What's new

[Chia sẻ] #78 - Nhật ký Malaysia - Singapore - Indonesia

Mình viết bài chia sẻ này thứ nhất là để cảm ơn những người đi trước đã chia sẻ kinh nghiệm, thứ 2 là để lại thông tin cho những người đi sau. Hi vọng sau mỗi chuyến đi mọi người cùng chia sẻ thông tin nhiều hơn để cộng đồng du lịch Việt có thể dễ dàng chạm tay vào thế giới.


Giấc mơ Indo

Mình biết đến Indo từ những dòng tâm sự của John Perkins trong tự truyện "Lời thú tội của 1 sát thủ kinh tế". 1 đất nước với nhiều biến động, nhiều thăng trầm lịch sử. 1 người anh em có nhiều điểm tương đồng rất giống với Việt Nam. Đi, để cảm nhận đất nước, con người. Tạm biệt Việt Nam...

--------
Lộ trình: Hồ Chí Minh – Kuala Lumpua – Singapore – Jakarta – Yogyakarta – Probolinggo – Bali
Tổng thời gian: 13 ngày
Tổng chi phí: 12.8 triệu VND / 1 người

12696986_1175315902486549_2131658021895953067_o.jpg
 
Last edited:
Tiếng pháo đêm

Lâu lắm rồi ko được nghe tiếng pháo, những tiếng nổ giòn tan báo hiệu những điều đại hỉ. Nhớ ngày nào còn theo lũ choai choai trong xóm giành nhau đi nhặt pháo rơi. Rồi cấm pháo, rồi mất những niềm vui. Giờ ở nơi xứ người nằm nghe tiếng pháo, lại nhớ về...cái tết Việt Nam...

1e.jpg
 
Ngày 2: Kuala Lumpua


Chỉ có 1 ngày ở Kuala Lumpua thật sự không đủ để khám phá thành phố pha lẫn nét cổ kính và hiện đại này, chỉ cố gắng tham quan những nơi nổi bật nhất, xem như là đã đánh dấu nơi đây...

Kuala%20Lumpua.png
 
Chợ trung tâm

Được xây dựng từ năm 1928, trải qua gần 100 năm lịch sử, khu chợ được cải tạo nhiều lần, ban đầu chỉ là nơi buôn bán những mặt hàng tươi sống phục vụ cuộc sống hàng ngày. Từ năm 1980, Central Market chính thức trở thành khu chợ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, đồ cổ dành cho khách du lịch, gần giống như chợ Bến Thành ở Hồ Chí Minh.

Nguồn: ngoisao.net

DSC_0246.jpg
 
“Rớt nước miếng” với món xoài lắc muốn ăn phải xếp hàng gây náo loạn dân Sài Gòn
12h trưa, chúng tôi đến con hẻm nhỏ trên đường Đặng Văn Ngữ (bên cạnh bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, quận Phú Nhuận, TP. HCM) để tìm hiểu về anh cùng món xoài lắc thú vị này, thì rất bất ngờ khi có nhiều người đi xe máy đứng chờ tại đây dù anh chưa đến.
rong lúc chờ đợi, những người "trợ lý" của ông chủ đặc biệt cũng liên tục nhận được cuộc gọi từ khách đặt hàng qua điện thoại. "Alo! Xoài lắc tụi em chỉ đúng 1h chiều mới bán, bây giờ chị tới lấy số thứ tự giúp em nhé".

Chàng thanh niên dáng vẻ hơi "ngổ ngáo" đầy bặm trợn vừa đẩy xe xoài lắc dừng lại thì nhiều người đã đổ xô lại bao vây. Tất cả 6 thành viên là những người thân, bạn bè của anh Hải đều chung tay mỗi người một việc làm xoài bán cho khách nhanh nhất có thể. Người gọt xoài, người thêm gia vị, người giao cho khách và lấy tiền, người đưa số thứ tự và trông xe giúp khách. Công đoạn chính là lắc xoài do anh Hải cùng một người em đảm nhận.

ysO1UZ.jpg


Mỗi ngày khoảng 25 – 30kg xoài được gọt vỏ sẵn trong ngày hôm đó để bán. Xoài được cho vào một cái lọ lớn rồi thêm gia vị gồm: muối và một ít mắm, sau đó xoay và lắc đều.

