đường, mon men vào hỏi thăm bác tài thì được biết xe bus này miễn phí về trạm Putrajaya, thế là xúm nhau trèo lên xe bus thưởng thức không khí máy lạnh sau 1 ngày lang thang cuốc bộ.

Bến xe bus Putrajaya, bến này nằm ngay gần ga tàu điện KLIA Transit mà mình đã xuống khi sáng.
DSC_0162.jpg


Giá bus từ Putrajaya về Kuala Lumpua là 3.7 Ringgit / 1 em. Trước khi lên xe mình hỏi người dân thì được nói là 3.5 Ringgit, thế là tự tin cầm 3.5 Ringgit bước lên xe đưa cho tài xế, anh ấy tròn mắt nhìn mình rồi nhìn xuống mấy tờ tiền, ngó lên thấy mình cười rạng rỡ thế là anh ấy cũng cười "thôi thấy mày dễ thương nên tao giảm giá" ^^

DSC_0163.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,351
Latest member
Buyoldgmailaccountsf
Back
Top