What's new

[Chia sẻ] #78 - Nhật ký Malaysia - Singapore - Indonesia

Mình viết bài chia sẻ này thứ nhất là để cảm ơn những người đi trước đã chia sẻ kinh nghiệm, thứ 2 là để lại thông tin cho những người đi sau. Hi vọng sau mỗi chuyến đi mọi người cùng chia sẻ thông tin nhiều hơn để cộng đồng du lịch Việt có thể dễ dàng chạm tay vào thế giới.


Giấc mơ Indo

Mình biết đến Indo từ những dòng tâm sự của John Perkins trong tự truyện "Lời thú tội của 1 sát thủ kinh tế". 1 đất nước với nhiều biến động, nhiều thăng trầm lịch sử. 1 người anh em có nhiều điểm tương đồng rất giống với Việt Nam. Đi, để cảm nhận đất nước, con người. Tạm biệt Việt Nam...

--------
Lộ trình: Hồ Chí Minh – Kuala Lumpua – Singapore – Jakarta – Yogyakarta – Probolinggo – Bali
Tổng thời gian: 13 ngày
Tổng chi phí: 12.8 triệu VND / 1 người

12696986_1175315902486549_2131658021895953067_o.jpg
 
Last edited:
Người Mã Lai

Người Mã Lai là 1 bộ phận của Người Nam Đảo (hay người Austronesia), phân bố chủ yếu ở bán đảo Mã Lai và 1 số khu vực lân cận như: Đông Sumatra, Nam Thái Lan, Nam Myanma, Brunei,... Tuyệt đại đa số những người Mã Lai hiện nay là tín đồ của dòng Hồi Giáo Sunni, và các lễ hội quan trọng nhất của người Mã Lai đều có nguồn gốc Hồi giáo, như lễ Tế Sinh Id-ul-Zuha, lễ Năm Mới Hijri,...

DSC_0021a.jpg

Mấy nhóc dễ thương wa' ^^
 
Xe bus từ Putrajaya về Kuala Lumpua mất hơn 1 tiếng. Dọc đường được dịp nhìn nhiều góc khác của Malay, nhìn chung là màu xanh chiếm đa số, mặt tiền đường cũng không có nhiều nhà cửa lộn xộn như ở Việt Nam. Xe đến Kuala Lumpua lúc 7 giờ tối, bầu trời vẫn sáng như mới 5 giờ ở quê ta

0.jpg
 
Bạn đi xe số mấy về KL vậy, xe về Kl trạm nào ?

Cám ơn

Mình đi xe No.115, xe về trạm KL Sentral, xe thả khách ở ngoài đường chứ không vào trong bến.

Ở ga Putrajaya bác hỏi thăm người dân để biết chỗ lên xe bus, vì bên đó xe không đậu thành 1 hàng như ở bên mình mà phân thành từng khu vực, mình đứng xếp hàng ở khu vực xe bus về Kuala Lumpua, đến giờ xe sẽ chạy đến tận nơi để mình lên xe. Không cần mua vé trước, lên xe đưa tiền cho tài xế để lấy vé
 
Vốn ỷ y nên cũng không đầu tư cái sim 3g để có GPS, chỉ dùng bản đồ offline và ngó quanh định hướng. Từ KL Sentral mình tìm đường về khu Chinatown, vì trước khi đi đã book phòng nghĩ ở khu vực này.


Nghỉ đêm ở Kuala Lumpua

Nói thêm về việc nghỉ ngơi ở Kuala Lumpua. Thông thường có 2 khu vực được du khách ưu tiên lựa chọn: Chinatown và Bukit Bingtang. Chinatown là phố người Hoa, chi phí rẻ, gần các điểm tham quan chính của Kuala Lumpua, thích hợp cho du khách muốn tiết kiệm chi phí. Bukit Bingtang là phố mua sắm và ẩm thực, phù hợp cho các tín đồ chịu tiêu tiền.