"Xoay trước rồi mới lắc đều để tất cả những tép xoài ở trong lọ được hòa quyện với muối. Muối và ít mắm hòa trộn với nhau cùng bám vào tép xoài chua chua ngọt ngọt sẽ đặc biệt và ngon hơn nhiều so với khi mình thưởng thức theo kiểu thông thường", anh Hải chia sẻ.

Theo anh Hải, khoảng hơn 1 năm trước ý tưởng chế biến xoài lắc khá độc đáo này ra đời một cách rất bất ngờ. Lúc đó, sau thời gian đi bán trái cây ngâm (bắt đầu bán từ năm 2012), một buổi trưa nằm ở nhà chẳng biết làm gì nên anh lấy xoài trong tủ lạnh bỏ vào hộp, cho nhiều gia vị, lắc đều, sau đó anh ăn thử.

Anh Hải râu nhớ lại: "Nhận thấy lấy dùng tép xoài chấm muối ăn thì mùi vị sẽ không đều cho lắm. Thế là tôi lấy xoài cắt nhỏ cho vào các lọ gia vị rồi lắc đều ăn thử thì thấy rất ngon. Mang cho mọi người ăn thử cũng thấy ngon. Sau đó mới quyết định bán xoài lắc đến hôm nay luôn".

Ban đầu bán xoài lắc thì có rất ít khách quan tâm, dần về sau cảm nhận được hương vị đặc biệt khi được chế biến theo kiểu độc đáo này nên nhiều người càng "ghiền" hơn. Cũng bởi vì thế, trong thời gian gần đây xe xoài lắc của anh đi tới đâu cũng bán hết nhanh chóng trong vòng chưa đến 1 tiếng đồng hồ.

Vì khách ngày càng đông, nên anh mới quyết định làm số thứ tự phát cho khách để tất cả mọi người được công bằng hơn khi đến trước hoặc đến sau.

"Mỗi người mua ít nhất cũng 2 ly, nhiều nhất cũng 5 – 6 ly xoài. Có hôm tôi đến rồi về tay không vì đã hết xoài. Hương vị xoài lắc đúng là có sự khác biệt lớn với xoài chấm muối thông thường. Tôi không thể diễn tả được, nếu bạn ăn thử sẽ cảm nhận nó ngon như thế nào thôi", bạn Hà Nam (quận Bình Thạnh) chia sẻ về món xoài lắc đang làm "điên đảo" giới trẻ van chuyen hang hoa di Sai Gon.

Hiện tại mỗi một ly xoài lắc sẽ có giá 20.000 đồng. Ngoài ra để khách không về tay không, anh Hải còn bán thêm món cóc lắc và cũng có giá tương đương như xoài lắc. Anh dự định trong thời gian tới sẽ tìm mặt bằng để bán hàng, cho khách mua thuận lợi hơn.

Nguồn: Diadiemanuong.com
 
Nhà thờ hồi giáo Jamek

Nhà thờ Hồi giáo Jamek (Masjid Jamek) nằm ở hợp lưu của hai dòng sông chính của Kuala Lumpur, Sungai Klang và Sungai Gombak. Đây là nhà thờ Hồi giáo cổ nhất của thành phố, được xây dựng vào đầu những năm 1900 và chính thức được Quốc vương Selangor khai trương vào năm 1909. Thiết kế của tòa nhà lấy cảm hứng từ kiến trúc Mughal của Bắc Ấn Độ. Nhà thờ Hồi giáo này là nơi thờ cúng chính của thành phố cho đến khi Thánh đường Hồi giáo Quốc gia mở cửa vào năm 1965. Ngày nay, với các cây cọ xung quanh và vị trí ven sông, quần thể Nhà thờ Hồi giáo Jamek hiện ra như một ốc đảo thanh bình và yên tĩnh trong khu vực trung tâm thành phố đông đúc. Ngoại trừ vào thứ Sáu, khi người Hồi giáo đến cầu nguyện và tập trung tại khu vực này.

Nguồn: expedia.com.vn

1K.jpg
 
Nhà hát Panggung Bandaraya

Được xây dựng từ năm 1896 và hoàn thành vào năm 1904. Là 1 trong những điểm nhấn cổ kính giữa những tòa nhà chọc trời ở Kuala Lumpua. Được xây dựng bởi kiến trúc sư Arthur Benison Hubback, người cũng là trách nhiệm thiết kế ga Kuala Lumpur Railway, nhà thờ Hồi giáo Jamek và các cấu trúc thuộc địa khác trên khắp thung lũng Klang. Kiến trúc Panggung Bandaraya là sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính của nghệ thuật Hồi giáo và nét hiện đại của kiến trúc Âu Châu. Năm 1992, một đám cháy lớn đã phá hủy toàn bộ nội thất của nhà hát nhưng nó nhanh chóng được tu sửa và nâng cấp để có diện mạo như ngày nay.

Nguồn: wikipedia

DSC_0167.jpg


DSC_0172.jpg
 
Quảng trường Merdeka

"Merdeka" trong tiếng Malaysia nghĩa là "độc lập", Quảng trường Merdeka trước đây nằm ở trung tâm của Malaysia thuộc địa. Bao quanh là các tòa nhà hành chính cổ và trước đây là sân cricket của Câu lạc bộ Hoàng gia Selangor. Chính tại đây, vào năm 1957, quốc kỳ Anh đã được hạ xuống và Quốc kỳ Malaysia lần đầu tiên được tung bay, đánh dấu nền độc lập của quốc gia từ tay Vương quốc Anh. Ngày nay, quảng trường là nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Độc lập hàng năm của quốc gia, các chương trình hòa nhạc và các sự kiện lớn khác.

Nguồn: expedia.com.vn

DSC_0173.jpg


DSC_0174.jpg


DSC_0180.jpg
 
Last edited:
Kuala lumpur city gallery

Bên cạnh quảng trường Merdeka là bảo tàng Kuala lumpur city gallery, nơi đây trưng bày bộ ảnh về quá trình phát triển của Kuala Lumpua. Ngoài ra còn có 1 khu vực riêng để trình chiếu về Kuala Lumpua thời hiện đại. Vé tham quan bảo tàng là 5 Ringgit. Điểm thú vị ở đây là sau khi tham quan bảo tàng bạn có thể dùng vé vào cửa để đổi lấy 1 món đồ uống có giá trị tương đương 5 Ringgit tại khu vực phục vụ ăn uống của bảo tàng.


Lịch sử phát triển của Kuala Lumpua
DSC_0186.jpg


DSC_0189A.jpg



Kuala Lumpua năm 1971
DSC_0189.jpg



Khu phố China town
DSC_0185.jpg



Khu vực trình chiếu Kuala Lumpua thời hiện đại
DSC_0196A.jpg



Khu mua sắm và ăn uống
DSC_0196B.jpg
 
Ở 1 góc của bảo tàng là 1 căn phòng nhỏ thiết kế theo kiến trúc truyền thống Trung Hoa, đâu đó trên những bức tường vang lên điệu nhạc mừng năm mới. Hôm nay là 28 tết, ở quê nhà chắc đang tất bật lắm đây

DSC_0190.jpg


DSC_0195.jpg
 
Sau khi tham quan chán chê khu vực quảng trường thì tìm đến ga Masjid Jamek để bắt tàu điện đi ga KLCC, tham quan tòa tháp đôi Petronas. Vé đi là 1.9 Ringgit / 1 người


Hướng dẫn đi tàu điện MRT

1. Chọn ga đến
2. Xem bản đồ để biết ga đi gần nhất.
3. Mua vé tại ga đi. Vé được bán tại các máy bán vé tự động (nhìn tương tự như các cột ATM)
4. Dùng vé để vào cổng ga đi (vé là 1 dạng thẻ từ dùng để qua các cổng tự động)
5. Lên tàu và xuống ga đến
6. Dùng vé để ra khỏi cổng ga đến.

Sơ đồ tuyến tàu điện tại ga Masjid Jamek
DSC_0203.jpg



Máy bán vé tự động
DSC_0198.jpg



Vé đi MRT
DSC_0202.jpg



Khu vực chờ tàu ở ga đi
DSC_0204.jpg



Bên trong MRT
DSC_0205.jpg



Các bác có thể tham khảo thêm thông tin đi MRT tại đây: http://baynhe.vn/du-lich/malaysia/cach-xem-ban-do-tau-dien-o-kuala-lumpur
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,675
Bài viết
1,171,168
Members
192,352
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top