Kuala%20Lumpua.png
 
Người Hoa ở Kuala Lumpua

Có 1 điều dễ nhận thấy ở người Hoa là dù di cư đến bất cứ quốc gia nào thì họ cũng đều chọn những khu chợ làm nơi lập nghiệp, như người xưa vẫn nói "phi thương bất phú".

Người Hoa ở Kuala Lumpua ban đầu phát triển nhờ nghề khai thác mỏ, những mỏ Thiếc ở vùng hợp lưu sông Gombak và sông Klang giúp vùng này phát triển từ 1 khu vực nông thôn thành 1 thị trấn biên thùy. Sự phát triển của các mỏ thiếc hình thành nên các "nghiệp đoàn", và các nghiệp đoàn này thường xuyên thanh toán lẫn nhau để giành quyền kiểm soát các khu mỏ, dẫn đến yêu cầu cấp thiết là phải bầu ra 1 thủ lĩnh để bình thiên hạ, người đó được gọi là Kapitan.

Sự thống trị của người Hoa dẫn đến những bất mãn trong cộng đồng người Mã Lai, và kết quả là dẫn đến cuộc bạo loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969, đây là cuộc bạo loạn sắc tộc tồi tệ nhất trong lịch sử Malaysia diễn ra tại Kuala Lumpur. Cụm từ Sự kiện 13 tháng 5 được dùng để nói đến sự cố bạo lực giữa các thành viên của cộng đồng người Mã Lai và người Hoa. Bạo lực là kết quả của việc người Mã Lai tại Malaysia bất mãn với địa vị xã hội-chính trị của họ. Bạo loạn khiến 196 người thiệt mạng, và dẫn đến các thay đổi lớn trong chính sách kinh tế quốc gia nhằm thúc đẩy và ưu tiên người Mã Lai trong lĩnh vực phát triển kinh tế.

Ngày nay người Hoa ở Kuala Lumpua chủ yếu định cư quanh trung tâm thương mại Quảng trường Thị trưởng, phía đông sông Klang, và hướng về phố Trung Hoa.

Nguồn: Wikipedia

1d1.jpg
 
Ngủ Dorm

Bên cạnh ngủ nhờ, ngủ bụi, thì ngủ Dorm là 1 trong những hình thức tiết kiệm nhất khi đi du lịch. Chỉ cần 1 chỗ để ngã lưng, 1 nơi để tắm thì với chi phí vài chục nghìn có thể dễ dàng tìm được 1 góc nhỏ trong Dorm. Bất kể quốc tịch, bất kể tôn giáo, chỉ qui về những người du lịch bụi. Cùng kết bạn và kể cho nhau nghe về những câu chuyện 4 phương, để thấy rằng, cuộc đời thật lớn...

1i.jpg


1f.jpg



Mình ngủ Dorm tại Le Village, số 47 Petaling Street (đi dọc theo phố Petaling, đến ngã 4 thì nhìn lên cao tìm bảng Le Village), chi phí 1 đêm hết 63.000 VND, mình book trước trên Agoda.

Đánh giá: giá rẻ. Anh chủ thân thiện, nhiệt tình. Wifi ở các tầng trên cao hơi yếu, vào phòng là xem như thua. Phòng tắm và vệ sinh sạch sẽ. Phòng ngủ hơi ẩm thấp. Sân thượng có ban công rộng và bếp ga để sẵn, tha hồ pha mì và nhâm nhi ly cafe nóng.


Anh chủ nhà
1j.jpg



Nhà bếp trên sân thượng
1g.jpg



Khu vực bancon
1h.jpg
 
Last edited:
Kết thúc ngày đầu tiên bằng 1 tô hủ tiếu mì bò viên ở khu phố Chinatown, giá không rẻ mà cũng chẳng được ngon. 8 Ringgit 1 tô be bé. Ngủ thôi, ngày mai còn cả chặng đường dài...

1D2.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,144
Bài viết
1,173,968
Members
191,971
Latest member
anhthwu
Back
Top